Bài viết của Ngô Tư Tĩnh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 3-8-2016] Ngày 13 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công ở Đức đã tổ chức mít-tinh tại Potsdamer Platz, trung tâm Berlin để nâng cao nhận thức cho công chúng về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Ba học viên đã thuật lại những bức hại mà họ đã trải qua khi bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Cơ thể hốc hác và đôi tay tàn tật

Bà Từ Huệ, học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ ba lần vì tu luyện Pháp Luân Công, sau đó bị giam giữ ở hơn 10 nơi khác nhau trong đó có Trại Lao động Mã Tam Gia khét tiếng. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn tàn bạo trong trại lao động này.

“Tôi bị tát vào mặt, bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị bức thực, bị ép buộc uống thuốc, bị còng tay hoặc treo người lên trong thời gian dài. Và tôi còn bị cấm ngủ hàng ngày,” bà kể lại.

2016-8-2-212642-0--ss.jpg

Hai bàn tay của bà Từ Huệ bị tàn tật vì tra tấn. Tay phải của bà không thể nắm lại được

Sau khi bị còng chặt tay vào một đường ống dẫn nhiệt trong ba ngày liên tiếp, đôi tay bà đã bị tàn phế. Bởi vì bị teo cơ và mất cảm giác ở bàn tay nên bà đã không thể nắm tay phải lại được. Bức thực tàn bạo cũng khiến bà bị gẫy ba chiếc răng.

Sự tra tấn và điều kiện sinh hoạt, làm việc thiếu thốn đã khiến bà Từ Huệ, gần 60 tuổi, trở nên tiều tụy. Cân nặng của bà giảm xuống còn 40 kg.

Cấm ngủ 15 ngày liên tiếp

Bà Lý Quân, cũng là người tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ bốn lần kể từ khi cuộc bức hại khai màn năm 1999. Bà cũng bị giam giữ hai lần trong Trại Lao động Mã Tam Gia.

Bà nói: “Tôi bị đưa đến Trại Lao động Đại Liên vào tháng 8 năm 2003 và bị giam giữ ở đó trong hai năm.” Bà bị bắt phải đứng trong thời gian dài, có lần bị biệt giam 15 ngày liên tiếp.

Bà Lý nhớ lại: “Tôi phải đứng trong một cũi sắt 24 giờ một ngày”. Ngoài ra lính canh còn hạn chế bà đi vệ sinh. Họ cũng lệnh cho tù nhân theo dõi bà suốt ngày và đánh đập bà tàn bạo bất cứ khi nào bà nhắm mắt. Kết quả là chân của bà bị sưng nghiêm trọng, mặt bà bị bầm tím nặng, và bà gần như bất tỉnh.

Bà Lý thường bị còng tay treo lên ống dẫn nhiệt và chân thì không chạm đất. Cùm tay cứa vào da thịt khiến cổ tay bà rỉ máu, gây đau đớn kinh khiếp.

Hơn 30 loại tra tấn

Ông Quách Cư Phong, một người dân của thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giữ bốn lần ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. “Sau lần bắt giữ cuối cùng, tôi bị giam giữ trong ba trại lao động, hết trại này rồi đến trại khác, ở những nơi đó tôi nếm trải hơn 30 loại hình tra tấn cả về thể chất lẫn tinh thần.” Có lần ông bị sốc điện bằng dùi cui điện trong năm giờ đồng hồ, đến mức mà ông có thể ngửi thấy mùi khét của da thịt bị đốt cháy.

Ngoài ra, ông Quách còn hai lần bị biệt giam với tổng số hơn 40 ngày. Phòng biệt giam rất nhỏ. Mỗi ngày ông chỉ được ăn hai bữa, mỗi bữa chỉ vỏn vẹn có một mẩu bánh ngô. Bởi bánh ngô nguội lạnh và khô nên rất khó nuốt. Tuy nhiên, họ không cung cấp nước cho ông. Ông đã phải uống nước trong nhà vệ sinh khi khát.

“Trong những năm đó, hơn 20 học viên Pháp Luân Công mà tôi biết đã bị tra tấn đến chết trong khi bị giam giữ,” ông Quách nói.

Khi ông Quách đến Đức trong chuyến công tác vào tháng 1 năm 2008, một chiến dịch đàn áp khác ở Trung Quốc bắt đầu diễn ra trước thềm thế vận hội Olympics ở Bắc Kinh. Vì thế ông đã ở lại Đức kể từ đó.

Sự ủng hộ của công chúng

Ông Klaus Linke và bà Elke Heitz, từng sống ở Tây Berlin trong thời Chiến tranh lạnh, nói rằng họ không lạ gì với sự khủng bố của cộng sản. Sau khi biết đến nạn cưỡng bức mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc, ông Linke nói rằng trước kia ông đã từng đọc thông tin về sự việc này, nhưng tình huống thực tế còn tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì ông hình dung.

2016-8-2-212642-2--ss.jpg

Ông Klaus Linke (bên phải) và Elke Heitz (bên trái) rất sốc khi biết đến cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc

Bốn thành viên trong gia đình Heins đã thảo luận về cuộc bức hại trong thời gian dài sau khi họ nói chuyện với một học viên. Annett Hein nói: “Thực sự tôi rất thích thiền định, thật đẹp mắt và tường hòa.”

“Còn cuộc đàn áp khiến chúng tôi kinh hãi,“ ông nói tiếp. “Cưỡng bức mổ cướp tạng thật là điên rồ.”

2016-8-2-212642-3--ss.jpg

Gia đình ông bà Alexandra Sekolska (thứ hai từ phải sang) và Wogtek Diotrowicz (đầu tiên bên phải) quan ngại về cuộc bức hại ở Trung Quốc

Bà Alexandra Sekolska và ông Wogtek Diotrowicz là những du khách đến từ Ba Lan. Họ đã đọc thông tin về cuộc bức hại trên báo cách đây vài năm.

“Trung Quốc là một đất nước tươi đẹp, nhưng người dân ở đó không có tự do,” ông Diotrowicz nhận định.

“Người Ba Lan chúng tôi đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và thật đáng buồn khi thấy người dân Trung Quốc vẫn phải chịu đựng nó,” bà Sekolska nói. Bà hy vọng tình huống ở Trung Quốc sẽ sớm chuyển biến.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/8/3/332366.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/4/158106.html

Đăng ngày 11-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share