[MINH HUỆ 20-7-2016] Cuối tuần trước, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới đã tổ chức các hoạt động lên án cuộc bức hại kéo dài suốt 17 năm qua tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Dưới đây là các hoạt động tại San Francisco và Chicago.

San Francisco

Các học viên ở San Francisco đã tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm ngay trước Lãnh sự quán Trung Quốc.

0fb3f864f1e0d410fa24a6fec49c4745.jpg

e37fcd7f7b390a3c7b4dcab515d6641b.jpg

Tấm bảng ghi dòng chữ: “Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua bản nghị quyết 343, yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng sống do nhà nước hậu thuẫn, lấy nguồn từ các học viên Pháp Luân Công“.

fa3622308a4b9c3100a69957f89595c4.jpg

c89d0656bf3ecd7a61cbcb6d45504b08.jpg

f0612ae0da3ca4609c1e2de9f61845d0.jpg

0bba596e00deb33c98a7a0d23425d74f.jpg

324647efa3982305a2599b8e8e20fbdd.jpg

Trò chuyện cho công chúng biết sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

Tại buổi thắp nến tưởng niệm, một số học viên đã chia sẻ những bức hại và tra tấn mà bản thân phải chịu đựng ở Trung Quốc.

Ông Vương Liên Tô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc hồi năm ngoái. Ông đã bị giam tù hai lần. Cảnh sát đã lột quần áo của ông và sử dụng bảy chiếc khóa và các khung thép để cùm ông lại. Họ đã đổ nước lạnh lên người ông và sốc dùi cui điện vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể ông.

Chị của ông Vương đã bị tra tấn đến chết chỉ vì đức tin của mình. “Hơn mười học viên bị giam cùng tôi đã bị chết vì bị tra tấn dã man”, ông nói.

6acddc77b6edc0c9c91c15528aa421a0.jpg

Ông Vương đã bị tù giam tổng cộng mất 10 năm. Ông kêu gọi cộng đồng giúp đỡ đưa những kẻ sát nhân – thủ phạm của cuộc bức hại ra công lý.

Chicago

Các học viên ở Chicago đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm phơi bày cuộc bức hại và tội ác thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Nhiều khách bộ hành đã thể hiện sự ủng hộ cuộc phản kháng ôn hòa của các học viên, và đã cảm ơn vì những lỗ lực của họ.

Tại buổi mít-tinh, một số học viên đã hồi tưởng lại ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngày Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại.

Ông Hoàng Khuê, từng là nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Thanh Hoa, cho biết, “Ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi nghe nói rất nhiều học viên trên khắp Trung Quốc đã bị bắt giữ, vì vậy ngày hôm sau tôi cùng các bạn mình đến văn phòng kháng cáo của chính phủ để yêu cầu thả họ ra. Tuy nhiên, khi đến văn phòng kháng cáo, rất nhiều cảnh sát đã đứng sẵn ở đó chờ chúng tôi. Tất cả chúng tôi đã bị bắt giữ, họ đã đưa chúng tôi đến một sân vận động ở một vùng ngoại ô của Bắc Kinh, tại đó tôi đã chứng kiến cảnh sát đánh đập các học viên nam. Một người bạn của tôi, cũng là một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Thanh Hoa đã bị chảy máu.”

Bà Trương Hiểu Phong đến từ Thành Đô đã kể lại một câu chuyện tương tự ở một thành phố khác. “Tại Thành Đô, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã đến văn phòng chính quyền tỉnh để kháng nghị vào ngày 21 tháng 7 năm 1999. Tuy nhiên, các cảnh sát vũ trang cũng đứng chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tất cả chúng tôi đã bị bắt,” Bà nói. Tại thời điểm đó, bà Trương đang là giảng viên tại một trường cao đẳng ở Thành Đô.

453e010b70fb9118e1620a6f1274fd1e.jpg

363a342a5490940522129099b927d77c.jpg

Lisa, một học viên Pháp Luân Công, đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/20/331647.html

Bài viết liên quan tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/20/331648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/21/157913.html

Đăng ngày 27-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share