Bài viết của học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 19-7-2016] ngày 17 tháng 7 năm 2016, hơn 200 học viên Pháp Luân Công tổ chức mít-tinh tại Santa Monica, California đánh dấu 17 năm phản bức hại. Santa Monica là một điểm du lịch nổi tiếng ở phía tây Los Angeles.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Lãnh đạo ĐCSTQ, bấy giờ là Giang Trạch Dân, đã ra lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội với sự hậu thuẫn của nhà nước. Cuộc bức hại kéo dài 17 năm qua đã gây ra cái chết của nhiều học viên và vô số người đã bị cầm tù. Đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc này, học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới tổ chức kháng nghị ôn hòa kêu gọi lập tức chấm dứt bức hại.

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-01--ss.jpg

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-02--ss.jpg

Các học viên giương biểu ngữ dọc theo bãi biển Santa Monica để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-03--ss.jpg

Mít-tinh ở Santa Monica

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-04--ss.jpg

Tái hiện cảnh mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-05--ss.jpg

Du khách xem các tấm áp phích

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-06--ss.jpg

Một học viên nói với mọi người về tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-07--ss.jpg

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-08--ss.jpg

Du khách ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác thu hoạch tạng sống

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-12--ss.jpg

Giáo sư Ngô Anh Niên, người phát ngôn của Pháp Luân Công

Giáo sư Ngô Anh Niên, người phát ngôn của Pháp Luân Công đã phát biểu tại lễ mít-tinh. Ông nói: “Nhờ nỗ lực bền bỉ của các học viên nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công mà ngày càng nhiều người đã ủng hộ chúng tôi.” Ông cũng đề cập đến việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 343 hối thúc ĐCSTQ chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch tạng sống từ học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác. Nghị viện Châu Âu cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự.

Y tá trưởng: Tôi đã phải trải qua các thủ tục chuẩn bị hiến tạng trong khi bị cầm tù

Năm 2001, bà Cao, một y tá trưởng ởTrung Quốc, bị bắt giữ lần thứ tư và bị giam vào Trại giam Thành phố Đại Liên. Bà suýt chút nữa đã bị ĐCSTQ mổ cướp tạng. Bà kể lại: “Tôi bị ép lấy mẫu máu và chụp X-quang. Tôi đã trải qua thủ tục hiến tạng và suýt bị mổ lấy tạng. Nhưng tôi đã thoát được vì lúc đó tôi bị suy tạng.”

Khi bị bắt giữ, bà không nói tên và nơi làm việc nên đã bị nhắm làm đối tượng cưỡng bức mổ cướp tạng.

Giám đốc Quỹ Lương tri: Hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc chính là chứng cứ của nạn thu hoạch tạng

Giám đốc Trần Sư Chúng của Quỹ Lương tri nói: “Nước nào cũng phải có danh sách chờ ghép tạng. Ví như tại Mỹ, thời gian chờ tìm được tạng có thể là vài năm, nhưng ở Trung Quốc, họ chỉ cần có hai tuần. Không hề có cơ sở dữ liệu bệnh nhân, nhưng lại có dữ liệu người hiến tạng. Hàng vạn học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị cưỡng chế xét nghiệm máu.”

Ông chỉ ra rằng: “Cở sở dữ liệu tạng là để làm gì? Chính là để phục vụ việc tìm tạng phù hợp khi bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép tạng. Tù nhân lương tâm nào có tạng phù hợp liền bị giết. Đây chính là giết người lấy tạng theo nhu cầu.”

Ủng hộ Pháp Luân Công

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-13--ss.jpg

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Trung Quốc, ông Lưu Nhân Toàn, phát biểu tại lễ mít-tinh

Ông Lưu Nhân Toàn, Lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ Trung Quốc, và bà Jan Eastgate, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Công dân phát biểu tại lễ mít-tinh.

Ông Lưu nói rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác phản nhân loại. Toàn thể thế giới đều cần phải chung tay điều tra tội ác của ĐCSTQ.

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-14--ss.jpg

Chủ tịch Jan Eastgate của Ủy ban Nhân quyền Công dân phát biểu tại lễ mít-tinh

Chủ tịch Jan Eastgate của Ủy ban Nhân quyền Công dân phát biểu tại lễ mít-tinh rằng ở Liên Xô cũ và Đức Quốc Xã trước đây, vô số người bất đồng chính kiến và dân tộc thiểu số bị tra tấn trong các trại tâm thần mà không hề có quy định pháp lý. Họ bị sốc điện bằng dùi cui điện hoặc thân thể bị dùng làm thí nghiệm. Hiện tại những hình thức tra tấn này đang được áp dụng với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ủy ban Nhân quyền Công dân luôn dõi theo hành vi này của ĐCSTQ và lưu ghi cuộc bức hại Pháp Luân Công thành hồ sơ của Ủy ban.

Bà nói: “Năm 2000, Hiệp hội Tâm thần Đức đã thừa nhận những tội ác này trong Chiến tranh Thế giới II. Trung Quốc cũng nên thừa nhận những tội ác mà họ đã phạm phải và cần có hành động để chấm dứt nó.”

2016-7-19-minghui-losangeles-rally-15--ss.jpg

Ông Mario Velasquez-Rivera nói rằng ông cảm kích trước nỗ lực của học viên Pháp Luân Công để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Ông Mario Velasquez-Rivera, một du khách, đã dùng điện thoại ghi hình lại lễ mít-tinh. Ông nói: “Tôi rất cảm kích các học viên Pháp Luân Công vì họ đã tổ chức sự kiện lớn đến vậy để giúp mọi người biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Ông Mario là người gốc Guatemala nhập cư đến Mỹ. Hồi còn ở Guatemala, cậu con trai bốn tuổi của ông suýt chút nữa bị côn đồ bắt cóc. Những người này nói thẳng với ông rằng họ muốn bắt cóc con trai ông để lấy tạng. Khi được biết về nạn mổ cướp tạng sống do nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc, ông hết sức bàng hoàng và nói rằng phải chấm dứt nó.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/7/19/331612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/20/157901.html

Đăng ngày 23-7-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share