Bài viết của Thẩm Đông, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 20-7-2015] Vào ngày 18 tháng 7 năm 2015, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Phủ Tổng thống Đài Loan thuộc Đài Bắc để đánh dấu 16 năm kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, và cũng là để ủng hộ làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân đang dâng cao gần đây.

d41ae3c97aafdeae6acd6817aa925616.jpg

Biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống Đài Loan vào ngày 18 tháng 7.

Biểu ngữ với dòng chữ: “Ủng hộ hàng chục nghìn vụ kiện Giang Trạch Dân vì đã đàn áp Pháp Luân Công”.

f154423cd17689c4a099dff7f7a0bc66.jpg

Bà Trương Cẩm Hoa

Bà Trương Cẩm Hoa, điều phối viên của Hiệp hội Pháp Luân Công Đài Loan cho biết: “Trong lịch sử, chúng ta đã nhiều lần chứng kiến những cuộc chiến chính – tà. Nhưng cuối cùng, chính luôn thắng tà.” Bà kêu gọi nhiều người hơn nữa hãy ủng hộ làn sóng chính nghĩa này và ủng hộ tự do tín ngưỡng.

Ông Chung Đỉnh Bang: 54 ngày trong Trại tạm giam ở Trung Quốc

e17a588cc6c99d715eafe8f38cee70bc.jpg

Ông Chung Đỉnh Bang

Ông Chung Đỉnh Bang, nhà sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của một công ty IT, đã đệ đơn kiện hình sự họ Giang.

Ông Chung cho biết: “Cách đây ba năm, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã giam giữ tôi trong 54 ngày vì tôi đã lên kế hoạch chèn sóng truyền hình để nói với công chúng sự thật về Pháp Luân Công. Thực tế thì trong 16 năm qua, chính quyền đã vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công và người dân không thể tiếp cận sự thật. Những thứ mà họ nghe và xem đều là những tuyên truyền thù hận của truyền thông do nhà nước kiểm soát”.

Trong thời gian ông Chung bị giam giữ, mặc dù các quan chức Trung Quốc yêu cầu ông cung cấp thông tin, nhưng ông đã từ chối. Cùng lúc đó, nỗ lực giải cứu ông cũng bắt đầu ở Đài Loan. Hơn 200.000 chữ ký đã được thu thập kêu gọi trả tự do cho ông.

“Tôi đã được trả tự do” ông Chung cho biết, “vì có quá nhiều người biểu thị sự ủng hộ của họ. Nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa bước ra để chấm dứt cuộc đàn áp tàn ác này và ủng hộ cho tự do tín ngưỡng.“

Ông Chu Kha Minh: Bị tù năm năm vì đệ đơn kiện họ Giang

629f6dc29a30706a05cf76e97f203c74.jpg

Ông Chu Kha Minh đã bị giam giữ năm năm ở Bắc Kinh vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vào năm 2000.

Học viên người Hồng Kông, ông Chu Kha Minh, đã đệ đơn kiện họ Giang vào năm 2000 khi còn ở Bắc Kinh .

“Vì việc này,” ông nói: “Tôi đã bị kết án tù 5 năm. Tôi đã bị đánh đập tàn bạo và phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau.”

Lúc còn ở tù, ông đã cố gắng kiện Giang sáu lần, nhưng đều không thành công. Sau khi được trả tự do, ông đã đến Hồng Kông vào năm 2007 và tiếp tục nỗ lực kiện Giang ra tòa.

Ông nói: “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang và Đảng Cộng sản đã có một tác động lớn và tiêu cực đến Trung Quốc và vị thế của quốc gia này trong cộng đồng quốc tế”.

Ông Chu nói rằng những vi phạm nhân quyền đối với các học viên đã phá vỡ hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Đồng thời, khi Giang buộc các hãng thông tấn phải giữ im lặng về vấn đề này, ông ta đang phá hoại các tiêu chuẩn đạo đức trên toàn thế giới.

Ông Chu cho biết: “Đó là lý do tại sao các vụ kiện họ Giang lại đóng vai trò rất quan trọng, vì những vụ kiện này giúp khôi phục lại ý thức đạo đức của xã hội”.

Luật sư nhân quyền Ngụy Thiên Phong hoan nghênh các vụ kiện Giang

16c86ecfb7200675bed5be0d0b55a44e.jpg

Luật sư nhân quyền Ngụy Thiên Phong

Ông Ngụy Thiên Phong, một luật sư nhân quyền, gửi lời cảm ơn tới những người đã đệ đơn kiện hình sự họ Giang.

Ông nói: “Việc này không hề dễ, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ làm được”.

Không chỉ lạm dụng quyền lực để bắt giữ các học viên, chế độ độc tài ở Trung Quốc còn giam giữ ít nhất 200 luật sư nhân quyền.

Ông Ngụy cho biết: “Những hành động này đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Nhân quyền, Hiến pháp của Trung Quốc và các điều luật khác”.

Ông ủng hộ các vụ kiện họ Giang và hy vọng rằng những học viên và những luật sư nhân quyền đang bị giam giữ sẽ sớm được trả tự do.

Cao Vi Bang: Gia tài bị chính quyền cộng sản tước đoạt

Ông Cao Vi Bang, một nhà đầu tư bị chính quyền Trung Quốc tước đoạt tài sản, cũng lên tiếng tại sự kiện.

Ông cho biết: “Hai sự kiện quan trọng đã xảy đến với tôi vào năm 1999”. “Đầu tiên, tài sản của tôi bị Đảng Cộng sản cướp đi, và thứ hai, tôi đã chứng kiến việc Đảng huy động các phương tiện truyền thông trên toàn quốc để bôi nhọ Pháp Luân Công, một nhóm tu luyện ôn hòa không liên can đến chính trị”.

Ông nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã duy trì quyền lực thông qua bạo lực và dối trá. Những vụ kiện hình sự họ Giang sẽ góp phần đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chế độ này, và giúp nhiều người tránh khỏi trở thành nạn nhân của nó.

Giáo sư Niếp Sâm: “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng”

Giáo sư Niếp Sâm, một trưởng khoa của Đại học Công giáo Mỹ quốc ở Washington, D.C, nói rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng.

Ông nói: “Cuộc đàn áp này đã và đang đi đến hồi kết”. “Chúng ta có thể thấy điều này qua việc 82.000 đơn kiện hình sự họ Giang đã được nộp chỉ trong vòng hai tháng. Chúng ta biết rằng thiện hữu thiện báo và ác hữu ác báo. Ngày mà Giang phải trả giá cho những tội ác của ông ta sẽ không còn xa nữa.”

Ông kêu gọi các công dân và các tổ chức Đài Loan không cúi đầu trước sức mạnh của Cộng sản Trung Quốc.

Ông nói: “Hãy nắm lấy cơ hội này và khôi phục đạo đức xã hội”. Tại thời điểm lịch sử quan trọng này, những nỗ lực của chúng ta sẽ giúp duy trì các giá trị truyền thống và tạo ra một tương lai tốt đẹp cho chính chúng ta và cho các thế hệ tương lai”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/20/312751.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/29/151793.html

Đăng ngày 14-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share