Bài viết của một học viên tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 26-10-2014] Vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp luôn là chủ đề chính trong các tài liệu giảng chân tướng của chúng ta. Dù bất kể câu chuyện nào được kể ra, thì chủ đề chính hướng tới vẫn nên là vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Trong những năm gần đây, các học viên làm tài liệu giảng chân tướng của Minh Huệ ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, sau một quá trình rà soát và biên tập kỹ lưỡng.
Cách thức này đã giúp giảm thiểu những sai sót không đáng có, bảo vệ hình ảnh tích cực của Đại Pháp và truyền bá các thông tin cơ bản về Đại Pháp. Tuy nhiên, gần đây tôi phát hiện ra một vài vấn đề với các tài liệu trong địa phương tôi. Người dân xuất hiện sự vô cảm với các ấn phẩm của chúng ta, khiến việc cứu độ họ trở nên khó khăn.
Nội dung các tài liệu [giảng chân tướng] của chúng ta [có thể] trực tiếp xác định được đối tượng độc giả và xem xem liệu [sau khi đọc tài liệu đó] quan niệm của người ta có thể được cải biến hay không.
Trong suốt hơn mười năm qua, từng người thiết kế đều tự mình cải thiện văn phong tiếp cận, từ việc thiết kế bố cục đến lựa chọn nội dung. Các học viên đã trở nên bám cứng vào những thói quen và quan niệm của họ. Điều đó đã gây trở ngại cho việc hướng đến một lớp các đối tượng đọc giả trước đây vẫn chưa nhận được thông điệp của chúng ta.
Tôi tin rằng quy trình, kiểu dạng, và tư duy thiết kế đã thiết lập của Minh Huệ theo một phương diện nào đó đang gây trở ngại cho các tài liệu giảng chân tướng. Chúng ta cũng cần tiếp tục cải biên các phương pháp tiếp cận của mình và đánh giá lại lý do tại sao một số người lại không nhận tài liệu của chúng ta.
Nếu ai đó đem so sánh các tài liệu giảng chân tướng của chúng ta với thuốc mà một bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân, thì thách thức của chúng ta sẽ trở nên rõ ràng. Trong những trường hợp thông thường, các bệnh nhân sẽ sẵn sàng nghe theo lời khuyên của bác sĩ và bất cứ đơn thuốc nào được kê ra, tuy nhiên, những “bệnh nhân” của chúng ta lại không biết rằng họ đang bị bệnh, vì vậy sẽ không dễ dàng gì mà họ có thể chấp nhận “thuốc” của chúng ta.
Nhiều đồng tu khi lý giải hai chữ “chính diện” trong “giảng chân tướng chính diện” lại chỉ hạn cuộc vào hai chữ chính diện mà không thấy được nội hàm sâu rộng của nó.
Chúng ta cần nhận ra rằng, các chúng sinh đều có các quan niệm, giá trị, và niềm tin do chính họ cấu thành. Chúng ta càng rao giảng những giá trị quan trong [cảnh giới] học viên, thì nhiều khả năng sẽ phát sinh xung đột về quan điểm. Mâu thuẫn như vậy rất bất lợi cho việc cứu người, và chúng ta nên chú trọng vào việc thức tỉnh bản tính tiên thiên bị chôn vùi của con người.
Cách thức truyền tải thông điệp của chúng ta có tác dụng then chốt đối với thành công của việc cứu người. Thách thức không nhỏ chính là làm sao giúp mọi người kết hợp các giá trị của chính họ với các giá trị của chúng ta. Bởi [khi giảng chân tướng], những trải nghiệm từ quá khứ cùng những quan niệm của người dân cũng có thể trở thành rào cản cho những nỗ lực của chúng ta.
Vậy chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Tôi nghĩ chúng ta cần phải xem xét các loại tài liệu giảng chân tướng khác nhau một cách khách quan.
Lấy tài liệu bằng hình ảnh là một ví dụ. Khi tôi đi phát tài liệu và nói chuyện với mọi người, đây là vài điểm tôi quan sát được:
1. Mọi người nghĩ rằng có rất ít người còn tu luyện Pháp Luân Công và hầu hết học viên đã mất hy vọng. Để đối đãi với loại ấn tượng này, chúng ta có thể cho họ xem các bức ảnh có sự tập trung đông đảo của các học viên, ví dụ như bức ảnh về buổi lễ diễu hành của các học viên ở San Francisco.
2. Khi người xem thấy được biểu hiện tường hòa, khung cảnh ấm áp, những nghi ngờ của họ sau khi bị ĐCSTQ tuyên truyền sai sự thật trong những năm qua sẽ tự nhiên tan biến đi. Đây là một cách giúp nêu bật lên phần tích cực trong thông điệp của chúng ta.
3. Nếu các bức ảnh của chúng ta có những địa điểm nổi tiếng, sẽ khiến người xem dễ nhận ra và tạo cho họ một cảm giác quen thuộc, từ đó nảy sinh thái độ tích cực với Đại Pháp.
4. Chúng ta nên cố gắng kết hợp các sự kiện điển hình, sự kiện tiêu điểm, thái độ quốc tế và các tin tức mới vào tài liệu của chúng ta, nó sẽ có sức mạnh khách quan, trung tính, chứ không chỉ dừng ở góc độ chủ quan của Pháp Luân Đại Pháp.
Trên đây chỉ là một vài đề xuất dựa trên thể ngộ hiện tại của cá nhân của tôi. Các đồng tu, xin hãy vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/26/299441.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/11/146804.html
Đăng ngày 27-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.