Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Brazil
[MINH HUỆ 20-10-2014] Lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn được tổ chức ở Trung tâm Văn Hóa Engenheiro Mario Pescarini Guerino ở Vinheo, Sao Paulo, vào ngày 07 tháng 10. Triển lãm này được chính quyền thành phố Vinhedo và Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Brazil đồng bảo trợ.
Không ngừng gây ảnh hưởng trên toàn thế giới
“Cần phải đưa buổi triển lãm này đến cho toàn thế giới, và cần để cho những ai có lương tri cũng như mong muốn bảo vệ hy vọng của nhân loại được xem triển lãm này, ít nhất cũng phải thức tỉnh trước những gì đang diễn ra ở Trung Quốc,“ ông Jaime Cruz – Thị trưởng của Vinhedo đã phát biểu tại lễ khai mạc.
Triển lãm khắc họa chi tiết đời sống tinh thần nội tâm và sâu xa hơn là thảm kịch về nhân quyền trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các bức họa sơn dầu và màu nước Trung Quốc đa phần là tác phẩm của các nghệ sỹ Trung Quốc đã mang đến một cái nhìn sâu sắc về môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp.
Wagner Pavarin, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch của Vinhedo, đã phát biểu trong buổi lễ khai mạc: “Là một nghệ sỹ, một nhà sử học, và là người phụ trách bảo tàng, tôi đã tham dự rất nhiều triển lãm, và tôi tin rằng một triễn làm sẽ là vô nghĩa nếu như nó không để lại ấn tượng gì trong lòng khán giả. Ngoài vẻ đẹp của mỗi tác phẩm được trưng bày ở đây, tôi tin rằng toàn bộ lịch sử và sự thật đằng sau mỗi tác phẩm cũng là điều vô cùng quan trọng, bởi vì nó tôn vinh giá trị cá nhân và giá trị nội tâm. Tôi tin rằng những ấn tượng mà các bạn có được sẽ không phai nhạt đi. Triển lãm kết thúc không có nghĩa là chấm dứt tại đây. Các bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều, mang nó về và vận dụng nó trong cuộc sống của các bạn.”
Thư ký Bộ Văn hóa Irene Lopes cũng phát biểu tại buổi triển lãm này, bà đã ca ngợi trình độ chuyên môn nghệ thuật cao của triển lãm. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh thông điệp mà bà ấn tượng nhất: “Đó là cảnh ngộ của những người chỉ muốn được làm người tốt.” Bà Lope hy vọng triển lãm này sẽ đến được với nhiều người hơn nữa.
Cristina, một giáo viên 64 tuổi đã đến tham quan triển lãm, bà nói: “Tôi rất bất bình khi biết rằng một tội ác như vậy [cuộc đàn áp] lại đang diễn ra trong thời đại này. Các tác phẩm nghệ thuật thật tuyệt vời và chúng đã truyền tải được những đau khổ mà họ [các học viên Pháp Luân Đại Pháp] đang phải chịu đựng. Tôi sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này và tìm cách giúp đỡ [họ].” Bà đã hỏi về địa điểm bà có thể học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.
Nhiều khách tham quan đã rất bất bình trước cuộc đàn áp này và họ đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Triển lãm dự kiến sẽ diễn ra ở Vinhedo từ ngày 29 tháng 09 đến ngày 24 tháng 10.
Cùng nhau hành động để chấm dứt nạn mổ cướp tạng
Một trong số các bức họa trong buổi triển lãm đã mô tả tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống một cách tàn bạo của chính quyền Cộng sản [Trung Quốc]. Đơn thỉnh nguyện được bảo trợ bởi Hiệp hội các Bác sỹ Chống mổ cướp tạng (DAFOH) có chữ ký của khách tham quan [triển lãm] sẽ được gửi đến Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để yêu cầu chấm dứt ngay lập tức tội ác tàn bạo này. Việc lên án tội ác được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc này đã lan rộng trên toàn thế giới, cả ở cấp cơ sở và cấp lãnh đạo.
Tại sao Pháp Luân Đại Pháp bị đàn áp ở Trung Quốc?
Nửa đầu những năm 1990, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ biến rộng rãi trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tu luyện tinh thần cổ xưa ở Trung Quốc này đã được ghi nhận là đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và tinh thần [của người dân]. Sự phổ biến rộng rãi của môn tu luyện, số lượng người theo tập luyện đã là gần 100 triệu người vào năm 1999 (nhiều hơn số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc), dường như đã khiến cho lãnh đạo của Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân lo sợ, nên ông ta đã tiến hành những biện pháp độc đoán để đàn áp môn tu luyện này. Điều này đã được Giang và Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy lên thành một cuộc đàn áp tàn bạo và chiến dịch tuyên truyền, cố gắng để “diệt tận gốc” Pháp Luân Đại Pháp. Theo website Minh Huệ Net, tính đến nay, đã có 3.795 học viên Pháp Luân Đại Pháp được xác nhận là đã bị chết bởi cuộc đàn áp này.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/20/146472.html
Đăng ngày 26-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.