Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Montreal, Canada
[MINH HUỆ 02-10-2014] “Tôi vô cùng xúc động,” Nathanaël Dagane – một sinh viên Đại học Concordia và Chủ tịch tổ chức Mô hình mô phỏng Liên Hợp quốc của trường đã chia sẻ. Anh đã biết đến cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công từ trước, nhưng theo lời anh, những bức tranh đã mang đến cho anh “tác động trực quan trực tiếp hơn“.
“Tôi đặc biệt ấn tượng trước những bức tranh hiện thực mà trực tiếp phản ánh cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). Chúng tác động mạnh mẽ đến nội tâm tôi,” anh nói.
Alexander Chaboud, một thành viên khác của tổ chức này, nói rằng các tác phẩm đã mang lại cho anh ấn tượng sâu sắc. “Đây chính là cách đưa văn hóa Trung Quốc và văn hóa tu luyện Pháp Luân Công tới công chúng.” Anh nhận xét về sự đa dạng của các tác phẩm, trài dài từ mô tả cuộc bức hại cho tới sự ôn hòa của môn tu luyện tâm linh này.
Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức tại Ateliers Lozeau, Montreal từ ngày 27 tháng 09 đến ngày 03 tháng 10 năm 2014.
Giáo sư Trương Côn Luân, nghệ sỹ Kathy Gillis và bà Diane Du Sablon – trợ lý đặc biệt cho Nghị viên Quốc hội (MP) Irwin Cotler, cùng nhiều người yêu nghệ thuật đã tham dự lễ khai mạc. Bà Du Sablon đã thay mặt Ngài Cotler đọc bức thư chúc mừng tới giáo sư Trương tại sự kiện này.
Giáo sư Trương Côn Luân cùng bà Diane Du Sablon, trợ lý đặc biệt của Nghị viên Quốc hội Irwin Cotler, khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn
Lễ khai mạc
Bà Kathleen Gillis giải thích về một bức tranh cho khán giả
Giáo sư Trương Côn Luân, nhà sáng lập triển lãm đã tham dự buổi khai mạc phòng tranh Montreal. Ông từng gọi Montreal là nhà của mình và đã giảng dạy bộ môn nghệ thuật tại Đại học McGill. Nghệ sỹ dày dặn và đồng thời cũng là một học viên Pháp Luân Công này đã trải nghiệm sự bức hại đầu tiên khi bị giam cầm tại Trung Quốc vì đức tin vào Pháp Luân Công của mình.
Tác phẩm nghệ thuật của ông mô tả những thống khổ ông đã trải qua khi ở trong tù, nhưng nó cũng lóe lên hy vọng và sự lạc quan đến từ niềm tin mãnh liệt rằng công lý sẽ chiến thắng.
Bà Pierrette Ménard đã gặp giáo sư Trương tại Đại học McGill. “Đây là một triển lãm mà tôi đánh giá rất cao, tôi nghĩ rằng cả nội dung và những bức tranh đều đạt tới đỉnh cao… Chúng khiến tôi vô cùng xúc động.”
Bà chia sẻ tiếp: “Tôi cảm nhận một mối liên kết sâu sắc với các tác phẩm, đặc biệt những bức tranh mô tả về cuộc bức hại. Những người có đức tin thực sự hết sức phi thường.”
Bà Đoàn Thị Hồng Thịnh, một nhà kinh tế học đến từ Việt Nam đã tới Montreal cách đây một tháng. Bà chia sẻ cảm nhận của mình về những bức tranh trưng bày: “Điều mà triển lãm này truyền tải là năng lượng nội tại, là lương tri, là việc con người cần phải có tự chủ. Trước đây tôi từng nghiên cứu khá nhiều về lĩnh vực này, với tôi văn hóa tu luyện có giá trị rất lớn. Tôi rất mong được đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi cũng sẽ học các bài công pháp.”
Bà Florence Chapdelaine bị mù nhưng điều này không ngăn cản bà thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật qua việc lắng nghe những lời giới thiệu.
Bà nói: “Theo những gì tôi hiểu thông qua những lời giới thiệu, triển lãm này đã mang tới cái nhìn thực tế về giá trị của Pháp Luân Công. Đây là những điều tôi cảm nhận được qua các bức tranh. Tôi ước có thể nhìn thấy chúng, dù sao tôi cũng có thể hiểu được chúng qua lời giải thích của nghệ sỹ và con gái tôi… Tôi rất vui được ở đây hôm nay. Tôi được đắm mình trong trường năng lượng tuyệt vời.”
Chồng bà, ông Claude Quiviger cũng nói rằng ông đánh giá cao “những giá trị nhân văn cơ bản” mà ông lĩnh hội được tại triển lãm. “Tôi nghĩ rằng có điều gì đó rất quan trọng trong thông điệp đơn giản: Chân – Thiện – Nhẫn.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/2/298450.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/11/146332.html
Đăng ngày 23-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.