Bài viết của một học viên Đại Pháp tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung quốc

[MINH HUỆ 05-02-2009] Học viên Si Lệ Lâm, 69 tuổi, sống tại số 314 đường Nam Xương, khu Thành Quan, thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Trước khi bà về hưu, bà là một bác sĩ làm việc tại phòng y tế của trường đại học kinh doanh Lan Châu.

Các bác sĩ nghi rằng Si Lệ Lâm bị ung thư máu trước khi bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Máu của bà cho thấy thấp hơn rất nhiều tiêu chuẩn y khoa. Bà cảm thấy yếu và luôn mệt và ăn không thấy ngon. Để tìm cách chữa trị bệnh cho mình, Si Lệ Lâm đi khắp nơi tìm bác sĩ có thể chữa cho bà. Nhưng không tìm thấy ai. Vào tháng chín 1998, bà may mắn biết được Pháp Luân Đại Pháp.

Sau hơn 10 ngày tập luyện Đại Pháp, Si Lệ Lâm lấy lại được sức khỏe và trở nên một con người mới. Nhìn thấy sự thay đổi của bà, nhiều người quanh Si Lệ Lâm tham gia tập luyện Đại Pháp cùng với bà. Điểm tập công đầu tiên tại Lan Châu là được thành lập tại trường đại học kinh doanh Lan Châu.

Sự đàn áp Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu ngày 20 tháng bảy 1999. Cảnh sát thành phố Lan Châu bắt bất hợp pháp nhiều học viên Đại Pháp tại thành phố Lan Châu vào tối ngày 19 tháng bảy 1999. Qua ngày hôm sau, sau khi nghe được tin tức, các học viên trong và quanh thành phố Lan Châu đi đến Văn phòng khiếu nại tỉnh để làm sáng tỏ sự thật của Pháp Luân Đại Pháp và yêu cầu cảnh sát thả vô điều kiện các học viên bị bắt. Si Lệ Lâm là một trong những người đi khiếu nại với chính quyền. Nhân viên tại Văn phòng khiếu nại kêu Si Lệ Lâm và sáu học viên khác đến văn phòng chính quyền để gặp mặt. Nhưng các học viên liền bị bắt khi họ đi đến nơi. Cả bảy học viên đều bị bí mật đưa từ cửa sau của khu nhà chính quyền đến Khách sạn Minh Châu tại khu Thành Quan của thành phố Lan Châu, và sau đó bị giam trong những phòng riêng ở các tầng lầu khác nhau để tránh cho họ liên lạc được với nhau. Bị trông chừng 24/24, các học viên không được phép liên lạc với bất cứ ai. Các mật vụ đứng và trông chừng bên ngoài khách sạn ngày và đêm, và cũng cấm không cho ai hỏi tin tức về họ, nói chi là đi thăm viếng họ. Si Lệ Lâm bị giam nơi đó trong 20 ngày.

Vào tháng tám 1999, Si Lệ Lâm đi đến Bắc Kinh để cố làm sáng tỏ sự thật với Văn phòng khiếu nại của chính quyền trung ương. Nhưng một khi đến nơi Bắc Kinh, Si Lệ Lâm bị gạt bởi một mật vụ mà tự xưng là học viên Đại Pháp và lấy tên và các thông tin cá nhân của bà. Vào cuối tháng chín 1999, bà bị các mật vụ công an Bắc Kinh từ Bắc Kinh đến Lan Châu theo dõi bà. Phòng An ninh của Học viên Kinh doanh Lan Châu lục soát nhà bà Si Lệ Lâm và mang đi một số bức hình của Si Lệ Lâm và các bạn đồng tu. Bà Si bị bắt và giam tại nhà tù Đào Thụ Bình tại thành phố Lan Châu nơi đây bà bị tẩy não để buộc bà từ bỏ đức tin của mình. Mười lăm ngày sau, Si Lệ Lâm bị đưa về nhà bởi nhân viên của trường bà.

Vào tháng mười một 1999, Si Lệ Lâm bị bắt bởi cảnh sát thành phố và bị giam tại nhà tù Tây Quả Viên, nơi mà nhiều học viên Đại Pháp đang bị giam. Cảnh sát buộc các học viên Đại Pháp bóc hạt dưa hấu từ 1.5 đến 2 kg từ 7 giờ sáng đến trưa. Họ phải ngồi xổm suốt thời gian đó, và không được phép ngồi xuống, đứng hoặc quì. Sau ăn trưa, họ bị buộc tiếp tục bóc vỏ hạt dưa cho đến khi xong việc. Nếu không họ sẽ không được phép đi ngủ. Da trên các móng tay của họ bị gãy và chảy máu do nhiều giờ làm việc không nghỉ.

Năm 2000, Si Lệ Lâm bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Bình An Đài trong một năm. Các học viên bị giam nơi này bị buộc đọc thuộc lòng các luật lệ của trại mỗi tối. Những ai mà từ chối sẽ bị phạt bằng cách buộc đứng cho đến khuya. Các lính canh sắp xếp một số tù nhân nghiện ma túy theo dõi các học viên Đại Pháp để không cho họ nói chuyện với nhau. Các học viên bị theo dõi ngay cả khi họ đi vệ sinh. Vì bà từ chối viết một tờ từ bỏ đức tin của bà, thời hạn giam cầm của Si Lệ Lâm bị gia tăng thêm hai tháng. Cơ quan của Si Lệ Lâm gửi người đến đưa bà về nhà bà từ trại lao động và cho người trông chừng bà từ sau khi bà được thả ra.

Si Lệ Lâm đi đến ở nhà của bà mẹ già của bà tại Tây An, để trông nom cho bà mẹ. Ngày 6 tháng chín 2002, nhà của bà Si tại Tây An bị các cảnh sát viên từ sở cảnh sát huyện Hộ lục soát. Họ tịch thu các vật dụng cá nhân của bà, kể cả 5 máy in, 1 máy tính, sổ ngân hàng, một điện thoại cầm tay và các đồ khác. Si Lệ Lâm bị giam tại nhà tù Tịnh Gia Than của huyện Hộ nơi mà hơn 100 học viên đang bị giam. Các cánh cửa của các phòng giam trong nhà tù làm bằng sắt thép, qua đó tuyết mùa đông thổi rơi vào giường của các học viên. Cảnh sát tra tấn bà Si Lệ Lâm mỗi ngày để buộc bà nói ra các nơi đi đến của các tài liệu giảng rõ sự thật mà bà in ra.

Một lần, Si Lệ Lâm bị tra tấn từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Một phương pháp tra tấn gọi là “ghế cọp sống” được dùng đối với bà: bà bị cảnh sát còng cả hai tay ra sau lưng, hai cánh tay bị cột với một giây thừng dày và treo bà lên một cây kèo, hai chân bà vừa chấm đất. Sau đó họ cột một sợi giây dài vào các xích sắt nơi chân bà, và bốn năm cảnh sát viên kéo sợi giây để kéo thân bà lên cho đến khi nó gần song song với mặt đất.

Si Lệ Lâm bất tỉnh nhiều lần vì cơn đau. Khi bà tỉnh lại, Si Lệ Lâm thấy rằng bà đang nằm dài trong bụi trên đất, hai tay và chân bị còng. Bà nói với những người tra tấn bà, “Bây giờ, tôi tin tất cả các bài của mạng lưới Minh Huệ là sự thật. Các người có thể tra tấn một người già 60 tuổi như thế này, thì lạ gì…” Một cái tát vào mặt bà đã chặn ngang câu nói của bà.

Sau cuộc tra tấn, Si Lệ Lâm không còn cảm thấy hai cánh tay của bà nữa và bước đi khó khăn. Các cảnh sát viên nói với bà, “Nếu bà không nói cho chúng tôi biết nơi nào các tài liệu được chuyển đến, chúng tôi sẽ tra tấn bà nữa bằng Ghế Cọp vào ngày mai.” Bà trả lời, “Tôi chỉ là không biết, câu trả lời của tôi là tôi không biết, dù là gì đi nữa.” Bà bước đi chậm chạp đến máy nước giữa sân nhà tù để rửa. Tất cả tù nhân trong mười phòng giam nhà tù chứng kiến điều đó và la lớn, “Hãy ngưng sự tra tấn!

Hai vai của Si Lệ Lâm bị thương nặng nề vì sự tra tấn, và bà không còn dùng được chúng. Hai đầu gối của bà bị thương nặng đến độ bà không đi xa được, và rất khó khăn để quì gối.

Để phản đối sự tra tấn tàn bạo tại nhà tù huyện Hộ, các học viên Đại Pháp bắt đầu tuyệt thực. Cảnh sát nói dối về lý do của cuộc tuyệt thực rằng vì các học viên không thích đồ ăn trong nhà tù, vì vậy họ chuyển các học viên đến Trung tâm cải tạo lao động của thành phố Tây An nằm tại huyện Trường An tại thành phố Tây An. Các học viên bị giam nơi này cho đến khi hết Tết Nguyên Đán. Sau đó họ bị chia thành nhiều nhóm và bị gửi đi các nhà tù khác nhau quanh Tây An. Si Lệ Lâm bị gửi đi nhà tù huyện Hộ.

Ngày 24 tháng giêng 2003, Si Lệ Lâm bị cảnh sát huyện Hộ kêu án bảy năm tù và bị gửi đi nhà tù nữ Tây An, tại tỉnh Thiểm Tây. Các học viên Đại Pháp trong nhà tù bị buộc ngồi trên một cái ghế nhỏ thấp mỗi ngày để tra tấn họ. Si Lệ Lâm không thể ngồi vì hai đầu gối đau của bà, vì vậy bà ngồi trên mặt đất. Các lính canh cũng buộc các học viên tập bước đi và chạy của lính, bất kể họ có thể chạy hay không. Sự liên lạc của các học viên với những người khác là bị cấm. Nếu một học viên làm một điều gì mà không nói với các lính canh, họ sẽ bị buộc đứng im trong một thời gian lâu hoặc bị treo lên trên khung cửa để phạt họ.

Các học viên Đại Pháp bị buộc làm việc 12 giờ mỗi ngày, và có khi làm thêm giờ trong đêm. Đôi lúc họ phải làm việc cho đến sáng. Sau khi xong việc, họ cũng phải tiếp tục làm việc trong phòng giam của họ cho đến khi họ làm xong các công việc bị giao thêm. Nếu không, họ sẽ không được phép đi ngủ hoặc bị buộc tham gia các lớp tẩy não. Các lính canh áp dụng đủ loại phương cách để cố làm cho các học viên từ bỏ đức tin của họ.

Vào cuối 2004, 9 bình luận về Đảng Cộng sản được đăng. Sau khi đọc nó, Si Lệ Lâm viết một tờ tuyên bố rằng bà thoái Đảng Cộng sản và các tổ chức liên hệ của nó. Các lính canh tìm được bản tuyên bố khi nó được truyền đi giữa các học viên. Người học viên đang cầm tờ tuyên bố thì khi phát hiện bị nhốt vào một xà lim, tra tấn, và treo lên khung cửa trong ba ngày. Các lính canh không dám làm lớn chuyện này, vì sợ nhiều người hơn biết được về tuyên bố thoái ĐCS.

Ngày 25 tháng tám 2008, Si Lệ Lâm được đưa về nhà bởi một số nhân viên cộng đồng từ cộng đồng Đoạn Gia Than tại thành phố Lan Châu. Mặc áo quần rách nát, một bà Si Lê Lâm tóc bạc trông già yếu. Cơ quan cũ mà bà đã về hưu từ chối phát tiền lương hưu của bà. Si Lệ Lâm khiếu nại với nhà trường nhiều lần, và sau đó nhà trường đồng ý trả cho bà 1,200 tệ mỗi tháng như tiền trợ cấp sinh sống, thay vì là tiền lương bình thường mà bà lẽ ra phải nhận được vào khoảng 2,600 tệ mỗi tháng, cộng thêm các quyền lợi về y tế.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/5/194882.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/18/104930.html

Đăng ngày 29-04-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share