Theo Xuân Sinh, một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-09-2013] Xuân Sinh sinh vào năm con trâu (1973), trong một ngôi làng nhỏ ở núi Trường Bạch phía Đông Bắc Trung Quốc. Ngày sinh của anh cũng là ngày Tiết Thanh minh, khi mọi người bày tỏ lòng tôn kính với những người đã khuất. Thời tiết hôm đó không có mưa phùn như những nhà thơ thường hay miêu tả mà thay vào đó là trời nắng ráo, không có gợn mây. Bố của cậu rất hạnh phúc và đặt tên con là Xuân Sinh.

Xuân Sinh không được khỏe mạnh, mà gầy gò và ốm yếu, thường xuyên bị bệnh. Điểm khác biệt giữa Xuân Sinh và những người khác đó là Xuân Sinh phản xạ rất nhanh từ những năm đầu đời và cực kỳ thông minh. Vì thế, cậu ta lớn lên giữa lời khen ngợi và tình yêu thương của người thân và bạn bè. Mặc dù sinh ra trong một điều kiện tốt nhưng cậu ta cũng không tránh khỏi phát triển một số chấp trước như lòng kiêu ngạo, không có khả năng chịu đựng bất bình, bất nhẫn và trở nên căng thẳng khi đối mặt với nghịch cảnh, không nỗ lực kiên định, thích phù hoa, háo thắng và tranh đấu, nóng nảy.

Khi bắt đầu đi học, đứa trẻ Xuân Sinh thấy rằng những thứ học từ sách giáo khoa rất dễ dàng với cậu ấy và càng ngày cậu ấy càng trở nên kiêu căng. Cho dù không cần nỗ lực, cậu ấy vẫn luôn đạt được điểm tốt. Dù cho cậu ấy luôn tỏ thái độ không cần thiết đấu tranh cho vị trí thứ nhất nhưng khi nào cậu ấy cũng thích nghe người khác khen rằng mình là người thông minh nhất. Cậu ấy luôn tranh đấu với những đứa trẻ cùng lứa tuổi để xem ai tinh nghịch hơn. Thỉnh thoảng, cậu ấy cố tình làm bạn với những đứa trẻ thích gây rắc rối. Cậu ấy cảm thấy không sợ hy sinh, thậm chí là cả cái chết để giữ sự trung thành với các bằng hữu trong khó khăn vật lộn.

Được nhận vào học và sau đó bị đuổi khỏi trường Đại học danh tiếng

Vào những năm đầu thập niên 90, nhờ điểm cao, cậu thanh niên Xuân Sinh 18 tuổi được nhận vào học ở một trường đại học kỹ thuật danh giá ở Thượng Hải. Mọi thứ dường như rất thuận buồm xuôi gió. Cậu ấy không còn gặp phải bất cứ một sự kèm cặp nào. Vì vậy cậu ấy bắt đầu trốn học và làm bạn với những kẻ giống như cậu ấy. Sau đó, cậu bắt đầu hút thuốc, uống rượu, gây sự đánh nhau. Cậu ấy trở thành một người khác trong mắt các bạn đồng trang lứa. Bản thân Xuân Sinh cảm thấy thật khốn khổ vì không hiểu tại sao cậu ấy lại được sinh ra trên đời này, không mục đích, sống thờ ơ và không thể tạo ra bất cứ sự thay đổi nào.

Xuân Sinh bị đuổi khỏi trường đại học. Cậu chỉ hoàn thành hơn một năm ở trường đại học vào thời điểm nhà trường triệu tập bố mẹ cậu đến để đưa cậu về nhà. Vào lúc đó, không học nghĩa là không có tương lai. Xuân Sinh được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động nghèo. Để thay đổi cuộc đời, cậu ấy phải đợi thêm mấy tháng trước khi thi lại đại học.

Xuân Sinh được một trường đại học kỹ thuật khác ở Bắc Kinh nhận vào. Cậu ấy đổi tên và một lần nữa quay lại giảng đường đại học.

Thay đổi tốt hơn sau khi học Pháp Luân Đại Pháp

Năm 1995, Xuân Sinh tình cờ đọc được quyển sách mang tên Chuyển Pháp Luân ở một hiệu sách ở Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1995. Cậu ấy mở sách ra và thấy gương mặt tươi cười của Sư phụ. Mặc dù không biết quyển sách đó sẽ thay đổi cuộc đời mình mãi mãi nhưng cậu ấy vẫn mua quyển sách mà không lưỡng lự chút nào. Tối đó, dưới ánh nến, cậu đọc hết quyển sách. Cậu ấy cảm thấy kinh ngạc và chấn động tận tâm can. Cậu ấy tự hỏi: “Liệu mọi điều quyển sách nói đều là sự thật?”

Sâu thẳm trong tâm, cậu ấy cảm thấy một sự thu hút không thể diễn tả được đối với các nguyên lý về Chân, Thiện, Nhẫn và sự đánh giá cao không diễn tả với lời cảnh báo “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Cậu ấy cảm thấy đúng là thế giới này nên như thế.

Một năm sau, Xuân Sinh trở thành một học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1996 cậu ấy tự nói với bản thân rằng: “Tôi sẽ cống hiến hết cuộc đời tôi, trái tim tôi và cả tâm hồn tôi để tu luyện Pháp Luân Công.”

Những bạn đồng trang lứa sớm thấy được rằng Xuân Sinh lười biếng và hay giễu cợt ngày nào trở thành một người siêng năng và thậm chí điềm tĩnh. Trong suốt nhiều năm, một người không bao giờ quan tâm đến bất cứ điều gì bây giờ bắt đầu tình nguyện bưng nước sôi đến cho mọi người và sẵn sàng làm vệ sinh và các công việc vặt. Cậu ấy cũng bỏ thuốc và bỏ uống rượu bia. Cậu ấy thường cảm thấy tự hào khi ăn nói thô tục thì giờ đây lại trở nên rất tao nhã, khiêm tốn trong lời nói và cử chỉ thật nhẹ nhàng.

Trong suốt năm cuối của đại học, những bạn bè cùng lớp của Xuân Sinh thực sự khám phá ra rằng một niềm tin đúng đắn có thể hoàn toàn thay đổi một con người từ trong ra ngoài. Họ nhận thấy rằng một người hung hăng, kiêu ngạo, dễ bị cám dỗ với một tính cách phức tạp và nhạy cảm có thể biến thành một người ôn hòa, rộng lượng, ân cần, chân thành, và tràn đầy năng lượng. Trong cuốn lưu bút tốt nghiệp, các bạn cùng lớp của Xuân Sinh đã viết: “Chúc bạn thành công tiến về viên mãn.”

Trở thành một giáo viên xuất sắc và trung thực

Xuân Sinh bắt đầu dạy học ở một trường học nằm ở phía bắc thủ đô từ năm 1997. Những người thực hành theo Chân, Thiện, Nhẫn được chào đón ở mọi nơi.

Có một năm nhiệm vụ được giao cho Xuân Sinh rất nặng nề. Anh phải dạy và phải quản lý cả lớp vì đó là lớp cậu chủ nhiệm. Khối lượng công việc của anh ấy hơn người khác đến ba lần. Xuân Sinh không hề phàn nàn và tiếp tục làm việc vui vẻ và chăm chỉ. Đồng nghiệp của anh nói: “Những gì anh làm thật đáng chú ý và ấn tượng.” Khi tổ của anh bầu chủ tịch Công đoàn, ai cũng nhất trí một lòng bỏ phiếu cho anh ấy dù anh là người trẻ nhất ở đó.

Xuân Sinh không bao giờ chọn công việc nào sẽ làm, điều kiện làm việc thế nào và yêu cầu ra sao. Đồng nghiệp của anh luôn luôn đòi hỏi rằng nhà trường cung cấp phương tiện đi lại mỗi khi họ phải đi thực hiện nhiệm vụ đâu đó xa khỏi trường. Họ cũng than phiền bất cứ khi nào họ phải đi dưới thời tiết xấu. Xuân Sinh chỉ lặng lẽ nhảy lên xe đạp của mình mà không cần biết thời tiết thế nào và phải đi bao xa. Anh cũng luôn hoàn thành công việc được giao trong thời gian lý tưởng.

Sau đó, Xuân Sinh phải dạy toàn thời gian và không thể nhận thêm bất cứ một lớp chủ nhiệm nào nữa. Một trong những lãnh đạo trong tổ công tác của cậu ta đã nói rằng: “Chúng tôi cảm thấy thật tiếc để anh đi. Chúng tôi sẽ rất nhớ anh. Anh là cộng sự tốt nhất!”

Xuân Sinh được giao nhiệm vụ trong một số khóa đào tạo. Khi đến nơi thì đơn vị đón tiếp đã xuất sai một số hóa đơn nhưng anh đã từ chối gian lận. Anh nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tôi tu theo Chân, Thiện, Nhẫn. Tôi không thể gian lận được.” Đơn vị đón tiếp trả lời: “Người tử tế như anh bây giờ thật hiếm. Tuy nhiên các đồng nghiệp của anh cũng làm như vậy. Nếu anh hành xử khác họ thì chúng tôi phải làm sao?”

Nhận ra được tình thế khó xử của họ nên anh đã để họ xuất hóa đơn với số tiền cao hơn. Khi quay trở về chỗ của mình, anh đã giữ tờ hóa đơn đó mà không hề nộp lại để lấy tiền, ngay cả là số tiền mà mình nên được hoàn ứng. Anh cảm thấy rằng một mặt mình không thể lấy những gì không thuộc về mình và mặt khác, anh không thể làm khó người khác vì vậy cách duy nhất để giải quyết vấn đề là im lặng nhận lấy hóa đơn.

Giữ trung thực mà không làm người khác ngượng ngùng

Ngày nay tồn tại một hiện tượng rất xấu trong trường học đó là: trước mỗi kỳ thi, các học sinh thường mua quà cho các giáo viên để chắc chắn rằng họ sẽ có điểm tốt. Xuân Sinh cũng nhận được món quà “tình cảm sâu sắc” này. Anh ấy không muốn thẳng thừng từ chối “món quà” khi mà những đồng nghiệp khác của mình nhận chúng một cách hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, anh chờ đến sau kỳ thi và mua bóng chuyền hay các món quà khác tặng lại cho các học sinh.

Khi Xuân Sinh xét duyệt học bổng cho lớp của mình, anh để ý có một học sinh dẫn đầu và là đồng hương với mình, vốn là một học sinh chăm chỉ và ngoan ngoãn, lại tự nâng điểm của mình lên trong quá trình giúp tính điểm các học sinh khác để loại những học sinh khác ra và để mình trở thành người nhận học bổng.

Khi phát hiện ra, Xuân Sinh gọi học sinh đó lên và nhẹ nhàng chỉ ra những điểm không nhất quán và khuyến khích học sinh đó làm lại bảng tính toán. Học sinh đó làm theo những gì Xuân Sinh nói. Vài năm sau, học sinh này, giờ đã tốt nghiệp và đi làm, quay trở lại trường tìm Xuân Sinh bởi vì đó là người thầy giáo chân thành và chính trực mà cậu ta không thể quên.

Một đồng nghiệp tốt

Có nhiều câu chuyện như thế mặc dù không có câu chuyện nào là thần kỳ. Thật ra những câu chuyện đó lại hơi đời thường, không có gì nổi bật nhưng câu chuyện nào cũng cảm động. Những người nào biết Xuân Sinh cũng thích ở bên cạnh anh ấy.

Khi sống trong khu tập thể dành cho những người chưa lập gia đình, Xuân Sinh luôn luôn làm vệ sinh và các việc vặt liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Sau khi anh đi rồi thì không còn ai làm những việc anh đã từng làm và cũng chẳng còn ai dọn dẹp gì nữa.

Ở chung tập thể, anh luôn luôn lặng lẽ mua thức ăn và nấu cho mọi người. Sau khi ăn xong, các đồng nghiệp luôn đợi anh dọn dẹp và rửa bát. Xuân Sinh không bao giờ phàn nàn và duy trì một tinh thần vui vẻ và làm hết tất cả mọi thứ.

Cũng có những đồng nghiệp rất nhỏ nhen và tham lam, từ việc ăn miễn phí những đồ ăn của Xuân Sinh cho đến lấy cả những thứ của Xuân Sinh về làm của riêng cho mình. Xuân Sinh biết nhưng không bao giờ phản ứng gì cả.

Có một đồng nghiệp đã từng thẳng thắn nói với Xuân Sinh: “Cậu là người tốt nhất mà tôi đã từng gặp.”

Đối mặt với bức hại

Xuân Sinh bị ép rời khỏi trường vào mùa đông năm 1999 vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Không kể là anh ấy đã làm việc tốt như thế nào, các quản lý của anh không dám làm trái lệnh của cấp trên. Họ ép anh viết một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Xuân Sinh không đồng ý với cuộc đàn áp đối với Đại Pháp mà đã thay đổi cuộc đời anh, tịnh hóa cả tâm và thân anh và mở ra cái nhìn mới cho rất nhiều người. Anh không làm ngơ trước sự thật và không cho phép những người dùng quyền lực chà đạp Đại Pháp.

Xuân Sinh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và góp thêm tiếng nói với hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đang kêu gọi công lý. Từ đó đến nay, anh đã trở thành người vô gia cư. Sau đó anh bị bắt vài lần và bị đánh đập. Anh phản kháng việc bắt bớ bất hợp pháp bằng cách tuyệt thực. Anh từ chối cả thức ăn và nước uống. Anh sẵn sàng đứng lên bảo vệ cho sự thật về Chân, Thiện, Nhẫn.

Xuân Sinh đã bị kết án lao động cưỡng bức, chuyển sang nhiều nhà tù khác nhau và chịu đựng rất nhiều tra tấn.

Tuy nhiên, Pháp lý vĩ đại “Chân-Thiện-Nhẫn” đã cắm rễ thật sâu trong trái tim anh và giúp anh có thể đối mặt với bất cứ việc gì mà không hối tiếc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/25/春生的故事-280255.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/14/143613.html

Đăng ngày 08-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share