Bài viết của Tâm Liên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 13-12-2013] Sau khi cưới nhau, tôi mới biết gia đình nhà chồng thật đặc biệt.

Bố chồng tôi rất nuông chiều năm người con – ông không bao giờ giáo dục con khi con làm sai. Mẹ chồng tôi không tiết kiệm tiền bạc. Bà có một đồng liền tiêu hai đồng, vì thế họ không bao giờ có tiền tiết kiệm. Bà cũng có những thói quen xấu như đánh bạc và hút thuốc.

Tôi có hai người chị dâu. Họ rất không bằng lòng với bố mẹ chồng. Tôi vào nhà chồng không lâu thì họ bắt đầu phàn nàn với tôi về bố mẹ chồng.

Tôi là giáo viên tiểu học, lớn lên trong một gia đình chính trực, thiện lương, cần cù và tiết kiệm. Mẹ tôi rất hiếu thảo với ông nội tôi, nên tôi lấy đó làm gương khi đối xử với bố mẹ chồng. Tôi đi làm mỗi ngày, để chồng ở nhà chăm sóc cho hai đứa con nhỏ. Mẹ chồng tôi ngày nào cũng ra ngoài để đánh bạc, chồng tôi rất bực mình. Vì thế, ngay khi về nhà tôi sẽ thay chồng chăm sóc con, nấu ăn tối và làm việc nhà. Mỗi ngày tôi đều ngập trong công việc.

Chồng tôi thường hay cáu giận. Đôi khi, tôi giúp học sinh học bù ở trường và về nhà trễ một chút, chồng tôi mắng chửi và đánh tôi. Bố mẹ chồng không bao giờ nói một lời nào, và tôi dần dần có ác cảm với họ. Tệ hơn nữa, các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, khối u ở ngực và bệnh tim bắt đầu bám lấy tôi.

Tôi thường khóc. Tôi muốn không đối xử tốt với nhà chồng nữa cho rồi, nhưng điều đó ngược với bản chất của tôi. Nhưng đồng thời, khi im lặng chịu đựng, tôi cảm thấy không thỏa đáng và sự oán giận của tôi cứ lớn dần.

Một buổi chiều chủ nhật, tôi thấy con trai lớn của tôi, đang học lớp một, không làm bài tập về nhà như thường lệ. Tôi bảo cháu hãy làm xong bài tập, nếu không cháu sẽ không được đi ngủ. Chồng tôi rất bực mình. Anh la lên: “Tôi sẽ bảo nó không làm bài tập. Xem cô có thể làm gì nào!” Tôi cãi nhau với chồng và khóc suốt đêm.

Ngày tiếp theo, tôi bỏ ăn bữa sáng và bữa trưa nhưng chồng tôi cũng không quan tâm. Tôi quá tức giận đến nỗi đã uống một nắm thuốc ngủ. Anh ấy vẫn không ngó ngàng gì. Chờ đến lúc bố mẹ ruột tôi đến và đưa tôi đi bệnh viện thì tính mạng tôi mới được bảo toàn. Sau khi ra viện, tôi ở lại nhà bố mẹ ruột.

Chồng tôi và nhà chồng đã đến một vài lần để xin lỗi và xin tôi trở về. Tôi không muốn sống một cuộc sống như thế nữa, nhưng tôi nhớ hai con tôi.

Trong khi đang tiến thoái lưỡng nan, một người quen đưa cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân và khuyên tôi nên đọc nó. Nghĩ rằng nó sẽ giúp tôi cảm thấy đỡ hơn, mẹ tôi đưa tôi đến một điểm luyện công chiều hôm đó.

Sau khi học Pháp của Sư phụ, tôi hiểu rằng làm người phải chiểu theo các đạo lý của đặc tính vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn; ân ân oán oán giữa người với người đều có nguyên nhân, không phải vô duyên vô cớ. Tôi biết rằng nên hướng nội khi có mâu thuẫn, và nên nhẫn nại, nghĩ đến người khác trước trong mọi tình huống. Tôi hiểu rằng nên xem nhẹ danh tiếng, sở thích cá nhân và các cảm xúc. Làm được như thế sẽ cảm thấy thoải mái ngay cả khi bị đối xử tệ.

Một vài ngày sau, tôi quyết định quay trở về nhà chồng. Khi chia tay, mẹ ruột tôi bảo chồng tôi chăm sóc tôi một vài ngày nữa vì tôi vẫn còn rất yếu và gầy. Chồng tôi hứa, nhưng ngay khi chúng tôi về đến nhà, anh ấy lại cư xử như trước.

Tôi nghĩ: “Vì tôi đã trở lại nhà chồng và giờ tôi đã hiểu nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, anh không muốn thay đổi cũng được thôi. Tôi sẽ thay đổi, và tôi sẽ chịu đựng mà không cảm thấy ghét bỏ hay thù hận.”

Như thế tôi đã bắt đầu con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 10 năm 1998.

Gia đình hòa thuận sau khi tôi bắt đầu tu luyện

Ban ngày tôi dạy ở trường, buổi tối, tôi học Pháp và luyện công. Tôi hạnh phúc và lạc quan. Chứng chóng mặt, mất ngủ, khối u ở ngực và bệnh tim đã biến mất. Có một vài lần, cậu con trai nhỏ của tôi kể rằng cháu đã thấy Pháp Luân xoay chuyển. Tôi rất hạnh phúc.

Tôi luôn cư xử theo yêu cầu của Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi không còn cãi nhau với chồng khi anh ấy cư xử vô lý. Khi chồng say xỉn, tôi chăm sóc cho anh.

Dần dần anh ấy đã thay đổi. Anh trở nên biết lắng nghe và thường khoe với bạn bè rằng anh có một người vợ hiền đối xử tốt với chồng và hiếu thảo với bố mẹ. Các anh chị nhà chồng cũng khen tôi trước mặt người khác. Tôi không còn quan tâm đến việc được khen ngợi. Tôi chỉ làm theo yêu cầu của Sư phụ và cư xử, đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn.

Chúng tôi đã sửa sang lại nhà cửa vào năm 2009. Tôi sơn lại đồ nội thất cũ của mẹ chồng và chúng trông như mới. Mùa đông năm ấy bà mua một cái chăn điện, nhưng nó không chạy. Bà nhờ tôi đi đổi. Tôi đến cửa hàng và đổi một cái tốt hơn nhưng giá tiền gần gấp đôi. Tôi trả phần tiền còn thiếu và không nói gì với mẹ chồng.

Một vài ngày sau, một người hàng xóm hỏi tôi: “Chăn điện của mẹ chồng cô bao nhiêu tiền vậy?” Tôi đáp: “Tại sao bác lại hỏi?” Bà nói: “Tôi đi mua cái chăn giống như thế với giá tiền bà ấy nói, nhưng cửa hàng không đồng ý. Họ nói giá gấp đôi. Tôi không tin họ nên tôi mới đi hỏi cô.”

Chỉ khi đó mẹ chồng tôi mới biết tôi đã phải trả thêm tiền để mua cho bà một cái chăn tốt hơn. Người hàng xóm nói: “Tôi chưa bao giờ thấy cô con dâu nào chu đáo như thế.”

Năm ngoái, TV của mẹ chồng tôi bị hỏng. Cửa hàng sửa chữa nói nó cũ quá rồi và đề nghị bà nên mua một cái mới. Hàng năm bà được chu cấp 2.700 tệ từ ba người con trai, và không đủ tiền mua TV. Tôi muốn hỏi các anh chồng xem có thể gom tiền mua TV mới cho bà không, nhưng ngại rằng các chị dâu sẽ làm ầm ĩ lên.

Sau khi suy nghĩ kĩ, tôi nói với chồng: “Chúng ta hãy tự mua cho mẹ một cái TV”. Anh đồng ý và chúng tôi tiêu vài trăm tệ mua cho bà một cái mới. Bà rất vui.

Một vài năm trước, chồng tôi và anh cả đã trao đổi hai mảnh đất. Hai người em còn lại làm chứng.

Ba năm sau, người chị dâu cả đổi ý và muốn đổi lại. Hai người em chồng đến thuyết phục tôi đừng chấp thuận yêu cầu vô lý đó. Tôi nói: “Là người một nhà, chúng ta không thể đối đầu vì những chuyện nhỏ như thế này. Vì chị dâu không thích, chúng tôi sẽ đổi. Tôi tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Khi có mâu thuẫn, lùi một bước biển rộng trời trong. Gia đình hòa thuận là quan trọng hơn.” Họ đều cảm động. Tôi vẫn đối xử với chị dâu như trước đây.

Cháu gái tôi đã lập gia đình nhưng có mâu thuẫn với nhà chồng. Mùa xuân năm ngoái, nó quay về nhà bố mẹ ruột với đứa con mới ba tháng tuổi và ở lại suốt một năm. Cuối năm, gia đình nhà chồng đến đón, nhưng mẹ của nó không cho phép nó quay lại.

Một tháng sau đó, hai mẹ con trách móc nhau về vấn đề gì đó. Chồng tôi và tôi biết được. Một ngày nọ, cháu gái đến nhà tôi, tôi bảo cháu hãy hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn và gọi gia đình nhà chồng đến đón về. Vậy là cháu đã quay lại với chồng.

Giờ cả gia đình tôi đều hòa thuận. Tất cả là nhờ Đại Pháp đã dạy tôi cách cân bằng các mối quan hệ trong gia đình.

Lớp học quậy phá được cải biến

Tôi là chủ nhiệm một bộ môn chính ở trường và làm việc rất chăm chỉ. Cha mẹ khen tôi và nói rằng tôi là giáo viên giỏi và học sinh thích học lớp của tôi. Nếu có lớp học nào quậy phá, có hành vi không tốt và điểm kém, hiệu trưởng sẽ giao cho tôi. Tôi không bao giờ từ chối vì tôi là một học viên và sẽ làm bất cứ việc gì người quản lý giao.

Vào tháng 09 cách đây hai năm, hiệu trưởng giao cho tôi lớp quậy phá nhất trường – học sinh uống bia trong lớp, đập phá bàn và chửi giáo viên. Người giáo viên trước đã đến gặp hiệu trưởng và khóc trong uất ức.

Hiệu trưởng đã nói chuyện với học sinh nhiều lần, nhưng không thể giải quyết được vấn đề. Cuối cùng hiệu trưởng hỏi học sinh: “Phải làm sao các em mới chịu học? Cậu học sinh quậy phá nhất đã trả lời, “Nếu cô A (đề cập đến tôi) dạy chúng em, chúng em sẽ không quậy nữa, vì cô ấy là giỏi nhất.”

Sau khi tôi tiếp quản lớp học, cứ khoảng hai hay ba ngày, học sinh lại tiếp tục quậy phá. Chúng nghịch camera theo dõi trong lớp học, hút thuốc, mang dao và gậy bóng chày vào lớp. Đánh nhau và chửi thề là thường xuyên.

Tôi dùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để dạy cho các em, và đối xử với các em bằng sự nhẫn nại và cởi mở. Trong vòng hai tháng, lớp học đã thay đổi. Các em không chỉ có kỷ luật, mà còn bắt đầu chú ý vào việc học. Trong kỳ thi cuối năm, trong hai môn tôi dạy – toán và khoa học, lớp của tôi xếp hạng nhất trong cả huyện. Trong kỳ thi tốt nghiệp sau đó, các em vẫn xếp hạng như vậy.

Tháng 09 năm ngoái, tôi lại tiếp quản một lớp quậy phá. Sau một học kỳ, học sinh đã tiến bộ rõ rệt trong cả hành vi và học lực. Điểm số môn khoa học xếp hạng nhất trong toàn huyện, môn toán xếp hạng ba, chỉ thua hạng nhất 0.57 điểm.

Một ngày nọ, tôi đến văn phòng, một vài giáo viên mỉm cười ngay khi tôi bước vào. Tôi hỏi: “Có chuyện gì vui thế?” Một người đáp: “Hiệu trưởng vừa ở đây. Ông ấy đập bàn chị và nói: “Hãy xem những người tu luyện Pháp Luân Công tuyệt vời thế nào! Nếu chính quyền không đàn áp, tôi cũng sẽ tu luyện.’”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/13/邻居说-“没见过这样的好媳妇”-282501.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/13/145808.html

Đăng ngày 02-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share