[MINH HUỆ 28-08-2013] Từ Pháp Luân Đại Pháp chúng ta biết rằng mọi thứ trong thế giới con người đều có nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

Sư phụ giảng:

“Điều tôi muốn nói với mọi người là, rất nhiều điều tại xã hội nhân loại cũng không hề đơn giản. Như mọi người đã biết, các ngành nghề tại xã hội nhân loại ngày nay thật phong phú đa dạng, muôn hình muôn vẻ; xã hội hiện đại này dường như vô cùng phồn vinh, cái gì cũng có. Tại sao như vậy? Vì sao trong xã hội cổ đại không hề xuất hiện loại tình huống này? Đó là vì rất nhiều các sinh mệnh của các thiên thể vô cùng xa xôi của các vũ trụ như tôi vừa giảng đều đã đưa những thứ của họ vào [xã hội] con người nơi đây.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2005)

Thế còn sự phát triển của các lời dẫn trong tin tức báo cáo?

Lời dẫn tin tức thế hệ đầu tiên xuất hiện vào năm 1844 sau khi áp dụng ứng dụng điện báo. Bị giới hạn bởi công nghệ, các phóng viên tiền tuyến phải tóm tắt các báo cáo trong đoạn đầu tiên. Mục đích là để có được thông điệp ngay cả khi không nhận được phần báo cáo còn lại.

Lời dẫn tin tức thế hệ đầu tiên được gọi là “bản tóm tắt dẫn đầu” hay “sáu yếu tố chính.” Sáu yếu tố là: Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao và Thế nào. Tóm tắt các thông tin trong sáu yếu tố này, lời dẫn tự nó có thể được xem là một báo cáo ngắn gọn. Đôi khi, có quá nhiều thông tin và báo cáo thiếu đi các câu kết cuối.

Lời dẫn tin tức thế hệ thứ hai bao gồm một lựa chọn các yếu tố chính từ sáu yếu tố ban đầu.

Ngày nay, lời dẫn tin tức thế hệ thứ ba nhấn mạnh một yếu tố nổi bật, nó có thể là một trong sáu yếu tố hoặc là thông tin quan trọng khác. Câu dẫn tin tức hiện đại tập trung vào ảnh hưởng của báo cáo. Nhiều phóng viên đã chỉ ra rõ ràng rằng các sự kiện hấp dẫn và có giá trị nhất nên được đặt trong lời dẫn. Lời dẫn không chỉ là một câu [đơn thuần], mà còn là một câu nhấn mạnh.

Một chức năng sống còn của lời dẫn là đem đến cho độc giả một lý do để tiếp tục [đọc]. Lời dẫn nên đem đến cho khán giả một sự ngạc nhiên, thu hút họ như một thỏi nam châm, và đủ hấp dẫn để họ đọc toàn bộ câu chuyện trong khi kích thích họ suy nghĩ.

William Randolph Hearst, một ông trùm báo chí Hoa Kỳ đã nói: “Nếu câu đầu tiên của cột tin tức của bạn không đập vào mắt độc giả, thì không cần viết thêm gì nữa.”

Sư phụ giảng:

“Xã hội nhân loại nếu cái gì mà không có đúng đắn, thì không thể được chọn dùng phổ biến ở xã hội con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Sư phụ cũng giảng:

“Nhưng như vừa rồi Sư phụ giảng cho chư vị, làm việc gì thì cũng cần làm tốt; không chỉ làm tốt, rất có thể còn là lưu văn hoá cho tương lai; thế ngay cả quy củ cũng không có thì lưu lại gì đây?” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009])

Theo lời dạy của Sư phụ, tôi hiểu rằng chúng ta nên tận dụng kỹ thuật và trí huệ để cứu được nhiều chúng sinh càng tốt. Thông tin chi tiết về lời dẫn có thể tìm thấy trên Internet.

Một số đồng tu lo ngại rằng điều này tiêu biểu cho một vài yếu tố tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Nhưng thực ra, Đảng Cộng sản chỉ đơn giản là tự dùng kỹ thuật trong chiến dịch tuyên truyền và cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Kỹ thuật này không phải của Đảng.

Sư phụ viết:

“Đảng khả dĩ nhậm ý quán thâu hoang ngôn
Mục địa minh xác thao tác hệ thống cực tinh
Thuỳ nhượng nhĩ môn bả đảng dẫn tiến khán tẩu liễu nhãn tình”
(Thậm ma thị Trung Hoa văn minhHồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:
Như thế đảng mới có thể tùy ý nhồi nhét bịa đặt vào
Mục đích rõ là một hệ thống rất tinh vi
Ai khiến các vị nhìn lầm và dẫn đảng tới”

(Văn minh Trung Hoa là gì, Hồng Ngâm III)

Tôi nhận thức rằng chúng ta cần cẩn thận học từng bước trong quá trình viết lách, “tỉ mỉ và sắc bén,” để sử dụng kỹ thuật này một cách tốt nhất. Để cứu độ nhiều chúng sinh, chúng ta phải nâng cao kỹ năng báo cáo tin tức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/28/“导语”的发展过程-278750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/6/141860.html

Đăng ngày 08-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Share