Bài viết của một nữ đệ tử Đại Pháp đến từ Israel tại Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm lần thứ 11 ở Israel
[MINH HUỆ 24 – 10 – 2013]
Con xin kính chào Sư phụ! Xin chào các đồng tu thân mến!
Gần đây, tôi có nghe nói về việc ngày càng có nhiều học viên Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp bị nghiệp bệnh, một số trường hợp thậm chí còn rất nghiêm trọng, khiến họ không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tôi quyết định chia sẻ về vấn đề này, bởi vì trong hai năm qua, tôi cũng đã trải qua những khổ nạn nghiêm trọng của hình thức nghiệp bệnh. Tôi đã trải qua vô số khảo nghiệm, và giác ngộ hết lần này đến lần khác, giúp tôi nhận ra rằng tôi cần phải có niềm tin vô hạn vào Sư phụ, vượt qua những khảo nghiệm sinh tử mà không sợ hãi, phủ nhận tất cả an bài của cựu thế lực và các nhân tố xấu, phối hợp với chỉnh thể. Tôi nhận ra rằng đây không còn là vấn đề tu luyện cá nhân, mà là cần làm tốt ba việc và liên tục đề cao tâm tính.
Chín năm trước, tôi bắt đầu tu luyện với sự nhiệt huyết của một người mới bắt đầu. Mặc dù có những khó khăn và khảo nghiệm từ cựu thế lực, tôi vẫn kiên trì và phấn khích khi được Sư phụ điểm hóa và vượt qua những thử thách. Điều đó đủ để tôi nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” bằng một trái tim thuần khiết, và tất cả mọi thứ cũng được thay đổi theo: những khó khăn giảm bớt, các triệu chứng bệnh tật biến mất, và thể ngộ của tôi trở nên sâu sắc hơn.
Sư phụ giảng:
“Trong khi tu luyện tại tầng thấp nhất, có một quá trình, chính là thân thể chư vị được hoàn toàn tịnh hoá cho đến triệt để; tất cả những gì không tốt tồn tại trong tư tưởng, quanh thân thể tồn tại trường nghiệp lực và những nhân tố làm thân thể không được khoẻ mạnh; toàn bộ những thứ ấy phải được thanh lý ra hết.” (Chuyển Pháp Luân)
Nhìn lại quá trình tu luyện, ban đầu mọi thứ dường như dễ dàng hơn. Nhưng khi tôi tiếp tục nâng cao tầng thứ và đề cao tâm tính, những khổ nạn cũng lớn lên. Đến một thời điểm nhất định, tôi bắt đầu trả nghiệp – bất thất, bất đắc.
Trong bài “Nghiệp bệnh” Sư phụ giảng:
“Như thế người tu luyện chúng ta, trừ phần nghiệp tôi đã tiêu trừ cho chư vị ra, thì tự mình còn phải hoàn trả một phần, do đó thân thể sẽ không thoải mái, cảm giác như có bệnh.”
“…người ta có thể qua được, trong quá trình khó chịu ấy mà hoàn trả nghiệp.” (Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trả nợ thông qua nghiệp bệnh
Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi đã có ba giai đoạn tuyến giáp bị hoạt động quá mức. Trong mỗi giai đoạn, tôi đều uống thuốc trong vòng hai năm để làm giảm hoạt động của nó. Vào giai đoạn cuối cùng, bác sĩ nói với tôi rằng lần tới tôi sẽ phải điều trị phóng xạ đồng vị để kìm nén tuyến giáp.
Hai năm trước, tôi lại cảm thấy các triệu chứng quen thuộc xuất hiện. Tất cả các hệ thống trong cơ thể tôi như tim, mạch, huyết áp làm việc với tốc độ nhanh hơn bình thường. Sau mỗi bữa ăn, tôi đều phải đi vệ sinh; tay tôi run rẩy và tôi không thể đi nhanh, nói chi đến việc đi lên cầu thang. Còn nhiều vấn đề khác nữa… Suy nghĩ đầu tiên mà tôi có là bệnh của mình lại tái phát và có lẽ sẽ mất hai năm cho đến khi có thể phục hồi.
Trong Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Khi chư vị cho rằng có bệnh, như thế có thể dẫn đến mắc bệnh.”
“Là người luyện công chư vị cứ mãi cho rằng đó là bệnh, trên thực tế chư vị đúng là đang cầu [nó]; chư vị cầu bệnh, cái bệnh ấy sẽ có thể nhập vào.” (Chuyển Pháp Luân)
Gia đình tôi ép tôi đi kiểm tra. Họ bắt đầu cố gắng thuyết phục tôi và gây áp lực cho tôi hàng ngày, làm cho suy nghĩ của tôi không ổn định. Tôi phát chính niệm và học Pháp nhiều hơn, nhưng đâu đó trong tâm trí của tôi vẫn còn từ “bệnh” lẩn khuất. Tôi rất khó khăn để suy nghĩ rõ ràng trong lúc đau khổ như vậy. Tôi bắt đầu thấy dao động.
Sư phụ giảng:
“[Khi chư vị] không thể ở trong Pháp mà nhận thức được những vấn đề này, quá trình thanh lý thân thể của chư vị sẽ kéo dài, lâu cũng không hết, trạng thái đó kéo dài đã vài tháng. Tư tưởng chư vị càng bất ổn hơn, thời gian trôi qua khó nạn dường như ngày càng lớn hơn, chính là càng khó vượt qua hơn; [chư vị nghĩ:] “Tại sao nó kéo dài như vậy mà vẫn không hết?” Tư tưởng chư vị bắt đầu lay động: “Môn tu luyện này có phải không hiệu quả? Sư phụ không quản mình nữa chăng? Điều gì đang diễn ra vậy?” Nó đã ảnh hưởng đến thân thể chư vị rồi. Trong vấn đề này chư vị đã không tự xem mình là người luyện công.”(Giảng Pháp tại Pháp hội ở Úc Châu)
Cuối cùng tôi đã đầu hàng trước áp lực, biện minh cho bản thân mình với đủ loại lý do. Đó là, tôi sống trong một gia đình và xã hội người thường, và rằng, ít nhất là trên bề mặt, tôi phải cư xử theo những tiêu chuẩn được chấp nhận để không làm tổn hại danh tiếng của Đại Pháp. Tôi đã đi kiểm tra và kết quả rất tệ: tuyến giáp hoạt động quá mức, huyết áp cao, mạch đập nhanh. Dự kiến là tôi sẽ làm theo đề nghị của bác sĩ: điều trị phóng xạ và uống thuốc.
Tôi tiếp tục tu luyện như bình thường và từ chối tất cả các phương pháp y tế, nhưng tôi chấp nhận một cách điều trị thay thế mà vào thời điểm đó, nó có vẻ không giống như điều trị y tế.
Bác sĩ của gia đình chúng tôi sau đó thông báo cho chồng tôi rằng tôi sẽ chết nếu tôi không điều trị y tế theo cách thông thường.
Đây là một bước ngoặt khiến cho tôi ngộ ra nhiều điều. Trước hết, tôi tức giận với bác sĩ vì đã phá vỡ bí mật của bệnh nhân, và tôi tuyên bố rằng đó là cơ thể của tôi và không ai có quyền nói với tôi làm thế nào để điều trị nó. Trong suốt thời gian này tôi đã học Pháp, tìm kiếm câu trả lời trong Pháp, hướng nội, và nhận được điểm hóa từ Sư phụ. Tôi nhận ra rằng cách điều trị thay thế cũng tương đương với điều trị thông thường, và tôi đã đồng ý với nó chỉ vì tôi vẫn tin rằng mình bị bệnh. Tôi nhận ra rằng khảo nghiệm đức tin này đã biến thành sự bức hại, và rằng chỉ khi tôi có thể tuyệt đối tin tưởng vào Sư phụ và sẵn sàng vứt bỏ sinh tử, tôi mới có thể bước tiếp. Tôi đã thông báo cho gia đình rằng từ nay trở đi, không ai có thể can thiệp vào cuộc sống của tôi và nếu đã đến lúc tôi phải chết thì hãy cứ để như vậy.
Sợ phơi bày tình trạng của mình với các học viên khác
Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi nên bắt đầu chia sẻ tình hình của mình với một vài học viên. Mỗi người trong số họ đã cho tôi lời khuyên từ thể ngộ riêng của họ, chẳng hạn như: “Hướng nội, đề cao tâm tính, tốt nhất là bạn làm điều này điều kia.” Tôi có thể thấy rằng Sư phụ đang cho tôi rất nhiều điểm hóa, nhưng trước hết tôi phải giải quyết vấn đề về việc không thể thực sự chia sẻ tình hình của mình với những người khác.
Tôi đã luôn tự hướng nội và không bao giờ có thể chia sẻ những khổ nạn của mình với người khác, nhưng đến lúc đó, rõ ràng là tôi không thể che giấu chúng được nữa, và sẽ phải đối mặt với nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất là bị phơi bày sự yếu đuối của mình và chia sẻ với những người khác để có thể tiếp tục và đề cao.
Tôi có một số triệu chứng rất rõ ràng, giống như run tay khi cầm sách hoặc phát chính niệm, hoặc khi luyện bài công pháp thứ hai. Tôi nhận ra rằng tôi phải chia sẻ tình hình của mình, nếu không tôi sẽ không thể tĩnh tâm khi làm những việc này trong lúc học Pháp nhóm.
Vào thời điểm đó, tôi đã nghĩ tới một số học viên từ nhóm địa phương của tôi và từ các dự án tôi tham gia. Còn có một số triệu chứng ít rõ ràng như nhịp tim nhanh, khiến tôi bị ngạt thở và gặp khó khăn khi leo cầu thang trong nhà và khi đi bộ. Tôi cần phải ngủ nhiều hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Tâm trạng của tôi không ổn định và dễ dàng nổi cáu.
Trong Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Thoải mái không bệnh duy nhất mà chư vị [có thể] tìm thấy, có thể đạt được mục đích giải thoát thật sự, chỉ có ‘tu luyện’!”
Trong “Trường năng lượng”, Bài giảng thứ ba, Sư phụ giảng:
“Thân thể con người không nên có bệnh; có bệnh là thuộc về trạng thái không đúng đắn.” (Chuyển Pháp Luân)
Ở giai đoạn đó, suy nghĩ của tôi bắt đầu trở nên ổn định hơn, và sự giác ngộ cứ đến. Tôi không còn đối xử với nó như một căn bệnh mà như một khảo nghiệm để xem tôi kiên định như thế nào và mức độ tôi tin tưởng vào Sư phụ đến đâu, và liệu tôi đã sẵn sàng để vứt bỏ sinh tử và kiên định trong Đại Pháp hay chưa.
Rồi tôi tập trung tất cả suy nghĩ vào đoạn Pháp của Sư phụ:
“Có người mang bệnh, khi tu Đại Pháp thì khỏi, thật sự khỏi rồi, nhưng cựu thế lực vì để trừ bỏ tâm của chư vị, muốn khảo nghiệm xem chư vị có đạt không, khi ấy chúng còn khiến chỗ chư vị từng có bệnh nay xuất hiện cảm giác đau của bệnh, hoặc mang phản ứng của bệnh, cả triệu chứng bệnh cũng giống nữa, để xem chư vị có tin Đại Pháp hay không. Lúc ấy thì làm sao? Một niệm phân biệt giữa người và Thần. Cái chư vị dấy lên là chính niệm, chư vị bảo rằng ấy là giả tướng. Là cựu thế lực can nhiễu, mình tu Đại Pháp nhiều năm như thế, không thể xuất hiện tình huống này đâu. Chư vị thật sự phát tự nội tâm một niệm ấy, thì mọi thứ kia lập tức sẽ mất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Tôi cần liên tục nhắc nhở bản thân mình rằng, nếu nó thực sự là một căn bệnh, tại sao có những ngày không có bất kỳ triệu chứng nào và vào những ngày khác, các triệu chứng lại trở nên rất rõ ràng và hiển nhiên? Nó phụ thuộc vào nhất niệm của tôi. Mỗi khi nhịp tim của tôi tăng và tôi cảm thấy yếu đuối, tôi tập trung vào suy nghĩ rằng không gì có thể khuấy động tâm trí tôi hay can nhiễu công việc mà tôi đang làm. Bằng cách đó, trong vài giây, tất cả các triệu chứng sẽ biến mất.
Môi trường chỉnh thể của các học viên
Chỉ sau khi vượt qua nghiệp bệnh này, tôi mới hoàn toàn hiểu rằng nó không phải là một vấn đề cá nhân. Nó liên quan đến chỉnh thể của các học viên. Giây phút mà tôi lệch khỏi tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp, tôi đã làm tổn hại đến tình hình của cả chỉnh thể. Hơn nữa, tôi không thể tận dụng đầy đủ một công cụ mạnh mẽ là môi trường giữa các đồng tu. Tôi đã không chia sẻ khổ nạn của mình với các học viên khác một cách kịp thời và trên một quy mô lớn hơn, do đó, tôi đã mất nhiều thời gian hơn để vượt qua nó.
Trong Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003, một trong các học viên hỏi Sư phụ:
“Đệ tử: Địa phương chỗ chúng con có học viên xuất hiện bệnh trạng nghiêm trọng, có học viên đề nghị phát chính niệm tập thể nhắm vào vị này, có học viên đề xuất rằng Sư phụ không hề có yêu cầu thế, rằng đó là phá hoại Đại Pháp chăng?”
Sư phụ trả lời:
“Sư phụ: Chúng ta giúp nhau giúp nhau, đó không hề là phá hoại Đại Pháp. Mọi người thử đọc sách, đọc Pháp đối với vị ấy, phát chính niệm đối với vị ấy, tập thể quanh vị ấy, thì khởi tác dụng…” (Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003)
Hôm nay tôi đã cởi mở hơn khi thừa nhận khổ nạn của mình và chia sẻ nó với toàn bộ chỉnh thể các học viên. Tôi biết rằng tất cả chúng ta là một chỉnh thể, và mỗi người chúng ta là một lạp tử trong nó và có ảnh hưởng đến nó, và rằng chúng ta nên phối hợp và viên dung trong một chỉnh thể.
Sau khi vượt qua khổ nạn đó, tôi vẫn có một số triệu chứng còn sót lại. Tôi thỉnh thoảng bị đau ở chân đến mức độ không thể bước đi, và tôi có triệu chứng phát ban và một số triệu chứng bệnh mà tôi từng có trong quá khứ. Lần này tôi không xem chúng như bệnh, mà hướng nội để xem tôi có thiếu sót gì khác không, để có thể loại bỏ chúng và tiếp tục con đường tu luyện. Tôi xem những khổ nạn như là những sai lệch so với tiêu chuẩn và là những thứ cần được chỉnh lý.
Tôi cố gắng thành thật với bản thân, vì từ lâu tôi đã biết về chấp trước an nhàn của mình – nhưng tôi đã làm gì với nó? Khi tôi nhận thấy nỗi sợ hãi bị phơi bày như là “không tu luyện tốt”, tôi đã tiếp thu nó, nhưng tôi đã không để hoàn toàn từ bỏ nó. Tôi cũng biết một điều khác về bản thân mình, rằng tôi đã không làm tốt việc thứ ba trong ba việc mà Sư phụ yêu cầu các học viên. Đây là thiếu sót lớn nhất của tôi.
Khổ nạn này đã giúp tôi hiểu rằng tôi cần phải giảng chân tướng trực diện.
Trước đây, tôi nghĩ rằng làm việc dịch thuật cho phương tiện truyền thông cũng là một cách giảng chân tướng. Các học viên khác cũng giúp tôi xác minh thể ngộ này. Tôi ngồi trong tháp ngà và dịch không ngừng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy không đủ. Khi tôi dịch nhiều bài viết về cuộc bức hại cho website giảng chân tướng của chúng tôi, tôi cảm thấy đỡ hơn một chút. Nhưng sau đó, khi chúng tôi chia sẻ về vấn đề này trong khi học nhóm, tôi nhận ra rằng tôi không thể chờ đợi nữa – tôi phải đi ra ngoài và giảng chân tướng trực diện để cứu độ chúng sinh.
Sau đó, trong kinh văn của Sư phụ Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011, tôi đọc được câu sau:
“…nhưng chư vị tu xong [theo an bài của chúng] thì thấy vũ trụ không còn gì, chỉ có chư vị một thân một mình ở các nơi.”
Từ đó, tôi luôn tưởng tượng mình như một chỉ huy trưởng không có quân đội, đứng trong một vũ trụ trống rỗng và nghe Sư phụ nói với mình: “Con phải đi cứu người.”
Sư phụ cũng giảng:
“Là đệ tử Đại Pháp mà nói, tu luyện của chư vị là ở vị trí số một, vì nếu chư vị tu không tốt, [thì] chư vị không hoàn thành được những việc mà chư vị cần làm; nếu chư vị tu không tốt, thì sức cứu người cũng không lớn được như thế.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)
Tôi nhận ra rằng tất cả những gì tôi đã trải qua với nghiệp bệnh chỉ là một vấn đề nhỏ, chỉ là một bước trên chiếc thang giúp tôi từ bỏ chấp trước ẩn sâu nhất. Tu luyện tốt chính là cơ sở để cho phép tôi hoàn thành nhiệm vụ thực sự mà tôi đã thệ nguyện sẽ thực hiện – chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là có sứ mệnh, mới xưng là “đệ tử Đại Pháp”, không lấy viên mãn cá nhân làm mục đích, là chư vị cần dẫn theo một lô các sinh mệnh viên mãn, do đó nhất định phải đi làm.” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013 – Phần Vấn đáp)
Tất cả các triệu chứng bệnh tật và khổ nạn trên con đường của tôi chính là những an bài và khảo nghiệm của cựu thế lực để can nhiễu tôi làm những việc mà tôi cần phải làm ở đây – cứu độ chúng sinh.
Không gì có thể ảnh hưởng đến một học viên miễn là người đó giữ chính niệm rằng một đệ tử Đại Pháp không thể bị bệnh. Nếu cái gọi là “bệnh” xuất hiện, nó chỉ có thể là nghiệp đang được loại bỏ và giúp chúng ta đề cao. Hoặc đó là các chấp trước mà phải được hoàn toàn từ bỏ, hoặc là người đó đang quá sa lầy vào tu luyện cá nhân và không hoàn thành sứ mệnh của một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp.
Trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Sư phụ giảng:
“Tôi không ngừng bảo mọi người học Pháp và thực tu một cách chân chính, chính niệm mà mạnh như của Thần thì lực có thể phá núi, nhất niệm phách sơn, vậy rồi chư vị thử xem cựu thế lực còn dám làm gì nữa không. Hễ khởi chính niệm thì không gì cản nổi.”
Cũng trong bài giảng đó, Sư phụ giảng rằng tu luyện cá nhân của chúng ta không còn là vấn đề:
“Tôi vẫn thường nói chư vị viên mãn là không thành vấn đề, sứ mệnh trọng đại cứu độ chúng sinh mới là vấn đề lớn. Có thể hoàn thành sứ mệnh ấy hay không mới là then chốt, thành tựu bản thân ấy không phải là mục đích.”
Khi tôi nhận ra điều này, tất cả các can nhiễu tà ác trên con đường của tôi đã giảm xuống, vì tôi xem tất cả những thứ đang cố gắng cản trở việc tu luyện cá nhân của tôi là can nhiễu tới sứ mệnh quan trọng hơn của tôi, đó là cứu độ chúng sinh.
Năm 2007, Sư phụ giảng:
“Vậy nên trong Chính Pháp, bất kể gặp phải ma nạn thế nào, gặp phải xung kích ra sao, đều không cải biến nổi ý chí của tôi, đều không cải biến nổi điều tôi cần làm.” (Giảng Pháp tại Thủ đô Mỹ quốc)
Ngay cả khi đang viết bài này, tôi vẫn tiếp tục ngộ ra nhiều điều. Tôi cảm thấy như đây là một bước tiến nhảy vọt thực sự đối với tôi, và vấn đề tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp đã được đặt lên cho tôi và hiện đang được cố định trong chủ ý thức của tôi.
Tôi nhận ra rằng tôi không có thời gian để cho những khổ nạn này làm tụt hậu việc tu luyện, bởi vì chúng không còn quan trọng. Chúng chỉ gây can nhiễu, và tôi nên bỏ qua chúng để hoàn thành sứ mệnh thực sự của mình và thiết lập uy đức. Giờ đây, tôi tham gia ngày càng nhiều hơn nữa các hoạt động của chỉnh thể và giảng chân tướng cho mọi người. Tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc tuyệt vời mỗi khi tôi làm việc đó.
Sư phụ giảng:
“Hết thảy tất cả đều là liên hệ với Chính Pháp, hết thảy tất cả đều có liên hệ với trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, hết thảy tất cả lại còn có liên hệ với tu luyện cá nhân của chư vị, đó đều là ‘bất khả phân’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])
Tôi xin được kết thúc chia sẻ của mình với bài thơ Nhân quả trong Hồng Ngâm:
“Phi thị tu hành lộ thượng khổ
Sinh sinh thế thế nghiệp lực trở
Hoành tâm tiêu nghiệp tu tâm tính
Vĩnh đắc nhân thân thị Phật tổ”
Con xin cảm ơn Ngài, Sư phụ. Xin cảm ơn các đồng tu. Xin chỉ ra bất kỳ điều gì không thích hợp.
Bản Tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/24/142876.html
Đăng ngày 06-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.