Bài viết của Văn Thiện

[MINH HUỆ 20-07-2013] “1984” của George Orwell được viết vào năm 1948. Nó miêu tả một xã hội độc tài với giám sát của chính phủ khắp nơi dưới sự lãnh đạo của “Anh cả” và “Đảng.” Chính phủ tìm cách kiểm soát tâm trí người dân và bức hại mọi chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng độc lập vì “tội phạm tư tưởng.”

Và điều này thực hiện như thế nào? Dưới đây là một số trích đoạn ngắn từ cuốn sách:

“một trận đau đớn tràn ngập cơ thể anh… cơ thể anh đang bị vặn vẹo không ra hình dạng, các khớp người anh bị chầm chậm xé ra. Mặc dù cơn đau làm anh toát mồ hôi trán, tồi tệ nhất là nỗi lo sợ xương sống sắp gãy. Anh nghiến răng thở mạnh qua mũi, cố giữ im lặng càng lâu càng tốt…”

“… ‘Mới chỉ 40 thôi’, O’Brien nói. ‘Anh có thể thấy các con số trên mặt đồng hồ này lên tới 100. Suốt cuộc nói chuyện của chúng ta, xin anh hãy nhớ rằng tôi có năng lực bắt anh chịu đau đớn bất cứ lúc nào và tới bất cứ mức độ nào mà tôi muốn?’…”

“O’Brien giơ tay trái lên, mu bàn tay hướng về phía Winston, với ngón cái bị ẩn đi và bốn ngón kia chìa ra.

“‘Tôi đang giơ mấy ngón tay, Winston?’

“‘Bốn.’

“ ‘Và nếu như đảng nói rằng không phải là bốn mà là năm – thì có bao nhiêu?’

“‘Bốn’

“Lời đáp chấm dứt trong tiếng hổn hển đau đớn. Kim đồng hồ vụt lên số 55. Mồ hôi tủa khắp người Winston. Không khí hít vào xé phổi anh và thở ra giữa những tiếng kêu rên xiết không thể ngăn nổi dù anh đã nghiến chặt răng. O’Brien nhìn anh, bốn ngón tay vẫn duỗi ra. Ông ta kéo đòn bẩy về. Lần này cơn đau chỉ hơi dịu xuống thôi.”

“‘Có bao nhiêu ngón, Winston?’

“‘Bốn’

Kim đồng hồ nhảy lên 60.”

Sự tương đồng với Trung Quốc ngày nay

Sự đau đớn này tương tự cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại các học viên Pháp Luân Công bằng các thủ đoạn tẩy não.

Để buộc các học viên từ bỏ niềm tin vào các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và chấp nhận sự ngụy biện của ĐCSTQ, Đảng thường kết hợp tẩy não với tra tấn.

Theo lời một học viên ở thành phố Vũ Hán, công an thành phố đã nhốt anh vào một bệnh viện tâm thần và tra tấn anh bằng các kim điện trong khi gây áp lực để anh từ bỏ tín ngưỡng:

“Sáu người đặt tôi vào một cái giường đặc biệt và trói chân và vai của tôi. Năm người trong số họ giữ đầu, chân và tay tôi, trong khi giám đốc Trần hỏi: ‘Anh còn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công nữa không? Còn tiếp tục tuyệt thực không?’

“Tôi trả lời: ‘Còn. Và tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến chết.’ Sau đó họ cắm hai cây kim điện vào hai thái dương của tôi với độ sâu 5 cm. Họ quay dòng điện và chỉnh điện áp lên mức tối đa và sốc điện tôi ngắt quãng trong một giờ hoặc lâu hơn. Dòng điện đã làm cả người tôi nẩy lên liên tục dù có năm người đang đè tôi xuống. Não tôi cảm giác như bị hàng ngàn con dao sắc bén cắt vào. Cơn đau khiến tôi muốn chết. Tôi nhanh chóng bị bất tỉnh. Sau khi tỉnh lại, tôi không thể suy nghĩ như bình thường. Tôi không thể chịu được suy nghĩ về nỗi kinh hoàng và cơn đau đớn như vậy và không thể kiểm soát lại bản thân…”

Tái hiện tra tấn: Sốc điện

Một ví dụ khác… tương đồng hơn

Ông Tống Nguyệt Cương, một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, đã miêu tả việc bị tra tấn bằng hình thức “kéo căng” tại Trại lao động cưỡng bức Bản Khê. Tứ chi của ông bị kéo căng đến nỗi cơ thể ông lơ lửng giữa không trung:

“Sự kéo căng kéo dài trong hai ngày và hai chân tôi bị tê đi. Phó giám đốc Ngô Cương xuất hiện. Thấy tôi chưa đầu hàng, ông ta đã sốc điện tôi bằng một dùi cui có điện thế 18.000 vôn. Thêm bốn ngày nữa trôi qua. Cơn đau đã thấm vào xương của tôi.”

“Cột sống của tôi giống như sắp gãy, như một cây búa đập thình thịch vào nó. Giống như hàng chục ngàn con kiến đang cắn vào ngực tôi. Thậm chí một hơi thở nhẹ sẽ gây nên đau đớn cùng cực. Khi tôi đang đau đớn không chịu nổi thì mỗi giây hai lính canh Vương Dật và Lưu Giang Bằng sốc điện tôi bằng dùi cui điện 18.000 vôn. Các tia lửa từ cây gậy phát ra dài hơn một bước chân. Vương Dật hét vào tôi: ‘Tống Nguyệt Cương, hôm nay chúng tôi sẽ đánh ông đến chết nếu ông không đầu hàng.’”

Tái hiện tra tấn: Kéo căng

ĐCSTQ có vẻ là có khả năng độc ác không thể tưởng tượng được trong nỗ lực buộc các học viên Pháp Luân Công thốt ra những từ “Tôi sẽ từ bỏ.” Thật đáng khinh làm sao!

Kinh hoàng thay, những hành động tà ác như vậy không hiếm. Chúng phổ biến trong các trại lao động, nhà tù và trung tâm tẩy não trên khắp Trung Quốc. ĐCSTQ, giống như “Anh cả,” sẽ không nhân từ với bất kỳ niềm tin nào không phù hợp với hệ tư tưởng của Đảng.

Theo như Anh cả của Orwell là: “Tội phạm tư tưởng không dẫn đến cái chết. Tội phạm tư tưởng là chết.”

Tương tự như vậy, ĐCSTQ tuyên bố: “Hủy hoại thể xác.” Và nếu không phải như thế, ĐCSTQ muốn chuyển hóa họ theo tiêu chuẩn của Đảng. Gần 4.000 học viên Pháp Luân Công đã chết, phần lớn chết do bị tra tấn trong quá trình tẩy não, cái mà Đảng gọi là “chuyển hóa”.

Theo nhân vận O’Brien của Orwell, tẩy não là một quá trình xé tư tưởng con người ra từng mảnh và ghép chúng trở lại với nhau theo yêu cầu của Đảng. Còn theo ĐCSTQ, nó là thay thế nhân tính bằng Đảng tính. Họ muốn phá hủy nhân loại và tự do tư tưởng để hoàn toàn kiểm soát tâm trí.

Bản chất của Đảng không hề thay đổi

Trong quá khứ, ĐCSTQ dựa vào các phong trào chính trị định kỳ để kiểm soát công chúng. Vì các học viên Pháp Luân Công từ chối từ bỏ hay thỏa hiệp về nguyên tắc của họ, họ đã phải chịu sự bức hại dài nhất và tàn khốc nhất.

Sự kết hợp bạo lực và tẩy não trong phong trào của ĐCSTQ đã buộc các thế hệ người Trung Quốc đầu hàng chính quyền ĐCSTQ, tất cả đều run lên trong sợ hãi. Thậm chí trong những thập niên gần đây, khi ĐCSTQ chuyển trọng tâm vào kiếm tiền và tham nhũng, những chiến thuật kiểm soát tư tưởng vẫn còn ở đó bất cứ khi nào cần thiết.

Ví dụ, vào giai đoạn đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công, người dân khắp nơi bị buộc phải đứng lên để lên án Pháp Luân Công, giống như điều thực hiện trong Đại Cách mạng Văn hóa.

Thậm chí trẻ em cũng không được tha, và sách giáo khoa tiểu học cũng bị chỉnh sửa để chứa những lời vu khống lăng mạ Pháp Luân Công.

Những sự so sánh đơn giản giữa Trung Quốc ngày nay và 1984 có thể tiết lộ hoàn toàn

1984 có “Bộ chân lý” trong khi Trung Quốc có Ban Tuyên giáo Trung ương. Cả hai phụ trách bịa đặt lời dối trá, bóp méo lịch sử, và đổi trắng thay đen.

1984 có “Bộ Hữu ái” trong khi Trung Quốc có “hệ thống duy trì ổn định” do Ủy ban Chính trị Pháp luật, Phòng 610, và Cục An ninh quốc gia lập nên. Cả hai thực hiện nhiệm vụ đàn áp và tẩy não tàn bạo.

1984 có màn hình Tivi khắp nơi để giám sát mọi hành vi của mỗi công dân, trong khi Trung Quốc có hệ thống giám sát Internet tinh vi là “Tường lửa Trường thành Trung Quốc.”

1984 có “Tân thoại,” một hệ thống ngôn ngữ tìm cách để loại trừ bất kỳ suy nghĩ nào trái với hệ tư tưởng của Đảng, trong khi Trung Quốc có “Đảng thoại” được truyền đạt và phổ biến đến mọi người và giữ cho suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người phù hợp với hệ tư tưởng của Đảng. Với tất cả những cơ chế kiểm soát tâm trí tại chỗ, Trung Quốc hầu như là một nhà tù tư tưởng, nơi mà mọi người là tù nhân tinh thần của chế độ ĐCSTQ.

Như một dịch giả Trung Quốc của 1984 chỉ ra rằng: “Lên tiếng báo động và phơi bày sự nguy hiểm của chủ nghĩa độc tài là cực kỳ quan trọng, ví dụ: nó hủy diệt đạo đức, kiểm soát tư tưởng, tước đi tự do, bóp nghẹt bản chất con người, giả mạo và bóp méo lịch sử, v.v… Nếu chúng ta để chế độ độc tài vận hành điên cuồng, xã hội nhân loại sẽ rơi vào tình trạng hủy diệt hoàn toàn mà không cứu được nữa.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/20/中共铁幕下的精神控制-276900.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/10/141478.html

Đăng ngày 03-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share