[MINH HUỆ 02-11-2013] Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp hiện nay vẫn chủ yếu là phân phát tài liệu và treo biểu ngữ tại các điểm du lịch bên ngoài Trung Quốc, hơn là giảng chân tướng trực diện cho họ về Pháp Luân Công, cuộc bức hại và khuyên tam thoái. Gần đây Sư phụ liên tục giảng về “nghe chân tướng” tại kinh văn mới nhất “Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013”.

Sư phụ đã giảng nhiều về vấn đề này:

“Đương nhiên không chỉ có vậy, còn có rất nhiều nhân tố tà ác ở đằng sau con người, thậm chí bên trong thân thể người cũng có nhân tố tà ác đang khống chế người ta, không để họ nghe chân tướng.”

“Một quần thể người đông đúc ngần ấy đều không còn là trạng thái con người nên có nữa, đồng thời cũng đang ảnh hưởng việc người ta nghe chân tướng, [điều này] rất nguy hiểm.”

“Đương nhiên cũng có hiệu quả, đều nên làm, các hạng mục của đệ tử Đại Pháp thì tôi đều khẳng định, giảng chân tướng cứu người đều có thể có tác dụng, nhưng hiện nay có nhiều đoàn du khách đến thế, nhất là những người từ Trung Quốc Đại Lục vốn chưa nghe chân tướng.”

“Người ta ra nước ngoài, họ ở trong nước chưa nghe chân tướng, phải chăng đó là để họ ra nước ngoài để nghe chân tướng? Chư vị không thể buông bỏ những người đó, cho nên chúng ta ở các khu vực thì các điểm giảng chân tướng cho du khách vẫn phải làm cho tốt.”

“Bản thân chư vị khiến quan niệm bề mặt của mình bị ô nhiễm rồi, trở thành xấu rồi, hoặc chấp trước vào gì đó, hoặc bị nhồi nhét đầy những thứ tà ác trong xã hội hiện đại, hoặc những vu khống của tà đảng trong bức hại đệ tử Đại Pháp, nhồi nhét những tư tưởng phụ diện giả tạo trong bức hại, thì chính là sẽ ngăn trở chư vị nghe chân tướng đệ tử Đại Pháp, mất đi cơ hội được cứu.” (Giảng Pháp ở Pháp hội Quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Nghe gắn liền với giảng chân tướng

Sư phụ không nói “xem chân tướng” mà nhấn mạnh “nghe chân tướng”. Muốn chúng sinh nghe chân tướng thì chúng ta phải nói. Do đó, tôi nghĩ rằng các đồng tu chứng thực Pháp tại các điểm du lịch nên nói trực diện với họ về Đại Pháp và cuộc bức hại.

“Vậy phải chăng con người [bó tay] không có cách nào? Là có biện pháp. Biện pháp gì? Đại não ở bề mặt và chủ nguyên thần là có tính chủ động về tổ [hợp] thành biểu đạt ra suy nghĩ bề mặt, gồm cả chỉ đạo các hành vi. Trước khi suy nghĩ xuất ra, thì lựa chọn gì là rất chủ yếu. Đồng thời hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều là Pháp tạo ra, là đồng hoá với Pháp. Bản thân chư vị khiến quan niệm bề mặt của mình bị ô nhiễm rồi, trở thành xấu rồi, hoặc chấp trước vào gì đó, hoặc bị nhồi nhét đầy những thứ tà ác trong xã hội hiện đại, hoặc những vu khống của tà đảng trong bức hại đệ tử Đại Pháp, nhồi nhét những tư tưởng phụ diện giả tạo trong bức hại, thì chính là sẽ ngăn trở chư vị nghe chân tướng đệ tử Đại Pháp, mất đi cơ hội được cứu.”(Giảng Pháp ở Pháp hội Quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Trong đoạn kinh văn trên Sư phụ có nói: “… phải chăng con người [bó tay] không có cách nào?”

Tôi ngộ ra rằng chúng ta có thể nói cho con người chân tướng.

Cũng từ đoạn kinh văn trên, Sư phụ nhắc tới:

“Đại não ở bề mặt và chủ nguyên thần là có tính chủ động về tổ [hợp] thành biểu đạt ra suy nghĩ bề mặt, gồm cả chỉ đạo các hành vi. Trước khi suy nghĩ xuất ra, thì lựa chọn gì là rất chủ yếu.” (Giảng Pháp ở Pháp hội Quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Đệ tử Đại Pháp có thể làm gì

Việc mà đệ tử Đại Pháp có thể làm là giảng chân tướng, giúp chúng sinh giải trừ lừa dối do tà đảng Trung cộng nhồi nhét, do đó cấp cho họ cơ hội để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân và được cứu độ.

Chấp trước vào giữ thể diện

Tất nhiên, việc treo khẩu hiệu, biểu ngữ và phân phát tài liệu cũng rất quan trọng. Đệ tử nên phối hợp tốt với nhau và chia sẻ các hạng mục công việc cùng nhau. Các đệ tử phát tài liệu và treo biểu ngữ cũng có nhiều thời gian và cơ hội để giảng chân tướng. Thực hiện nhiều hoạt động một lúc không hề mâu thuẫn nhau. Có đệ tử nói: “Tôi đang phối hợp bằng việc treo biểu ngữ, giảng chân tướng thì để người khác làm.” Nhưng thật ra họ đang bị quan niệm hậu thiên ngăn trở và tìm lý do để lẩn tránh. Việc này thường có nguyên nhân từ chấp trước vào giữ thể diện. Điều này đặc biệt nổi bật trong những đồng tu có học vấn cao.

Thanh cao và giữ mình

Ở Trung Quốc, những học giả được giáo dục theo lối truyền thống, đặc biệt là trong thế hệ cao tuổi, đều có tư tưởng giữ mình, thận trọng duy hộ danh dự và nhân phẩm. Tất nhiên có nguyên nhân lịch sử cho việc này. Có một số đoạn trong Cửu Bình viết về nguồn gốc lịch sử của nó.

“Các học giả sẽ tiếp tục truyền thống “khuyên răn nhà vua dù có phải chấp nhận rủi ro cho sinh mạng của mình”, “bảo vệ công lý dù có phải hy sinh mạng sống của mình”, [26] và đặt nhân dân lên trên những người trị nước. Và nhân dân sẽ không trở thành những con rối của ĐCSTQ, và ĐCSTQ sẽ không thể bắt nhân dân suy nghĩ theo cách của mình.” (https://9binh.com/9b/binh6.html)

“Truyền thống của Trung Quốc là ‘kẻ sĩ có thể chết chứ không thể chịu nhục’ (sĩ khả sát bất khả nhục) (https://9binh.com/9b/binh6.html)

Quan niệm truyền thống ngăn cản việc giảng chân tướng

Giá trị quan truyền thống khiến cho giới trí thức truyền thống Trung Quốc luôn duy hộ giá trị truyền thống đồng thời trong xương cốt lại tồn tại một loại bản chất thanh cao và giữ mình. Loại này cũng có mặt tốt, sẽ cho người khác cảm thấy đáng tôn trọng, biết giữ mình, rất có hàm dưỡng. Nhưng nhìn từ góc độ tu luyện, quan niệm này là một chướng ngại tới việc giảng chân tướng cứu độ chúng sinh – cảm thấy ngại không dám mở miệng, không muốn mở miệng nói. Không chỉ có học giả cao tuổi một đời tích lũy kiến thức truyền thống, tri thức thanh niên cũng có thể do xuất thân hoàn cảnh gia đình thì cũng có hiện tượng như vậy. Ngại ngùng với việc mở miệng giảng chân tướng.

Khả năng hùng biện tự nhiên của các đệ tử có học vấn

Khi nói chuyện riêng với một số đồng tu có học vấn cao, già cũng như trẻ, đều phát hiện rằng kiến thức của họ rất phong phú, suy nghĩ thấu đáo, lời nói có sức thuyết phục. Nhưng khi đến gặp người lạ, họ lại rất khó mở miệng. Họ nói mập mờ, và lập luận rất kém so với khả năng vốn có của họ.

Mặc dù kỹ năng ngôn ngữ là một điểm mạnh, họ không thể tận dụng nó để cứu chúng sinh. Quả là đáng tiếc! Tôi thực sự mong những đồng tu này có thể loại trừ những quan niệm hậu thiên này và phát huy được ưu thế của bản thân. Chúng ta có nguyên nhân và căn cứ để giảng chân tướng. Nếu chúng ta chân thành nói với mọi người, thì mọi người sẽ bội phục những gì đệ tử Đại Pháp làm. Làm được như vậy thì chúng ta có thể khuyên tam thoái cứu người và chứng thực Pháp thật tốt.

Khi đọc bài kinh văn này, tôi thấy Sư phụ đã giảng ra rất rõ ràng, phần mà đệ tử phải tự ngộ ra còn rất ít, chỉ cần trực tiếp đứng ra làm là khả dĩ.

Tôi hy vọng đệ tử trong ngoài Trung Quốc đều có thể nói cho mọi người biết về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, tới các điểm du lịch nếu có thời gian. Nếu thời gian eo hẹp, cũng mong mọi người có thể sắp xếp một chút, để thực hiện thệ ước thần thánh đã lập từ tiền sử.

Cuối cùng, tôi mong rằng các đồng tu có thể tìm thấy động lực khích lệ từ bài thơ dưới đây của Sư phụ:

“Đại Pháp đồ giảng chân tướng
Khẩu trung lợi kiếm tề phóng
Yết xuyên lạn quỷ hoang ngôn
Trảo khẩn cứu độ khoái giảng.” (Khoái giảng, Hồng Ngâm III)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/2/建议在海外景点的同修都能开口讲真相-282122.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/18/143298.html

Đăng ngày 23-11-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share