Bài viết của Đường Tú Minh, phóng viên Minh Huệ ở Anh
[MINH HUỆ 19-06-2013] Trong khi hầu hết các gia đình ở Anh Quốc đang bận rộn cho việc kỉ niệm Ngày lễ của Cha (Father’s Day) thì Vu Minh Huệ lại ngồi lặng lẽ một mình và tự hỏi không biết cha mình còn sống hay không.
Cha của cô Vu, ông Vu Tông Hải, một họa sĩ, đã bị giam giữ phi pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc trong suốt 12 năm qua vì tu luyện Pháp Luân Công. Gia đình cô đã không nghe được tin tức tức gì về ông trong suốt sáu tháng qua. Mẹ của cô, bà Vương My Hoằng, cũng là một học viên Pháp Luân Công, và là một kĩ sư, cũng đã bị bắt giam như vậy trong hơn 10 năm qua.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào tháng 07 năm 1999, khi cô Vu mới 12 tuổi. Vì vậy, khi cô nghe nói đến “Ngày lễ của Cha”, cô liền cảm thấy bất an và lo lắng cho sự an toàn của cha mình. Cô mong đợi được đoàn tụ cùng họ và phản đối mạnh mẽ cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với những người vô tội
Cô Vu theo học ở trường Đại học Cambridge ở Anh Quốc từ năm 2010 và gần đây đã tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang. Hiện cô đang làm việc trong mảng truyền thông ở Anh và cũng tu luyện Pháp Luân Công.
Cô Vu đã bắt đầu nỗ lực hết sức vào năm 2011 để cha cô được trả tự do. Cô hi vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ chú ý hơn đến cảnh ngộ của cha cô cũng như lưu ý hơn tới bản chất tà ác của chế độ Trung Cộng và cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những nỗ lực bền bỉ của cô đã thu được sự chú ý và tôn trọng của người dân ở Luân Đôn.
Tờ báo Bắc London Ngày nay (North London Today) xuất bản một bài báo về cha mẹ của Vu Minh Huệ
Cô Vu đã bắt đầu một cuộc vận động thu thập chữ kí để giải cứu cha cô với hi vọng rằng nó sẽ thu hút được sự chú ý của các quan chức chính phủ trong khu vực của cô. Cô cũng đã thiết kế và in nhiều bưu thiếp đặc biệt có ảnh của cha cô trong đó và một số thông tin cơ bản về chân tướng cuộc đàn áp.
Bức ảnh được chụp bởi một thành viên gia đình trong khi thăm cha cô trong tù. Người ta có thể thấy một số vết sẹo và vết thâm tím trên mặt của cha cô, cho thấy rằng ông đã bị đánh hoặc tra tấn.
Cô Vu cũng phân phát những tấm bưu thiếp ghi trước địa chỉ cho người dân để gửi đến nhà tù Mẫu Đan Giang ở Trung Quốc nơi cha cô bị giam giữ. Cô phân phát bưu thiếp cho càng nhiều người thì càng có nhiều bưu thiếp được gửi về nhà tù Mẫu Đan Giang.
Nhờ có sự động viên khích lệ của bạn bè, cô Vu đã liên hệ với các thành viên Hội đồng thành phố và các nghị viên trong khu vực cô ở, và kể cho họ về việc cha mẹ cô bị đàn áp bởi chính quyền Trung Quốc. Nhiều nghị viên đã bày tỏ sự quan tâm lớn lao đến cảnh ngộ của cha cô.
Tờ báo địa phương Bắc London Ngày nay cũng đã xuất bản một bài báo vào ngày 13 tháng 01 năm 2013 với tựa đề “Con gái kêu gọi giúp đỡ để cứu cha ra khỏi nhà tù Trung Quốc.” Bài báo nói về Pháp Luân Công và về việc chính quyền Trung Quốc vẫn đang đàn áp cha mẹ của cô Vu.
Trong bài báo cô Vu nói: “Cha mẹ tôi chưa từng làm việc gì sai cả. Họ chỉ muốn cho mọi người biết về những gì xảy ra với họ và với các học viên Pháp Luân Công khác ở Trung Quốc.”
Bài báo cũng nói “Vu Minh Huệ (Amy) tin rằng chỉ có các quan chức chính phủ trong cộng đồng quốc tế mới có thể gây áp lực lên ĐCSTQ để trả tự do cho cha cô.”
Cô Vu Minh Huệ tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn ở quận York, London
Vu Minh Huệ đứng trước tác phẩm: “Nước mắt một cô nhi” và tấm bưu thiếp của cô
Cô Vu luôn có một bài phát biểu vào mỗi buổi lễ khai trương Triển lãm Quốc tế Chân Thiện Nhẫn ở Anh quốc. Cô nói về việc cha mẹ cô bị đàn áp tàn nhẫn như thế nào, đặc biệt là cha cô, cô cảm thấy rằng mạng sống của cha cô đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Mọi người đều rất cảm động bởi câu chuyện của cô.
Theo website Minh Huệ, ông Vu Tông Hải vốn là một nhà thiết kế đồ họa ở thư viện thành phố Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Ông được coi là nhân viên gương mẫu ở nơi làm việc và được mọi người quý mến. Sau này ông đã bị bệnh hoại tử xương đùi vì làm việc nặng nhọc, và kết quả là ông không thể di chuyển dù chỉ là một cái hộp than nhỏ.
Sau khi đến nhiều bệnh viện và trải qua rất nhiều lần kiểm tra, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chung là ông phải thay toàn bộ phần hông của mình.
May mắn thay, vào năm 1994, ông Vu tham dự một khóa giảng của người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Sau khi về nhà từ lớp học, ông đã mang một bao gạo nặng 100 kg từ tầng một lên tầng năm của khu dân cư mà không cần nghỉ.
Ông Vu không chỉ hồi phục khỏi các bệnh tật mà tinh thần và thể chất nói chung của ông cũng được cải thiện. Khi các đồng nghiệp của ông Vu và các thành viên trong gia đình thấy được những thay đổi kì diệu mà ông đã trải qua sau khi tu luyện Pháp Luân Công, họ cũng đã bắt đầu tập luyện.
Vào năm 2001, hai năm sau khi chế độ Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ông Vu đã bị bắt và giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó ông bị kết án 15 năm tù ở nhà tù Mẫu Đan Giang. Gia đình của ông Vu đã gửi cho ông một ít tiền vào tháng 10 năm 2004, nhưng các lính canh đã tịch thu và chia nhau.
Khi ông Vu đòi lại tiền của mình, lính canh đã sai một số tên côn đồ đánh ông. Ông Vu bị chuyển đến khu giam giữ số 6 làm các công việc lao động ép buộc. Mắt trái của ông bị chấn thương và tuyến lệ của ông bị tổn hại, tuy nhiên lính canh đã từ chối cung cấp trợ giúp y tế. Kết quả là, bây giờ con mắt ấy đã bị hỏng vĩnh viễn.
Lính canh cũng ép ông ở trong tù phải vẽ tranh, đặc biệt là vẽ hổ, bởi vì các bức tranh hổ luôn được giá cao trên thị trường. Nhiệt độ vào mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc xuống đến -10 độ C nhưng các lính canh đã lột trần ông Vu và bắt ông tắm nước băng, ở ngoài trời.
Tờ báo The Press đã xuất bản một bài báo về Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn
Cảnh ngộ của ông Vu theo lời kể của con gái ông, đã làm xúc động trái tim của nhiều người. Tờ báo The Press, tờ báo chính của quận York đã xuất bản một bài báo vào mùng 10 tháng 06 năm 2013, với tựa đề “Triển lãm nghệ thuật biểu dương nhân quyền”, nói đến Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn và những nỗ lực không thể lay chuyển của cô Vu trong việc giải cứu người cha bị giam giữ.
Bài báo cũng lưu ý rằng theo người tổ chức triển lãm, những tác phẩm là những bức chân dung chân thực về việc vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Cô Vu đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình tại buổi khai trương triển lãm nghệ thuật ở quận York rằng niềm tin kiên định của cha cô đối với Pháp Luân Công là lí do mà ông bị bắt giam, và vì vậy mà cô đã lớn lên mà không có sự ấm áp của gia đình kể từ khi cô mới 12 tuổi.
Ở cuối bài phát biểu của mình, cô nói: “Tôi tự hào về cha mẹ mình vì họ đã giữ vững niềm tin của mình vào nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Họ là những người thật thà và dũng cảm. Sự kiên định của họ là một tấm gương mẫu mực cho nhân loại.”
Cô Vu nói cô hi vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ đến thăm triển lãm nghệ thuật và biết về chân tướng của Pháp Luân Công. Cô giải thích: “Tôi nói với mọi người bằng trái tim mình rằng: Ước nguyện của tôi là để cho mọi người biết được điều gì đang diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục. Tôi cảm thấy mình như một sứ giả mang theo sứ mệnh của mình.”
“Trước đây, mục đích chính của tôi là cứu cha mẹ tôi. Giờ đây, hơn bao giờ hết, tôi muốn mọi người biết được sự thật về Pháp Luân Công.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/19/英国法轮功学员呼吁营救父亲于宗海(图)-275550.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/28/140724.html
Đăng ngày 03-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.