Bài của một học viên ở Bắc Kinh

[MINH HUỆ 11-01-2013] Khi mọi người đọc các tài liệu giảng chân tướng của chúng ta, họ cần phải cảm nhận được sự hòa ái và mỹ diệu của các học viên. Trong khi tìm hiểu chân tướng về Pháp Luân Công, họ có thể suy ngẫm về tình trạng của bản thân và tìm được “chân ngã” của mình.

Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được những suy nghĩ tiêu cực và quan niệm của người thường tại thời điểm họ đọc tài liệu giảng chân tướng? Theo quan điểm của tôi, việc thức tỉnh lòng từ bi của họ là rất quan trọng. Tài liệu giảng chân tướng của chúng ta nên tập trung vào việc đạt được mục tiêu này.

Chúng ta cần phải nâng cao chất lượng tài liệu giảng chân tướng. Tôi nghĩ rằng có hai lý do chính tại sao nhiều người Trung Quốc không đọc các tài liệu của chúng ta:

Thứ nhất, tài liệu của chúng ta có thể rất chủ quan và cực đoan, điều này tạo ra một ấn tượng rằng chúng ta đang chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thứ hai, những người dân thường đang bận theo đuổi lợi ích cá nhân. Sau khi trải qua nhiều phong trào chính trị của ĐCSTQ, họ đã trở nên vô cảm và do đó không quan tâm đến những gì chúng ta nói.

Đối với những người trí thức ở các thành phố lớn, tôi nghĩ tài liệu giảng chân tướng của chúng ta cần phản ánh sự ngay chính của các học viên, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của họ và khuyến khích họ suy nghĩ và lựa chọn con đường riêng của mình. Chúng ta không thể “thuyết phục” họ chấp nhận quan điểm của chúng ta một cách cưỡng ép. Nói cách khác, chúng ta cần tạo cơ hội cho độc giả tự đi đến kết luận của mình. Trong khi đó, nếu các tài liệu có chất lượng cao, họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Bài viết có chiều sâu và văn phong tốt triển hiện lòng từ bi của chúng ta và cũng chính là một phần của chân tướng. Những tài liệu này có thể loại bỏ sự hiểu lầm và lòng hận thù của người dân bị ĐCSSTQ kích động, và thức tỉnh lòng tốt, từ bi của họ để họ có thể tĩnh tâm và suy ngẫm về ý nghĩa chân thực của cuộc sống. Đây là những gì tài liệu giảng chân tướng của chúng ta nên đạt được.

Ngược lại, nếu chúng ta quá chủ quan và không cân nhắc xem những người khác có thể cảm thấy như thế nào thì hiệu quả sẽ ngược lại. Khi chúng ta chỉ muốn thay đổi mọi người hoặc chứng thực rằng chúng ta đúng, họ không sẵn sàng chấp nhận chúng ta và không muốn đọc tài liệu. Trên thực tế, việc chúng ta tu luyện không tinh tấn được phản ánh trong các tài liệu giảng chân tướng mà chúng ta sản xuất. Do đó, mọi người đang bị cản trở mà không biết được chân tướng. Đôi khi, khi chúng ta chỉ quan tâm đến việc bày tỏ tình cảm và nhận thức của mình, rất khó thu hút được sự quan tâm của người khác.

Nghiệp lực, những chấp trước của người thường, những quan niệm, lợi ích của bản thân, v.v., tất cả đều đang ngăn cản chân ngã của người ta. Chỉ đơn thuần thuật lại sự tàn ác của những vụ tra tấn và hy vọng mọi người cảm thông với các học viên Pháp Luân Công không phải là phương pháp tốt nhất. Ngày nay người Trung Quốc đã trở nên vô cảm bởi vì họ không trực tiếp chứng kiến ​​các vụ tra tấn. Dễ dàng bị những quan niệm khác nhau ngăn trở, họ cho rằng các tài liệu của chúng ta chỉ đơn thuần “truyền bá” Pháp Luân Công và không muốn đọc chúng. Ngoài ra, một số người không tin vào bất cứ điều gì. Vì vậy, họ hoặc là chống đối, hoặc là không quan tâm đến tài liệu của chúng ta.

Các học viên ở Trung Quốc chủ yếu sử dụng trang web Minghui.org làm nguồn tài liệu giảng chân tướng. Do đó Minghui.org là kênh dành cho cho người thường. Nó đại diện cho Đại Pháp và chính niệm của các học viên. Người thường tự nhiên nhận ra rằng đó là thông điệp của Đại Pháp. Bằng cách chọn nhiều bài viết có chiều sâu từ trang web này, chúng ta có thể truyền tải thông điệp của chúng ta cho mọi người. Đây là điều mà các phương tiện truyền thông khác không thể làm được.

Sư phụ giảng:

“Dẫu họ có tiếp thụ cũng vậy, không tiếp thụ cũng vậy, chư vị đều cần phải đối đãi một cách từ bi; chư vị không thể tranh cao thấp với người thường, [hoặc] dùng tâm người thường đối đãi chúng sinh. Chư vị cần thực hiện những công việc mà chư vị cần làm một cách từ bi, bất kể họ có tiếp thụ hay không. Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài; là từ nội tâm, chứ không phải làm để người khác coi; nó vĩnh viễn [tồn tại] ở đó, nhưng không thuận theo thời gian hay hoàn cảnh mà biến đổi theo. (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003)

Tôi ngộ ra rằng chất lượng của các tài liệu giảng chân tướng thể hiện lòng từ bi của chúng ta. Để mọi người chấp nhận chân tướng và chọn một tương lai tươi sáng cho họ, tài liệu của chúng ta phải đạt chất lượng cao. Chúng không thể hời hợt. Thay vào đó tài liệu cần phải hướng tới tâm của người thường giống như hiệu quả của tâm từ bi. Đây là tiêu chuẩn mà tài liệu giảng chân tướng của chúng ta nên đạt được. Nếu tài liệu của chúng ta mang thông điệp từ bi từ các học viên Đại Pháp, phần biết của người ta có thể cảm thụ được. Các quan niệm khác nhau và những ý nghĩ tiêu cực được hình thành tại nhân gian sẽ được loại bỏ.

Sư phụ giảng:

“Chân tướng” mà tôi nói ấy, có nội hàm được bao hàm trong đó là rất lớn. Điều hiện nay giảng là, hãy bảo con người về chân tướng rằng tà ác tạo ra vu khống để bức hại Pháp Luân Công; tà đảng Trung Cộng rốt cuộc là cái gì, [là giảng] chân tướng ấy; vì sao bức hại Pháp Luân Công, [là giảng] chân tướng ấy; Pháp Luân Công rốt cuộc là gì, mọi người cũng đang giảng rồi, chân tướng ấy thì con người rất khó nhận thức.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)

Tôi đã ngộ ra một thực tế rằng “chân tướng” có thể ở cả hai dạng “thực tế” và “ngụ ý”. Để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của người dân đối với Đại Pháp và hiểu được bản chất thật sự của ĐCSTQ, chúng ta không chỉ cần nói cho họ “chân tướng thực tế”, nhưng cũng cần phải bổ sung chân tướng tiềm ẩn, những điều đó khích lệ họ suy ngẫm. Sau khi biết được chân tướng, mọi người cần phải tự hiểu được “chân tướng ngụ ý” và lựa chọn con đường cho riêng mình. Chân tướng thực tế có thể được giảng ra, nhưng chân tướng ngụ ý có thể chỉ dẫn và khích lệ họ. Đây là khía cạnh khó khăn nhất của việc giảng chân tướng của chúng ta.

Thông qua việc thường xuyên quan sát hành vi và lời nói của chúng ta, mọi người nhận ra rằng các học viên là người tốt, vì vậy họ nghĩ rằng Đại Pháp là tốt. Từ các khía cạnh khác, Sư phụ muốn chúng ta thức tỉnh tâm của người thường, hy vọng rằng thông qua lòng từ bi thực sự của chúng ta, chúng sinh có thể nhận thức được giá trị truyền thống của việc tôn kính Thần và thiên ý, nhận ra bản chất tà ác thật sự của ĐCSTQ, tìm thấy chân ngã của họ trong thế giới vật chất này và được cứu độ. Điều này không thể đạt được chỉ bằng cách thuật lại các thông tin thực tế căn bản và những câu chuyện trong tu luyện. Chúng ta cần phải đề cao hơn nữa.

“Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài.”(Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003 )

Quá trình chỉnh sửa bài viết giảng chân tướng cũng là một phần của việc đề cao trong tu luyện. Những vấn đề mà chúng sinh gặp phải chính là những điểm chúng ta cần đề cao. Một số người có ấn tượng khá chủ quan về tài liệu của chúng ta vì chúng ta không thực sự có lòng từ bi. Nếu khi giảng chân tướng, chúng ta không xem xét cảm xúc của mọi người, khi đó các từ ngữ sẽ không phản ánh được quyền năng của Chân-Thiện-Nhẫn và người thường sẽ không muốn đọc chúng.

Với ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần, người Trung Quốc ngày nay không tin vào bất cứ điều gì. Tôi đã ngộ ra một thực tế rằng tầng thứ tu luyện của chúng ta được phản ánh trong cách chọn lọc bài viết, biên tập và sản xuất các tài liệu giảng chân tướng. Đây cũng chính là yếu tố quyết định liệu mọi người có đọc và hiểu được chúng hay không. Nếu nội dung chúng ta viết chỉ công kích người khác và chứng thực bản thân, độc giả sẽ thu nhận được gì từ việc đọc những tài liệu này?

Những gì trên đây chỉ là để các học viên tham khảo để chúng ta có thể nâng cao chất lượng của tài liệu và cứu độ nhiều chúng sinh hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/11/也谈提升我们真相资料的质量-267591.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/7/139264.html

Đăng ngày 01-06-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share