Đối diện với can nhiễu ở điểm luyện công bằng chính niệm
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 16-05-2025] Vào cuối tháng 4 vừa qua, chúng tôi đã gặp phải một số can nhiễu ở điểm luyện công tại công viên Komatsugawa (Tokyo). Sau đây tôi xin chia sẻ với mọi người những tâm đắc của mình qua sự việc lần này.
Vào một buổi sáng, khi chúng tôi đang luyện các bài công pháp như thường lệ, có một nhóm trẻ em đến gần chúng tôi rồi gây ồn ào, chụp ảnh các học viên Đại Pháp đang luyện công, thậm chí đốt pháo để quấy nhiễu chúng tôi.
Ngày tiếp theo, sự can nhiễu vẫn tiếp diễn, thậm chí có nhiều trẻ đến hơn và chúng gây ầm ĩ hơn. Dẫu vậy, tất cả chúng tôi đều bất động tâm, giữ tâm thái bình tĩnh và liên tục phát chính niệm. Lúc này, một niệm khởi lên trong tâm trí tôi: “Thanh trừ hết thảy các nhân tố tà ác đã thao túng những chúng sinh can nhiễu điểm luyện công của Đại Pháp”.
Học viên ngồi cạnh tôi bảo: “Hãy chụp ảnh chúng lại phòng trường hợp cần khi báo cảnh sát”. Cô ấy nghĩ tụi trẻ này hẳn đã được thuê để can nhiễu chúng tôi vì chúng đã xuất hiện trong hai ngày liên tiếp và còn chụp ảnh các học viên.
Nhưng tôi lại có suy nghĩ khác, tôi nhớ Sư phụ từng giảng:
“Nhật Bản à, ở đâu có vấn đề thì tới đó mà giảng chân tướng.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Giảng Pháp tại các nơi VI)
Tôi nghĩ, bìnhthường khó mà có cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ này, giờ chúng lại tự đến điểm luyện công, phải chăng sâu thẳm trong lòng chúng đang khát khao được nghe chân tướng?
Vậy là tôi tiến lại gần tụi nhỏ, chào hỏi và bắt đầu nói chuyện với chúng. Tôi cố gắng đối xử với chúng bằng sự ấm áp và lương thiện, đồng thời cầu xin Sư phụ gia trì. Khi thấy tôi tiến lại gần, tụi nhỏ bắt đầu cảnh giác, ngừng phá rối và dần dần tản ra xa. Tôi nhẹ nhàng nói: “Chị chỉ muốn nói chuyện với các em, các em cũng như em của chị vậy. Đâu có gì phải sợ”.
Lúc đầu, chỉ có hai đứa trẻ chịu nghe tôi nói, nhưng một lát sau, có thêm ba, bốn đứa trẻ tiến đến và lắng nghe. Tôi ân cần nói với chúng về chân tướng của Đại Pháp. Sau đó lũ trẻ nói rằng chúng chưa từng được nghe đến Pháp Luân Đại Pháp và rất sốc khi biết đến cuộc bức hại. Chúng thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi biết có hơn 100 triệu người trên thế giới đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tụi nhỏ nghĩ “chỉ có người Trung Quốc mới tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” và rất bất ngờ khi biết tôi là người Việt Nam. Tôi nói với các em: “Hy vọng các em sẽ giúp chúng tôi có thể luyện công một cách yên bình ở công viên này”.
Sau khi biết được chân tướng, mấy đứa trẻ bắt chước các động tác luyện công. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, chúng bắt đầu chơi oẳn tù tì để chọn ra ai sẽ đốt pháo. Một đứa trẻ nói: “Để xem họ có thể tập trung được không”. Chúng có vẻ cố tình khiêu khích để xem liệu chúng tôi có chịu thua hay không. Sau khi đốt vài quả pháo, chúng cười đùa rồi bỏ đi.
Một học viên chia sẻ: “Hôm qua trên đường về nhà, câu nói ‘để xem họ có tập trung được không’ cứ quanh quẩn trong đầu tôi. Không phải ngẫu nhiên khi lũ trẻ lại nói như vậy. Tôi thấy mình cần nghiêm túc soi xét lại trạng thái tu luyện của bản thân”.
Cô ấy nói tiếp: “Xem tôi có bị buồn ngủ khi thiền định không? Tôi có loại bỏ được những tạp niệm không? Tôi có thực sự bước vào trạng thái định trong khi luyện tĩnh công không?” Chỉ khi đạt được những điều này thì mới đạt được yêu cầu của Đại Pháp. Việc đến điểm luyện công mỗi ngày đã trở thành một thói quen đối với tôi. Tôi thường nghĩ hôm nay đến luyện công là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rồi và vô ý rơi vào hình thức. Điều này khiến tôi quên mất ý nghĩa thực sự của tu luyện. Thời thời khắc khắc, tôi cần phải bảo trì một trái tim thuần tịnh, vô tư vô ngã với người khác, đồng thời nỗ lực truyền rộng chân tướng Đại Pháp để cứu độ chúng sinh. Khi gặp can nhiễu, điều đầu tiên tôi nên hướng nội tìm.”
Sau khi nghe cô ấy chia sẻ, tôi cũng hướng nội nhìn lại bản thân. Gần đây trong khi thiền định, tôi thường bị buồn ngủ hoặc bị phân tâm bởi những tạp niệm. Tôi nhận thức được trạng thái này là không chính và đang nỗ lực đột phá nó. Tôi thể ngộ rằng sự việc lần này là một khảo nghiệm đối với tất cả học viên ở điểm luyện công, cũng là khảo nghiệm tâm tính và chính niệm của chúng tôi.
Liệu chúng tôi có nổi giận khi sự việc xảy ra không?Có đối đãi theo cách của người thường không?Khi mới bắt đầu phát chính niệm, xuất phát điểm có thuần chính không? Có lẽ chúng tôi phải đối mặt với lần khảo nghiệm này chính là vì trong thời gian qua các học viên tại điểm luyện công của chúng tôi đã nỗ lực đề cao bản thân và chú trọng hơn đến việc luyện công tập thể.
Một học viên khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát chính niệm. Anh chia sẻ rằng có lần, khi anh đang đả tọa một mình, một người đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi trung niên đi ngang qua. Khi thấy biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp, người này đột nhiên tức giận và thốt ra vài lời khó nghe.
Học viên này không hề động tâm, vẫn bình tĩnh và phát chính niệm: “Giải thể tất cả những nhân tố tà ác đằng sau sinh mệnh này đã khiến ông ấy có những tư tưởng bất hảo và ngăn trở ông ấy được cứu độ.” Kết quả thật bất ngờ. Chỉ trong hai, ba phút sau, ông ấy quay lại điểm luyện công, quỳ gối trước biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp, cúi đầu thật sâu rồi lặng lẽ rời đi. “Sức mạnh của chính niệm thực sự đã xoay chuyển tình thế lúc đó.”
Sau sự việc này, các học viên tại điểm luyện công chúng tôi đã cùng nhau phát chính niệm và mời thêm các học viên khác tham gia. Có lẽ nhờ những nỗ lực ấy mà đến sáng ngày thứ ba, tụi nhỏ không còn xuất hiện nữa. Chúng tôi tin rằng chúng đã thực sự hiểu rõ chân tướng và sẽ không tiếp tục gây rối nữa.
Buổi sáng hôm đó, có nhiều học viên đến luyện công hơn, kể cả những người trước đây hiếm khi tham gia. Tôi có thể cảm nhận rõ ràng rằng mọi người đều ý thức hơn về trách nhiệm và sứ mệnh duy hộ điểm luyện công, giảng thanh chân tướng và cứu độ chúng sinh.
Sự việc này cũng khiến tôi thể ngộ sâu sắc rằng việc giữ vững chính niệm khi đối diện với những can nhiễu là điều vô cùng quan trọng. Những chính niệm ấy không chỉ để bảo vệ điểm luyện công, mà hơn hết còn để cứu độ chúng sinh.
Ngoài ra, tôi còn muốn chia sẻ một sự việc nữa. Một ngày nọ, khi chúng tôi đang học Pháp sau khi luyện công xong, một cụ ông người Nhật đi qua và hỏi chúng tôi bằng tiếng Trung: “Các bạn đang đọc gì vậy?”
Một học viên trả lời: “Đó là Chuyển Pháp Luân, cuốn sách của Pháp Luân Công, ông có muốn xem qua không ạ?”
Cụ ông liền cầm lấy cuốn sách và bắt đầu đọc to mấy câu đầu trong mục Luận Ngữ. Ông lão nói: “Đây quả là một cuốn sách rất thâm sâu!”
Một học viên kể rằng trước đây ông lão này đã từng hỏi về Pháp Luân Công. Lần này ông tự tay cầm sách lên đọc, điều đó cho thấy rất có thể ông có duyên với Đại Pháp. Có lẽ trong thâm tâm ông cũng muốn tu luyện, nhưng vẫn thiếu một môi trường học Pháp và những học viên có thể dẫn dắt ông. Do đó, tôi thể ngộ rằng việc học Pháp và luyện công tập thể ngoài trời là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thúc đẩy việc tu luyện cá nhân, mà còn tạo ra cơ hội tốt để giảng thanh chân tướng và hồng truyền Đại Pháp.
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/16/494073.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/21/228139.html