[MINH HUỆ 10-04-2025] (Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ phỏng vấn và báo cáo) Một cô gái trẻ đứng tại ngã rẽ cuộc đời, đối diện với những trắc trở và vật lộn trong quá trình trưởng thành, chị phải làm thế nào để tìm lại sức mạnh bình ổn nội tâm, vững bước đến tương lai rộng mở? Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện của chị Hà Tử Vũ.

Khi còn nhỏ, chị Hà Tử Vũ luôn là người lặng lẽ nhất trong đám đông. Đối diện với thế giới huyên náo xung quanh, chị thường suy nghĩ nhiều về những vấn đề mà ngay cả giáo viên và cha mẹ cũng không thể giải đáp. Chị kể: “Khi đó, tôi thường bất chợt nhìn ra ngoài cửa sổ, và suy nghĩ tại sao mình đến đây? Rồi con người sống trên thế gian vì điều gì?” Cùng với việc tìm kiếm đáp án, mẹ của chị Tử Vũ vốn khổ sở vì bệnh tật lại càng muốn giải khai nguyên do của khổ nạn trong cuộc đời hơn cả chị.

Năm chị Tử Vũ 8 tuổi, trên sàn nhà chị thường xuất hiện một mớ tóc rụng, chị đã nói với mẹ: “Đây là tóc của mẹ rụng!” Nhớ lại tình cảnh khi ấy, chị Tử Vũ kể: “Lúc ấy, tôi chưa đủ hiểu chuyện, không nhận thấy sự khác thường và nỗi khổ của mẹ. Về sau, có một hôm, mẹ còn nhắn nhủ tôi, muốn tôi từ đây trở đi hãy chăm sóc tốt cho cha và em trai.” Hóa ra, bà ngoại và dì của chị Tử Vũ đều mắc bệnh ung thư. Khi mẹ chị phát hiện mình cũng có triệu chứng tương tự, nỗi sợ trong tâm khiến bà mất dũng khí sống tiếp.

Kỳ tích bắt đầu từ một tờ rơi

Tháng 8 năm 2004, khi mẹ chị viết xong di thư và chuẩn bị từ biệt người thân, một tờ rơi mà bạn của mẹ chị gửi đến đã thay đổi cuộc đời của bà. Đó là tờ rơi giới thiệu ngắn gọn về lớp chín ngày của Pháp Luân Công, người bạn này nói rằng chồng bà từng mắc bệnh viêm loét dạ dày, nhờ luyện Pháp Luân Công nên mới lành bệnh.

Một tờ rơi giống như một tia hy vọng, thắp lên ý chí muốn sống của mẹ chị Tử Vũ, dù lớp chín ngày khi ấy chỉ còn lại bốn ngày cuối, nhưng bà cũng tranh thủ thời gian để đến tìm hiểu.

Tuy chỉ học hai ngày, nhưng mẹ chị vốn không thể ngủ 14 ngày liền vì thân thể bị đau, lại có thể ngủ ngon vào ban đêm. Bà kinh ngạc không ngớt, bà đã mua cuốn “Chuyển Pháp Luân”-cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và muốn tìm hiểu bí mật. Mẹ của chị Tử Vũ kể: “Khi đó, tôi cho rằng mình không còn sống được bao lâu nên muốn tranh thủ thời gian đọc hết cho nhanh, ngay cả khi cuối cùng chết thật, mà có thể đọc hết cuốn sách này thì cũng mãn nguyện.”

Khi say sưa đọc “Chuyển Pháp Luân”, mẹ chị phát hiện thân thể không còn đau dữ dội nữa, toàn thân hết sức nhẹ nhàng, hơn nữa còn có cảm giác thèm ăn, ăn được ngủ được, thân hình gầy gò cũng dần dần trở nên đầy đặn.

Chị Tử Vũ nhớ lại: “Điều đó thật sự rất thần kỳ, mẹ mới đọc sách chưa lâu, mà chúng tôi đã có thể cảm nhận được sự thay đổi của bà, tóc bà vốn lưa thưa đã mọc nhiều trở lại, sắc mặt vốn tối sầm cũng trở nên sáng sủa, cả người trở nên khỏe mạnh và rất khác.”

Mẹ chị vội vàng báo tin tốt lành cho người thân rằng mình đã hồi phục, chị Tử Vũ kể: “Sau khi bà ngoại và dì biết tin, mọi người đều đến tu luyện, sau đó họ cũng lần lượt hồi phục khỏe mạnh. Đặc biệt là bà ngoại thay đổi nhiều lắm, tóc bà vốn rụng sạch vì hóa trị, nhưng khi tôi về thăm bà, tóc bà đã mọc lại hết, hơn nữa còn là tóc đen. Tôi thấy mà giật mình, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cảnh đó.”

2025-4-9-203814-0.jpg
Hình 1: Chị Tử Vũ và mẹ cùng tham gia Hội giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thoát khỏi ác mộng, đắm mình trong Phật quang thánh khiết

Những kỳ tích xảy ra trên thân của người nhà không chỉ khiến chị Tử Vũ có ấn tượng sâu sắc, mà còn khiến chị thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn bị ác mộng trói buộc. Chị Tử Vũ kể: “Từ khi còn rất nhỏ, tôi mơ đi mơ lại cùng một cơn ác mộng, chỉ cần đi ngủ, thì sẽ mơ thấy một đám yêu ma quỷ quái đến truy sát mình, lần nào trong giấc mơ tôi cũng chạy và chạy mãi, không ngừng chạy trốn, trong tâm rất sợ. Nhưng từ khi mẹ tôi tu luyện, giấc mơ của tôi đã khác rồi.”

Mỗi tối, mẹ của chị Tử Vũ đều đọc Pháp cho con nghe. Cuốn sách mà chị Tử Vũ và em trai thích nghe nhất là “Hồng Ngâm”. Chị nói: “Chúng tôi rất thích nghe, cũng rất thích đọc. Mặc dù khi ấy không có cách nào hiểu được nội hàm nhiều đến vậy, nhưng chúng tôi đều biết Đại Pháp hảo, Pháp Luân Công có thể khiến chúng tôi trở thành những người tốt hơn!”

Đắm mình trong Phật quang thánh khiết, mộng cảnh của chị Tử Vũ đã có sự biến hóa kỳ diệu. Chị nói: “Nhiều lần, trong mơ tôi đang chạy đang chạy, từ đằng xa tôi thấy hình bóng của mẹ ngồi đả tọa. Đúng lúc mẹ luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công, trên thân phát ra ánh sáng chói chang, tôi chạy đến bên cạnh mẹ, nhìn thấy những luồng sáng này thanh trừ sạch hết những thứ yêu ma quỷ quái đó. Một quãng thời gian sau, những cảnh tượng đáng sợ đó không còn xuất hiện nữa.”

Sau khi lên cấp hai, chị Tử Vũ không còn nằm mơ nữa, hàng ngày đều ngủ rất ngon. Cho đến năm đầu cấp ba, chị Tử Vũ lại có một giấc mơ rõ ràng lạ thường. Chị kể: “Tôi mơ thấy một trận sóng thần cuộn đến, cuốn trôi nhà cửa, cây cối, cột điện, động vật và người. Sau khi sóng thần cuốn qua, mọi công trình kiến trúc đều bị san thành bình địa, một mình tôi đi giữa đồng hoang, nghe thấy đằng xa truyền đến tiếng nhạc luyện công của Đại Pháp, tôi đi theo tiếng nhạc, nhìn thấy mẹ đang ngồi đả tọa, nét mặt tường hòa, sau đó tôi đã tỉnh giấc. Giấc mơ này truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng, có lẽ thế giới sẽ có thiên tai và sẽ có kiếp nạn, chỉ có Pháp Luân Công mới có thể cứu vãn thế nhân.”

Giở sách “Chuyển Pháp Luân” ra và bước trên con đường tu luyện

Đại Pháp dần dần bén rễ trong tâm của chị Tử Vũ, chị khi đó vẫn chưa nhận thấy, chính chị cũng có thể giống như mẹ, bước trên con đường tu luyện phản bổn quy chân. Cho đến một ngày năm 2015, ngay lúc chị Tử Vũ học năm thứ hai đại học, một cảm giác chán nản khó diễn tả đột nhiên ập đến, và kể từ hôm đó, chị bắt đầu rơi vào tình trạng lo âu mất ngủ. Do không ngủ được trong thời gian dài, nên khiến chị ngày càng sa sút, đặc biệt là tính cách cũng bị ức chế.

Bỗng nhiên, chị nhớ đến mẹ, nhớ đến cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” màu vàng kim lấp lánh đó. Chị kể: “Tôi vội về nhà lấy một cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ mang đến kiến túc xá để đọc, tôi muốn nói là nếu ban đêm không ngủ được, thì đọc cuốn sách này. Sau đó, đêm nào tôi cũng đọc, ban đầu tôi đã có thể ngủ được vài giờ.”

Chị Tử Vũ cũng tải xuống nhạc luyện công, hàng ngày sau khi học xong, chị sẽ yên lặng luyện công ở ký túc xá. Không lâu sau, các bạn học đều nhận ra sự thay đổi của chị. Chị Tử Vũ nói: “Trước đó tôi bị bệnh dạ dày và đường ruột, thân thể gầy gò, bạn học cho rằng tôi rất giống người bệnh, sau khi luyện công, tôi đã có cảm giác thèm ăn, cân nặng cũng dần dần tăng lên.”

Một ngày nọ, một bạn học còn nói với chị: “Tóc bạn đen thế này, tại sao bạn còn nhuộm đen làm chi?” Sau khi chị Tử Vũ soi gương, chị mới phát hiện màu tóc của mình sẫm hơn hai bậc so với trước đây. Chị nói: “Tôi không chỉ có cảm giác thèm ăn và tóc đã đen lại, thân thể của tôi cũng trở nên khỏe mạnh hơn.”

Đề cao trong xung đột, thăng hoa trong mâu thuẫn

Khi học năm thứ ba đại học, chị Tử Vũ từng bất chợt gặp xung đột trong quan hệ giữa người với người. Một người bạn bắt đầu nhắm thẳng vào chị Tử Vũ ở mọi nơi, nói xấu chị trước mặt những bạn khác, thậm chí còn gửi tin nhắn nói thẳng với chị: “Tôi rất chán ghét bạn.” Chị Tử Vũ lấy hết dũng khí để hỏi nguyên nhân chán ghét là gì, nhưng không nhận được câu trả lời nào. Ngay lúc đó, chị cảm thấy hết sức ủy khuất và khó chịu, một mình trốn ở ký túc xá khóc thầm. Chị kể: “Vì hàng ngày chúng tôi đều phải đối diện với nhau, nên ngày nào tôi cũng bị nhục mạ. Đôi khi xem thời khóa biểu, tôi còn nghĩ: Làm ơn! Mong rằng cô ấy đừng chọn cùng lớp với mình.”

Chị kể: “Khi đó, các bạn học hỏi tôi đã xảy ra chuyện gì, nhưng tôi nghĩ mình là người tu luyện, nếu nói ra, khiến người khác truyền tới truyền lui, thì không tốt cho cô ấy. Vì vậy, tôi lựa chọn không nói, âm thầm chịu đựng.”

Không có nguyên nhân rõ ràng, lại thường bị nhắm thẳng vào và bị cô lập. Mặc dù chị Tử Vũ rất đau khổ, nhưng chị lựa chọn không tranh luận với đối phương, và cũng không kể khổ với người khác, mà chỉ lặng lẽ học Pháp.

Một buổi tối nọ, chị đọc đến bài giảng thứ tư trong “Chuyển Pháp Luân”, chị hướng nội tìm bản thân và nói: “Cô ấy không tốt với tôi, thì tôi oán trong tâm, đây chẳng phải là nhân tâm sao? Nếu tôi ôm giữ oán hận, thì làm sao được tính là người tu luyện chứ? Tôi biết mình phải vứt bỏ những thứ oán hận và ủy khuất đó, đối diện với hết thảy một cách bình hòa. Sau đó, mặc dù cô ấy vẫn nhắm thẳng vào tôi, nhưng tôi đã có thể đối đãi một cách bình tĩnh.”

Chị kể: “Đến ngày tốt nghiệp đại học, vừa hay cô ấy ngồi kế bên tôi. Khi đó, chúng tôi đã có thể nói chuyện tự nhiên như bạn bè thông thường, tôi cũng cảm thấy thái độ của cô ấy đối với mình đã trở nên ôn hòa hơn nhiều. Từ đó, tôi có trải nghiệm sâu sắc, rằng ý nghĩa chân chính của tu luyện không phải là trốn tránh xung đột, mà là trong mâu thuẫn buông bỏ tự ngã, thăng hoa tâm tính, bất động tâm và không oán hận, đồng thời luôn luôn lấy Thiện đãi người. Sau khi nghiệp lực tiêu đi, tâm tính sẽ đề cao, mâu thuẫn cũng tự nhiên được hóa giải.”

2025-4-9-203814-1.jpg
Hình 2: “Chuyển Pháp Luân” giúp chị Tử Vũ đề cao tâm tính trong xung đột và mâu thuẫn

Hiện nay chị Tử Vũ đã 29 tuổi, chị từ một cô bé ngu ngơ lớn lên thành một đệ tử Đại Pháp kiên định. Chị cảm thấy biết ơn, nói: “Trong thế giới hỗn loạn này, có thể có một môi trường thuần tịnh như Đại Pháp này là điều hết sức đáng quý. Trong thời đại hiện nay với đạo đức bại hoại và các giá trị hỗn loạn, Pháp Luân Công dạy người hướng Thiện, dạy tôi chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm một người tốt, học cách phân biệt thiện và ác, tốt và xấu, đây thật là một điều hạnh phúc vô tỷ. Tôi rất biết ơn Sư phụ vì đã cải biến sinh mệnh của mình, đồng thời khiến tôi và gia đình trở nên thuần tịnh và mỹ hảo hơn.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/4/10/492487.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/12/226208.html

Đăng ngày 30-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share