Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Philadelphia, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 11-04-2025] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Philadelphia đã được mời tham gia Tuần lễ Nhận thức về Ngôn ngữ và Văn hóa Toàn cầu thường niên tại Đại học La Salle vào ngày 9 tháng 4 năm 2025. Tại sự kiện, họ đã trình chiếu bộ phim tài liệu từng nhận giải thưởng mang tên Thư từ Mã Tam Gia.

86009e010f15e1a0d8287d81d9413bb1.jpg

3f90f066c71090b349a958fa69c5de1d.jpg

Đại học La Salle

Bộ phim đã khiến nhiều giảng viên và sinh viên cảm động, một số đã rơi lệ. Trong phim, học viên Pháp Luân Đại Pháp Tôn Nghị đã bị tra tấn tàn bạo trong tù nhưng ông không khuất phục và vẫn kiên định với đức tin của mình.

“Đây là một bộ phim rất cảm động, một bộ phim tài liệu vô cùng cảm động, nhưng cũng rất truyền cảm hứng”, ông Miguel Glatzer, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học La Salle, cho biết. “Bộ phim trình chiếu một câu chuyện phi thường về dũng khí, đạo đức và thể chất khi đối mặt với sự đàn áp khủng khiếp trong các trại cải tạo của chính quyền Trung Quốc.”

2df265a45647e57a913c0b6a62fabfff.jpg

7ef444b7eaeda7946e0f1df953ed8c40.jpg

Áp phích về buổi chiếu phim tài liệu tại Đại học La Salle

Thư từ Mã Tam Gia kể câu chuyện của cô Julie Keith, một cư dân Oregon, người đã tình cờ phát hiện một bức thư cầu cứu do một học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc viết. Bức thư được giấu trong một món đồ trang trí Halloween mà cô mua từ một cửa hàng giảm giá địa phương ở Oregon. Bức thư tiết lộ sự thật kinh hoàng về cuộc bức hại nhân quyền trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia và kêu gọi thế giới giúp đỡ. Tác giả của bức thư là ông Tôn Nghị, nhân vật chính của bộ phim.

Tiến sĩ Mark Thomas, Trợ lý Giáo sư Khoa Khoa học Chính trị và Kinh tế, Đại học La Salle, cho biết: “Bộ phim là bức tranh khắc họa rõ nét tội ác ghê rợn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhân vật chính đã phải chịu đựng khổ nạn vì ba giá trị [Chân-Thiện-Nhẫn] của Pháp Luân Đại Pháp, điều đã thay đổi cuộc đời ông. Ông đã mất sự nghiệp, mất đi cuộc hôn nhân của mình và cuối cùng mất cả sinh mạng vì những giá trị mà ông tin tưởng. Đó là một điều thật đáng phẫn nộ.“

“Điều tệ hơn nữa là, tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục diễn ra với nạn thu hoạch nội tạng tràn lan từ những người vô tội, những người yêu chuộng hòa bình, mà tội duy nhất của họ là tìm cách sống hòa hợp với vũ trụ và đồng bào của mình trên thế giới.”

Tiến sĩ Thomas nhắc nhở mọi người hãy phản đối việc mua các sản phẩm giá rẻ được sản xuất tại các nhà tù và trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc. “Người dân trên toàn thế giới phải nhận thức được rằng việc họ mua hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc thực ra là đang tiếp tay cho cái ác của ĐCSTQ,” ông nói.

Ông cũng kêu gọi mọi người ký bản thỉnh nguyện (www.fgpa-petition.org) kêu gọi các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công, “Tất cả mọi người phải ký đơn thỉnh nguyện này để ban hành luật trừng phạt các quan chức ĐCSTQ và bè lũ tay sai của họ phải chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người. Mọi người không thể làm ngơ thêm nữa trước cuộc bức hại nghiệt ngã đối với các tín đồ Cơ đốc giáo, học viên Pháp Luân Đại Pháp và những người khác mà tội duy nhất của họ là bảo vệ chân lý và lẽ phải.”

Ông Frank, một cựu sinh viên Đại học La Salle tốt nghiệp năm 1969, cũng xem bộ phim và rất xúc động. Ông nói: “Ông Tôn Nghị rất truyền cảm hứng. Ông ấy đã khơi dậy sức mạnh, nghị lực và sự kiên định. Sự tận tâm của ông ấy đối với Pháp Luân Công là bởi vì ông đã trải nghiệm và được lợi ích từ đó, điều này đã mang lại cho ông sự kiên định đối với pháp môn cho đến tận lúc qua đời và tất cả những người quen biết ông đều cảm thấy đau đớn. Điều đó thật đáng buồn, nhưng ông ấy đã thể hiện sức mạnh to lớn trong suốt bộ phim.”

“Bộ phim rất hay. Nó cho tôi cơ hội biết đến văn hóa Trung Hoa, các thành phố lớn, làng quê, xe lửa, nhà ga lớn. Thật tuyệt khi thấy những điều đó trong phim, và điều đó tạo sự tương phản rõ rệt với sự tàn ác của chính quyền [ĐCSTQ]. Hơn một tỷ người đang gặp nguy hiểm vì [ĐCSTQ], thật bi thảm.”

Ông Frank cho hay ông đã học được từ bộ phim rằng: “Ông Tôn Nghị có một mục đích sống. Và lời cuối tôi muốn nói là điều đó mang lại sức mạnh cho tâm trí tôi rằng ông ấy có một mục đích sống và ông ấy đã kiên trì theo đuổi nó. Mỗi cá nhân chúng ta đều có mục đích sống của riêng mình, và chúng ta cần phải kiên trì.”

Ông Frank đã ký đơn thỉnh nguyện yêu cầu các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Ông cho hay sẽ còn nhiều việc phải làm để giúp chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Chị gái của ông Frank, bà Maria, cũng rất cảm động trước bộ phim. Bà nghẹn ngào cho biết bộ phim này đã khiến bà xúc động sâu sắc và trải nghiệm của ông Tôn Nghị thật phi thường.

Bà Maria ca ngợi cô Julie vì đã đăng bức thư lên mạng để tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi phát hiện ra nó. Áp lực dư luận từ bức thư đã góp phần vào việc ĐCSTQ đóng cửa các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Bà Maria rất đồng tình với câu nói cuối cùng của ông Tôn Nghị trong phim: “Chính nghĩa cuối cùng sẽ thắng tà ác.” Bà cho biết bà sẽ nói với nhiều người hơn về trang web của bộ phim: www.letterfrommasanjia.com và kêu gọi họ xem phim.

Sau khi xem bộ phim, một sinh viên đã hỏi về cái chết của ông Tôn Nghị ở Indonesia. Một học viên cho hay có thông tin rằng có thể ông đã bị mật vụ của ĐCSTQ sát hại.

Bà Maria bày tỏ bà rất đau lòng khi biết ông Tôn Nghị đã qua đời, và bà sẽ viết một bài thơ để tưởng nhớ ông ấy.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/11/492520.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/13/226220.html

Đăng ngày 16-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share