Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ý

[MINH HUỆ 24-03-2025] Sự kiện Câu chuyện về Những Người Phụ Nữ Ý Xuất Sắc đã được tổ chức tại Trụ sở Thượng viện ở Rome, Ý, vào ngày 21 tháng 3 năm 2025. Tiến sỹ Katerina Angelakopoulou, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ý, đã được trao giải thưởng Phụ nữ Xuất sắc.

857a51996d128376bf1dfe9d610d1ad2.jpg

Tiến sỹ Katerina Angelakopoulou (bên trái), Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ý, được Thượng nghị sỹ Cinzia Pellegrino (bên phải) trao giải thưởng Phụ nữ Xuất sắc.

174a3ed56f028b160bfe5949a740809c.jpg

Sự kiện Câu chuyện về Những người Phụ nữ Ý Xuất sắc được tổ chức tại Trụ sở Thượng viện ở Rome, Ý, ngày 21 tháng 3 năm 2025.

Sự kiện do nữ Thượng nghị sỹ Cinzia Pellegrino thuộc đảng Anh em Ý (Fratelli d’Italia) tổ chức, bà cho rằng việc tôn vinh và khen thưởng tài năng của phụ nữ là điều rất nên làm.

Tại buổi lễ, Thượng nghị sỹ Pellegrino phát biểu: “Chúng tôi mong muốn thay đổi cách nhìn nhận phụ nữ như những nạn nhân của sự đau khổ và phân biệt đối xử, bởi ở Ý có rất nhiều phụ nữ xuất sắc xứng đáng được nhắc đến. Họ là những tấm gương về lòng dũng cảm, tài năng và thành công. Đã đến lúc phải dành chỗ cho những câu chuyện này và công nhận giá trị của chúng trong cuộc sống thường ngày. Những người phụ nữ này có sức ảnh hưởng lớn nhưng cũng rất bình dị. Mỗi người trong số họ đều có một câu chuyện thành công để kể. Họ luôn phục vụ mọi người và mang lại lợi ích cho xã hội trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần có sự thay đổi về văn hóa, bắt đầu bằng việc hiện diện của người phụ nữ trên các phương tiện truyền thông, tại các tổ chức và tại nơi làm việc. Chúng ta cần vinh danh và khen ngợi những người đạt được bình đẳng thông qua sự cống hiến thường ngày của họ.”

Thượng nghị sỹ Pellegrino, đồng thời là thành viên của Ủy ban Đặc biệt về Bảo vệ và Thúc đẩy Nhân quyền, chia sẻ thêm: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự cống hiến của quý vị thật đáng quý và trọng yếu biết bao. Điều này không thể coi là đương nhiên được. Quý vị bảo vệ nhân quyền cho các nhóm tôn giáo thiểu số. Họ [các học viên Pháp Luân Công] bị chính quyền Trung Quốc bức hại chỉ vì họ là những người tiên phong cho các nguyên tắc tự do và tự chủ. Nhóm tu luyện Pháp Luân Công có tinh thần vị tha, yêu thương và gắn kết cộng đồng. Các bạn không cần phải cải đạo, và hãy nhớ rằng mọi người đều có quyền bảo vệ thân thể và tự do tư tưởng của mình.”

Chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

Tiến sỹ Katerina Angelakopoulou được mời phát biểu tại sự kiện buổi tối hôm đó. Bà đã nói về cam kết của mình đối với nhân quyền, điều mà đối với bà là nhất quán với việc duy trì đạo đức trong ngành y.

Trong bài phát biểu của mình, bà chia sẻ: “Tôi biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công [Pháp Luân Đại Pháp] ở Trung Quốc khi tôi còn học tại trường y. Từ đó đến nay, ban đầu là sinh viên và sau đó là bác sỹ, tôi đã cống hiến cả đời mình để chấm dứt cuộc bức hại này và bảo vệ sự sống. Cộng đồng y khoa không thể chấp nhận tội ác này. Đối với chúng tôi, một ca cấy ghép tạng cho bệnh nhân ở Trung Quốc rất có thể đồng nghĩa với việc một học viên Pháp Luân Đại Pháp bị giết để trở thành người hiến tạng.”

Một bác sỹ khác có mặt tại buổi tối hôm đó, bác sỹ tim mạch và nhà nghiên cứu đại học, Tiến sỹ Nguyễn Bích Liên, đã bày tỏ sự đoàn kết với các nạn nhân của cuộc bức hại mà Tiến sỹ Angelakopoulou đã đề cập. Bà nói: “Đây [cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp] là tội ác mà chúng ta, những người sống trong xã hội dân chủ và bảo vệ tự do cá nhân bằng mọi giá, hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Do đó, tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi của mọi người: những tội ác này không được phép xảy ra ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.”

Liên quan đến việc nhóm Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại mà Tiến sỹ Angelakopoulou đã đề cập, Tiến sỹ Vienna Eleuteri, nhà nhân chủng học, nhà khoa học về phát triển bền vững, phó chủ tịch và người sáng lập Quỹ Cách mạng Nước (Water Revolution Foundation), đồng thời cũng được trao tặng danh hiệu Phụ nữ Xuất sắc, cho biết: “Tôi biết những điều kinh hoàng như vậy vẫn tồn tại trên thế giới; trước đây tôi không biết đến cuộc bức hại này, việc chấm dứt cuộc bức hại là một nỗ lực chung của toàn cầu, và phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện điều này.”

“Từ góc độ nhân chủng học, chủ đề nhân quyền rất quan trọng, và đây không chỉ là lý thuyết: Tôi cho rằng vấn đề này thực sự cần được bàn bạc lại để nhân quyền có thể thực sự trở thành nhân quyền cho tất cả mọi người”, bà nói thêm.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/24/491962.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/26/225987.html

Đăng ngày 28-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share