Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 15-02-2025] Tôi may mắn được tham gia triển lãm thư họa (tranh và thư pháp) tại Trường Xuân vào tháng 5 năm 1997, kỷ niệm 5 năm Sư phụ truyền công giảng Pháp. Triển lãm kéo dài 9 ngày, với khoảng hơn 1.000 tác phẩm các loại được trưng bày.

Số lượng tác phẩm nhiều, hình thức đẹp, nội dung chân thật, sâu sắc, tinh tế. Buổi triển lãm có sự tham gia của nhiều nhân sĩ nổi tiếng từ các lĩnh vực khác nhau, vô cùng khác biệt so với những triển lãm thông thường khác, có thể nói là chưa từng có tiền lệ. Mỗi bức tranh, mỗi thể hội tu luyện của học viên, mỗi tác phẩm đều khiến tôi cảm động và khó quên. Tôi đã chụp lại rất nhiều bức ảnh tại triển lãm:

Dưới đây là vài bức ảnh được chụp tại triển lãm thư họa năm ấy:

2025-2-11-202316-0.jpg

2025-2-11-202316-1.jpg

2025-2-11-202316-2.jpg

2025-2-11-202316-3.jpg

2025-2-11-202316-4.jpg

2025-2-11-202316-5.jpg

2025-2-11-202316-6.jpg

2025-2-11-202316-7.jpg

2025-2-11-202316-8.jpg

Một sự việc đặc biệt khiến tôi mãi không quên. Triển lãm thư họa lần ấy có tổng cộng năm gian trưng bày, khi tôi đang ở gian triển lãm thứ hai thì thấy một người phụ nữ không thể tự bước đi và đang được hai người đàn ông dìu đến. Vì khi đó triển lãm không thu phí vào cửa, chỉ nhìn huy hiệu Pháp Luân để xác định xem có phải là học viên hay không.

Một tình nguyện viên phục vụ tại gian triển lãm thứ hai nhìn thấy huy hiệu Pháp Luân trên người bà, liền hỏi: “Nếu bà đã là học viên Pháp Luân Công rồi thì sao lại không thể tự đi được?” Nghe vậy, người nữ học viên đó liền bảo hai người đàn ông đang dìu bà buông tay ra và bà đứng dậy, rồi từng bước từng bước đi tới trước bức ảnh Pháp tượng của Sư phụ treo trên bức tường đối diện với căn phòng. Bà hợp thập và nước mắt sớm đã lăn dài trên má. Nhiều học viên chúng tôi có mặt ở trong phòng khi ấy cũng không kìm được nước mắt, cảm kích trước sự từ bi cứ độ của Sư phụ.

Sau khi hỏi thăm hoàn cảnh, chúng tôi được biết bà ấy họ Lý, là người Trường Xuân. Sau khi sinh người con gái thứ ba thì bị hậu sản: hai chân bị liệt và tình trạng đó đã kéo dài suốt 18 năm. Bà ấy đắc Pháp vào tháng 1 năm 1997, chỉ trong vòng 4 tháng tu luyện ngắn ngủi, một người bị liệt suốt 18 năm như bà ấy đã có thể đứng dậy được, hơn nữa chỉ trong vài phút ngắn ngủi, bà ấy đã có thể đi lại bình thường. Sự cảm kích của chúng tôi với Sư phụ vĩ đại thật không sao biểu đạt bằng lời.

Một hôm, khi chúng tôi vừa rời triển lãm, thì thấy bầu trời bên ngoài xuất hiện vô số Pháp Luân, rất nhiều đồng tu đã nhìn thấy được cảnh tượng đó. Những đồng tu không thấy được Pháp Luân cũng có thể thấy bầu trời phía trên phòng triển lãm được bao trùm trong ánh sáng đỏ.

2025-2-11-202316-9.jpg

2025-2-11-202316-10.jpg

Tôi cùng một số học viên đến từ nhiều nơi khác nhau mà tôi tình cờ gặp ở triển lãm thư họa lần này đã quyết định đi tới Đại Liên, vì nghe nói Sư phụ đã từng tới đó. Chúng tôi đã ngồi tàu hỏa đến Đại Liên, đi theo tuyến đường mà Sư phụ đã đi qua. Ở trên tàu, tôi lấy ra những bức ảnh đã chụp tại triển lãm ra xem. Ngồi đối diện với chúng tôi trong khoang tàu là một người phụ nữ, cô ấy đi cùng mẹ và con gái. Cô ấy hiếu kỳ và cầm vài tấm ảnh lên xem. Vừa xem xong, cô ấy liền cảm thấy chóng mặt, hoảng hốt cầm lấy cuốn sách giảng Pháp của Sư phụ mà đồng tu đặt trên bàn lên và thảng thốt nói rằng có thứ gì ở trên người cô ấy đang chịu không nổi. Đồng tu nhận ra là trên người cô ấy có phụ thể, liền hồng Pháp cho cô ấy và nói với cô ấy rằng những phụ thể kia đều là thứ không tốt, chỉ cần tu chính Pháp, thì nhất chính áp bách tà. Lúc sắp đến ga tàu, người phụ nữ kia cuối cùng đã minh bạch và quyết định tu Đại Pháp, không muốn thứ phụ thể kia. Lúc này cô ấy lập tức ói mửa, sau đó tinh thần tốt hơn rất nhiều. Cô ấy xin tất cả sách giảng Pháp của Sư phụ, rồi vui sướng trở về nhà.

Nhưng trước khi rời đi, cô ấy có nói một câu khiến tôi hơi động tâm. Cô ấy nói: “Con mãng xà đó đã đi rồi. Trước khi đi, nó bảo tôi là kẻ vô lương tâm và nói tạm biệt. Trước kia nó luôn bảo tôi hát bài ‘Tân bạch nương tử truyền kỳ; cho nó nghe”. Khi ấy tôi nghĩ: “Ồ, nghe nói tháp Lôi Phong đã sập, không biết phụ thể này có phải là con bạch xà kia không nhỉ. Nếu đúng, thì thật đáng thương”. Một niệm như thế lóe lên trong đầu tôi, nhưng tôi hoàn toàn không ý thức được tính nghiêm trọng của niệm đầu bất chính ấy.

Tối hôm đó, mấy đồng tu nữ chúng tôi muốn trò chuyện lâu hơn nên đã ngủ chung một phòng. Tôi nói với họ rằng tôi đã quyết định sáng sớm mai sẽ về Trường Xuân để tham gia buổi học Pháp chung ở đó. Tôi không muốn dùng kỳ nghỉ để đi tham quan nữa, tôi muốn học Pháp.

Khi tôi vừa nằm xuống, còn chưa kịp ngủ, thì bỗng thấy trước mặt có một cây cầu độc mộc. Trên cầu là một bà lão mặt mày vô cùng dữ tợn, mái tóc trắng dựng ngược lên, đưa mười đầu ngón tay có móng sắc dài nhọn hoắt chọc thẳng vào đầu tôi. Tôi giật mình ngồi bật dậy, kể với đồng tu cảnh tượng vừa rồi. Đồng tu nhắc nhở tôi: “Chị nghĩ kỹ xem mình có chấp trước gì không?”

Tôi nghĩ mãi nghĩ mãi… Chẳng lẽ như đồng tu nói, việc tôi quyết định sáng mai về Trường Xuân là chấp trước chăng? Tôi đã quá chấp trước vào môi trường đó chăng?

Trước đây tôi rất nhát gan, nhưng từ khi đắc Pháp, tôi trở nên gan dạ hơn, vì trong tâm tôi có Pháp, tôi biết có Sư phụ đang bảo hộ mình, dù đường tối đến đâu tôi cũng dám đi. Thế nhưng lần này, tôi lại có chút sợ hãi, bởi tôi không hiểu nó có thể chui vào đầu tôi bằng cách nào.

May thay tôi có Sư phụ, có Pháp, nên tôi lại nằm xuống lại, trong tâm không ngừng cầu Sư phụ: “Sư phụ ơi, con nhát gan, xin Sư phụ bảo hộ con”. Tôi cứ xin với Sư phụ như vậy, rồi ngủ thiếp đi. Giấc ngủ của tôi không sâu, giường lại sát cửa sổ, nên tôi có thể nghe rất rõ tiếng mưa rả rích suốt đêm, lại thêm tiếng ngáy của một đồng tu lớn tuổi người Trùng Khánh.

Sáng sớm hôm sau, tôi ngạc nhiên khi nghe các đồng tu bàn tán về tiếng sấm đêm qua vang đến mức nào, tiếng sấm nổ liên tiếp năm, sáu lượt, hệt như sấm đánh ngay bên ngoài cửa sổ vậy, thậm chí còn xuất hiện một quả cầu lửa lớn bay vào phòng. Ngay lúc đó, cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” mà đồng tu để bên gối lập tức phát ra một Pháp Luân lấp lánh ánh vàng kim nuốt chửng lấy quả cầu lửa ấy. Vậy mà, tôi lại không hề nghe thấy tiếng sấm nào, không hay biết gì hết, chỉ biết trời mưa suốt đêm và tôi nghe tiếng mưa suốt đêm. Tín tâm với Sư phụ, lòng biết ơn với Sư phụ từ tận đáy lòng tôi không thể dùng bất cứ ngôn từ nào của thế gian để biểu đạt nổi. Tôi biết chính là Sư phụ đã bảo hộ tôi.

Trên chuyến xe lửa trở về Trường Xuân, tôi dựa lưng vào ghế, nhắm mắt nghỉ ngơi. Đột nhiên, tôi thấy phía bên dưới một ngọn núi cao không thấy đỉnh đang đè chặt lên một bà lão– chính là người từng muốn chui vào đầu tôi. Nhưng lúc này bà ta đã không còn hung tợn nữa, khuôn mặt nhăn nheo chảy xệ, mái tóc bạc rối bù xõa xuống lòa xòa. Đúng tích tắc ấy tôi bỗng nhiên minh bạch ra hàm nghĩa của câu “Sư phụ bảo hộ con”. Tôi không kìm nổi nước mắt nữa! Cuối cùng tôi đã hiểu ra chấp trước của tôi chính là trong tư tưởng đã nổi lên một niệm thừa nhận phụ thể kia, nó đã lợi dụng sơ hở mà xâm nhập. Một niệm thật đáng sợ làm sao! Nhưng chỉ cần chúng ta thật sự tín Sư tín Pháp, thì nó chẳng là gì cả.

Chúng ta thật sự cần phải kiên trì giữ vững chính niệm của mình. Chỉ một niệm đầu không vững, thì đó sẽ là cuộc giao tranh giữa chính và tà. Sư phụ sẽ phải vất vả rất nhiều vì chúng ta, hơn nữa, đó là những vất vả mà chúng ta khoàn toàn không thể nào tưởng tượng nổi.

Sư tôn từ bi vĩ đại đã khai sáng cho chúng ta tất cả những điều vĩ đại nhất. Tôi không cách nào biểu đạt hết lòng tôn kính và cảm ân với Sư tôn từ bi vĩ đại. Chỉ có tuân theo lời dạy của Sư phụ, bước thật tốt từng bước trên con đường tu luyện, làm tốt những việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm trong thời kỳ Chính Pháp, không phụ sự từ bi khổ độ của Sư tôn, không uổng phí cơ duyên vạn cổ khó gặp này.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/15/490668.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/26/225645.html

Đăng ngày 08-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share