Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đài Loan

[MINH HUỆ 30-10-2024]

Kính chào Sư phụ tôn kính!
Chào quý đồng tu!

Tôi là một sinh viên trẻ đến từ Đào Viên, trong gia đình tôi, bà nội và cha mẹ tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp trước khi tôi chào đời, nói cách khác, ngay khi chào đời thì tôi đã học Pháp Luân Đại Pháp theo cha mẹ, tính đến nay đã 25 năm rồi. Nhìn lại hành trình tu luyện này, tôi thể hội được lòng từ bi của Sư phụ, sự mỹ hảo của Đại Pháp và sứ mệnh khi làm đệ tử Đại Pháp.

1. Lần đầu tiên cuộc đời chạm đáy, [tôi] lĩnh ngộ được ý nghĩa của tu luyện

Khi còn nhỏ, tôi thường theo cha mẹ đến tham gia các buổi giao lưu và các hoạt động Đại Pháp khác nhau, cũng như làm tốt ba việc với sự dặn dò của cha mẹ. Nhưng sau khi lên cấp hai, tôi đã vào lớp học đặc biệt chú trọng việc lên lớp, với áp lực bài vở nặng nề, tôi thường thức đêm học bài, ba việc mà người tu luyện vốn nên làm tốt trở nên không quan trọng nữa. Thành tích [của tôi] không những không khởi sắc mà còn ngày càng tệ hơn, mối quan hệ giữa tôi với cha mẹ cũng trở nên căng thẳng, tôi thường cãi lại và nổi giận với cha mẹ.

Trạng thái này kéo dài gần một năm, cho đến một buổi sáng nọ, tôi đột nhiên tỉnh ngộ và ngồi bật dậy khỏi giường, lẩm nhẩm và tự nói: “Mình phải học Pháp.” Đột nhiên buột miệng nói ra một câu, khiến tôi nhận thức được, đó là phía minh bạch của mình đã thanh tỉnh! Khi tôi cầm lại kinh sách của Sư phụ, tôi đọc đến đoạn Pháp mà Sư phụ giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]”:

“Tôi không chỉ là vì chư vị, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà thao tận cái tâm, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà gần như hao tận mọi thứ của tôi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

“Nhưng chư vị biết chăng? Những thứ mà chư vị đắc được ấy đã dung nhập [với] bao nhiêu thứ của tôi trong đó? (vỗ tay). Đương nhiên tôi không muốn giảng về những sự việc của bản thân tôi. Tôi chỉ là muốn bảo với chư vị rằng những sự việc mà tôi là sư phụ đang làm đây, chư vị cũng phải trân quý đó! Chư vị nhất định phải tu cho tốt, đừng lỡ mất cơ duyên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Khi đọc đến đoạn kinh văn này, nước mắt tôi giàn giụa. Cuối cùng tôi đã minh bạch, được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ tu luyện Đại Pháp và có thể trở thành đệ tử Đại Pháp thật đáng quý biết bao. Cũng vì từ nhỏ có Pháp lý của Sư phụ chỉ dẫn, nên mới có thể khiến tôi lấy thái độ đúng đắn để đối nhân xử thế, trở thành một học sinh tốt với phẩm cách và học vấn ưu tú [như] giáo viên và bạn bè nói. Trong tâm tôi hết sức biết ơn Sư phụ, tôi hạ quyết tâm tu luyện tốt, không thể lãng phí con đường tu luyện mà Sư phụ đã khổ tâm an bài. Cũng vì [tôi] đặt tu luyện ở vị trí quan trọng nhất, nên mối quan hệ căng thẳng giữa tôi với cha mẹ và thành tích học tập đã dần dần trở lại quỹ đạo đúng đắn.

2. Đào sâu và trừ bỏ chấp trước ẩn giấu trong nhiều năm

Một năm nọ, khi tôi còn học đại học, nhiều đồng tu không hẹn mà mời tôi tham gia trại hè sinh viên. Sau khi đồng ý ghi danh, trong một quãng thời gian dài, tôi luôn hào hứng quá thành ra tiêu trầm, thậm chí còn cảm thấy bài xích. Thái độ tiêu cực khiến tôi nhận ra trạng thái của mình không đúng, rõ ràng đó là hoạt động Đại Pháp, là một hoàn cảnh có thể giao lưu với nhau và tỷ học tỷ tu, sao tôi có thể bài xích như vậy chứ?

Để thanh lý sự can nhiễu và kháng cự trong tâm, tôi lựa chọn ngồi xuống và hướng nội tìm. Tôi phát hiện ra mình cảm thấy áp lực về việc tham gia trại hè sinh viên, do lúc bình thường tôi học Pháp và luyện công không đủ, và cũng rất hiếm khi tham gia hạng mục giảng chân tướng. Vì vậy, trước khi lên đường đến trại hè, tôi quyết định đốc thúc bản thân, bắt đầu từ [cuộc sống] hàng ngày, trước tiên [tôi] tăng thời gian học Pháp và luyện công.

Có lẽ là Sư phụ nhìn thấy cái tâm muốn thay đổi của tôi, khi học Pháp, tôi luôn có thể nhìn thấy điểm hóa của Sư phụ ở khắp nơi, trong quá trình này, lại khiến tôi tìm thấy chấp trước mà mình đã chôn sâu trong nhiều năm. Tôi còn nhớ, xã hội khi ấy quan tâm đến các sự kiện như bình đẳng giới tính, quấy rối tình dục, những vấn đề thảo luận liên quan luôn bị báo cáo phóng đại và tô vẽ. Phong thái xã hội như vậy lại khiến tôi nhớ tới ngôn ngữ dị tính luyến ái và việc quấy rối cơ thể khi còn học cấp hai, trải nghiệm của nhiều năm trước giờ đây gợi lên trong tâm tôi sự thống khổ và cảm giác rất khó chịu, tôi nghĩ việc này sao có thể xảy ra với mình chứ? Cho đến một ngày nọ, tôi đọc đến kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999]”, Sư phụ giảng:

“vì để chư vị đề cao viên mãn, sẽ để chư vị ngồi ở đầu giường cũng phải khiến chư vị nghĩ tới những chuyện khó chịu trong những năm tháng xưa cũ. Khiến chư vị ngồi tại đó mà tức giận, tức không chịu nổi, tức đến nửa ngày rồi hiểu ra: ôi chao, mình là người tu luyện không nên tức giận thế này. Cái tâm này sẽ bỏ đi cho chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Tôi thể ngộ được, bất kể là sự việc xảy ra năm đó, hay sự việc nhớ lại sau nhiều năm, trên con đường tu luyện chắc chắn phải có nhân tố khiến tôi đề cao ở trong ấy.

Quá trình hướng nội tìm này kéo dài trong vài tháng, hàng ngày tôi đều ghi lại những thể ngộ về hướng nội tìm trên điện thoại di động. Trong quãng thời gian này, mặc dù tôi có một lần cảm thấy thất vọng và đau lòng trước quá khứ mà mình rơi vào thùng thuốc nhuộm lớn và không cách nào vực dậy, nhưng tôi hiểu rằng, chỉ có Đại Pháp mới có thể dẫn tôi ra khỏi vực sâu thống khổ.

Như vậy, trong khi học Pháp và hướng nội tìm hết ngày này đến ngày khác, tôi tìm thấy mình có tâm hư vinh rất nặng và danh-lợi-tình chưa vứt bỏ. Khi còn học cấp hai, tôi không chỉ thích chạy theo trào lưu, ăn mặc quá tuổi thậm chí là biến dị, tôi luôn cảm thấy dương dương tự đắc khi được các bạn học, thậm chí là những người khác giới yêu thích. Khi nhận ra những thứ này, tôi đã xoay trở lại, vứt bỏ những món phục sức biến dị ở nhà cũng như những bức thư và mảnh giấy ghi chú thời cấp hai. Không lâu sau khi tôi tìm thấy những chấp trước được chôn giấu trong nhiều năm đó, đoạn nhật ký mà tôi viết trên điện thoại di động trong quãng thời gian này cũng không thể mở lên sau sự cố điện thoại đột ngột. Tôi biết, đây là bảo tôi phải buông bỏ gánh nặng quá khứ, tiếp tục đi về phía trước. Bắt đầu quá trình hướng nội tìm này khiến tôi cảm thấy nặng nề và không thể thở nổi, nhưng với sự từ bi điểm hóa và khích lệ của Sư phụ, khi gỡ bỏ tầng tầng chấp trước, cuối cùng tôi đã trở nên bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn.

3. Tham gia nhóm bán sản phẩm nghệ thuật của Shen Yun, truyền đạt sự mỹ hảo của Shen Yun

Kể từ thời đại học, tôi đã tham gia một số hạng mục, một trong số đó là nhóm bán sản phẩm nghệ thuật của Shen Yun, [chúng tôi] bán các sản phẩm nghệ thuật ở buổi biểu diễn Shen Yun, đồng thời giới thiệu cho khán giả lý niệm thiết kế sản phẩm nghệ thuật và sự mỹ hảo của Shen Yun. Khi mới tham gia hạng mục này, tôi cho rằng những việc cần làm trong hạng mục không khó đối với mình, giống như việc ghi nhớ đơn giá và lý niệm [thiết kế] sản phẩm nghệ thuật.

Tuy nhiên, đúng lúc tôi cho rằng mình có thể “dễ dàng kiểm soát”, khảo nghiệm liền xuất hiện. Đôi khi nhân viên bán sản phẩm nghệ thuật cần giúp khách hàng đeo nữ trang và khăn quàng lụa, vì dáng người tôi nhỏ nhắn, nên tôi cần mang giày cao gót thì mới có thể dễ dàng phục vụ khách hàng. Ban đầu, tôi không có khái niệm về giày cao gót, tôi lựa chọn một đôi giày mũi nhọn và gót nhọn, khi đứng và di chuyển lâu trong nhiều ngày, hai chân của tôi luôn bị đau không dứt, đặc biệt là đến suất diễn buổi tối, từ gót chân đến cẳng chân thường bị chuột rút và đau nhói, có khi đau đến mức tôi không thể đi lại. Khi đó, vì để làm dịu cơn đau, sau khi khán giả vào trong nhà hát, tôi thường lặng lẽ cởi giày cao gót ra cho thoải mái.

Một năm nọ, sau khi chuyến lưu diễn kết thúc, đồng tu trong nhóm giao lưu và nhìn lại, nhắc đến trong quá trình bán hàng lần này, cô thấy quầy hàng hơi lộn xộn, đặc biệt là có đồng tu cởi giày cao gót ra nghỉ ngơi nhưng không cất gọn gàng, để giày ở lối đi. Mặc dù người mà đồng tu nhắc không phải là tôi, nhưng khiến tôi nhìn lại bản thân về việc cởi giày cao gót ra nghỉ ngơi. Tôi phát hiện mình có tâm an dật, không coi việc mang giày cao gót là quá trình tiêu nghiệp và đề cao. Ngoài ra, tôi không đủ nghiêm túc đối với hạng mục chứng thực Pháp bán sản phẩm nghệ thuật này, tôi còn có tư tâm muốn cho bản thân dễ chịu thoải mái, nên mới làm ra hành vi như vậy. Trái lại, các diễn viên Shen Yun, bất kể ở đâu, nhất cử nhất động và nhất ngôn nhất hành của họ đều đoan chính và tao nhã, đều thể hiện sự mỹ hảo của Đại Pháp và Shen Yun. Điều này khiến tôi nhìn thấy sự sai kém của bản thân, và hiểu ra chỉ có đề cao tâm tính, thì mới có thể theo kịp yêu cầu cao của Shen Yun, mới xứng đứng trên đôi giày cao gót ấy để chứng thực Pháp trong nhóm bán sản phẩm nghệ thuật.

Kể từ đó, bất kể đứng trên đôi giày cao gót kiểu nào, mặc dù vẫn có lúc đau đến mức cắn răng, nhưng sau khi tôi sắp đặt tâm thái cho chính, không còn lấy cảm nhận của bản thân làm xuất phát điểm, thì tôi không cần cởi giày cao gót để nghỉ ngơi giữa buổi biểu diễn, và không còn vì cơn đau mà không thể đi lại, những cảm giác không đúng cũng thường nhanh chóng biến mất.

4. Viên dung tốt công việc người thường, triển hiện sự mỹ hảo của Đại Pháp

Hiện tại, tôi đang học lớp thạc sỹ trị liệu ngôn ngữ, đồng thời tôi cũng là một chuyên viên trị liệu ngôn ngữ thực tập, gần đây tôi mới hoàn thành công việc thực tập ở bệnh viện. Khác hẳn với cuộc sống ở khuôn viên trường học, thân phận thực tập cũng khiến công việc này trở nên vất vả hơn, sau khi đi làm về, [tôi] có rất nhiều loại tài liệu và báo cáo cần viết, trong suốt một năm, tôi gần như trải qua cuộc sống mà mỗi ngày đều chỉ ngủ ba đến bốn tiếng, ngay cả ngày nghỉ cũng không ngoại lệ.

Cuộc sống kiểu này khiến tôi thường buồn ngủ khi học Pháp và làm ba việc trên hình thức. Tôi luôn cảm thấy bản thân giống như một lớp vỏ rỗng, khi áp lực bao trùm thì càng thấy rõ mình không thể chịu nổi một đòn, [tôi] thường không lấy thái độ của người tu luyện để đối diện với quan khó về công việc. Một lần nọ, tôi đối diện với một bệnh nhân mà tình huống khá đặc thù và phức tạp, do kinh nghiệm của tôi không đủ, chuẩn bị không đủ hoàn thiện, nên khi thao tác thực tế, tôi cũng sợ sai sót và không dám thử. Sau việc đó, người hướng dẫn tôi khi ấy rất tức giận, chỉ trích tôi một trận, trong tâm tôi tràn đầy suy nghĩ phụ diện và ủy khuất. Sau đó, khi những bạn học khác và lớp đàn em hỏi thăm phong cách dạy học của người hướng dẫn này, tôi luôn lấy chuyện này ra để đàm luận, trên miệng nói là muốn lớp đàn em “chuẩn bị tâm lý bị mắng vô cớ”, nhưng thực ra trong tâm tôi cảm thấy phẫn nộ bất bình, muốn nghe người khác nói những lời an ủi như “làm sao người hướng dẫn có thể hiểu lầm bạn như vậy”.

Một lần nọ, trong lúc nói chuyện điện thoại với mẹ, tôi cũng phàn nàn với mẹ về chuyện này, sau khi mẹ nghe xong, mẹ nhắc nhở tôi phải làm được tu khẩu, không nên luôn nói sau lưng người hướng dẫn làm sai, về việc này, nên nghĩ xem bản thân mình có thể làm tốt hơn ở đâu. Tôi tĩnh tâm lại và hướng nội tìm, sự thật là vì tôi làm không đủ hoàn thiện về mặt trị liệu, nên mới khiến người hướng dẫn tức giận, và sai sót này có thể sẽ khiến người ta cho rằng tôi trị liệu qua loa, chính tôi cần phải cảnh giác để tránh lần sau xuất hiện sai sót tương tự mới đúng. Ngoài ra, quay đầu nhìn lại bản thân tôi “sợ phạm sai sót và không dám thử” cũng như biểu hiện cảm thấy ủy khuất [khi] người hướng dẫn “đổ oan” cho tôi, thực ra là tôi có cái tâm chỉ muốn nghe những lời hay và không thể bị người khác nói, người tu luyện nên phải làm được bất kể bị đổ oan và bị chỉ trích, đều không động tâm, hơn nữa còn có thể hướng nội tìm khi bị hiểu lầm thì mới được.

Trong công việc, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ gặp những bệnh nhân và gia quyến của họ hơi kích động và đối đãi với chúng tôi không có lý tính, vậy nên làm thế nào để cân bằng tốt mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân cũng là một vấn đề rất trọng yếu. Một lần nọ, đồng nghiệp của tôi bị bệnh nhân và gia quyến của họ gây khó dễ khi trị liệu, có một lần phải tranh cãi ầm ĩ. Sau việc đó, đồng nghiệp vô cùng căm phẫn và tìm đến tôi, phàn nàn với tôi một trận. Sau khi nghe cô phàn nàn xong, trước tiên tôi khích lệ cô cố gắng nghĩ đến thái độ giúp đỡ bệnh nhân và mọi nỗ lực mà [cô] đã bỏ ra, nhưng đồng thời tôi cũng nói với cô: “Những bệnh nhân mà chúng ta đối diện này, đa số đều là những người chịu đựng nỗi đau bệnh tật trong thời gian dài, gia quyến của họ cũng chịu áp lực chăm sóc rất lớn trong thời gian dài, họ hẳn là cũng rất vất vả nên mới như vậy!” Sau khi đồng nghiệp nghe xong, rõ ràng [cô] đã bình tĩnh hơn nhiều, và nói cảm ơn tôi, [cô] cảm ơn tôi vì đã nhắc nhở cô phải suy nghĩ đến cảm nhận của bệnh nhân và gia quyến của họ. Còn có đồng nghiệp từng nói, tôi luôn có thể cho họ quan điểm khác nhau để nhìn nhận [tình trạng] bế tắc trước mắt, khiến tâm tình rối ren trở nên rộng mở và sáng tỏ.

Khi công việc thực tập kết thúc, và tôi rời khỏi bệnh viện, những người hướng dẫn đã khẳng định tôi có tiến bộ về mặt trị liệu, cũng như sắp đặt rất tốt mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân. Nghe được những lời khẳng định và những lời khen ngợi này, trong tâm tôi cảm thấy ấm áp, bởi vì tôi đã nhìn thấy sự mỹ hảo và sự thần kỳ của Đại Pháp ở trong đó. Đại Pháp không chỉ chỉ dẫn tôi thoát khỏi [trạng thái] mờ mịt và đình trệ trong sinh mệnh, mà còn khiến những người xung quanh tôi được ích lợi và tràn đầy nụ cười vui vẻ.

Lời kết

Khi còn nhỏ, tôi từng có một giấc mơ, tôi mơ thấy Sư phụ mặc áo cà sa màu vàng, còn tôi mặc y phục của tiểu tiên nữ, theo sau Sư phụ, không ngừng bay trên trời. Trên con đường tu luyện 25 năm này, tôi vấp váp rất nhiều, bị rớt lại và lạc đường, tôi biết ơn sự điểm hóa và lòng từ bi của Sư phụ đã dẫn tôi trở lại con đường tu luyện hết lần này đến lần khác. Mộng cảnh thời thơ ấu luôn hiện rõ trong tâm trí tôi, tôi nghĩ, đó là sự khích lệ và lời nhắc nhở mà Sư phụ dành cho đệ tử, nhắc tôi đừng quên ước định khi đến thế gian, cũng như sự nghiêm túc và đáng quý khi làm đệ tử Đại Pháp.

Bên trên là giao lưu tâm đắc của tôi, nếu có chỗ thiếu sót, thì mong các đồng tu từ bi chỉ rõ. Cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại và cảm ơn các đồng tu.

(Bài chia sẻ đọc tại Pháp hội giao lưu tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2024)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/10/30/台灣法會-修煉路上體悟-484339.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/2/221458.html

Đăng ngày 23-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share