Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 25-10-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ đã tổ chức các sự kiện tại hai câu lạc bộ báo chí ở Hyderabad, thành phố trung tâm phía Nam vào ngày 19 tháng 9 và 16 tháng 10 năm 2024. Nhiều phóng viên truyền thông đã tham dự cả hai sự kiện, sau đó, hơn 15 bài báo đã được đăng trên các bản báo in và báo điện tử với các thông tin tích cực về Pháp Luân Đại Pháp.

Từ thế kỷ 18, Hyderabad đã được mệnh danh là “Thành phố ngọc trai” vì những người cai trị yêu thích đá quý và biến thành phố này thành trung tâm buôn bán ngọc trai – một truyền thống vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc, các học viên đã liên hệ với hai câu lạc bộ báo chí trong thành phố: Câu lạc bộ báo chí Somajiguda và Câu lạc bộ báo chí Basheerbagh.

“Chúng tôi quyết định truyền bá thông điệp bằng cách làm việc với giới truyền thông”, P. Subra, học viên tổ chức sự kiện cho biết. “Theo đề xuất của câu lạc bộ báo chí đầu tiên, chúng tôi quyết định giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Câu lạc bộ báo chí Basheerbagh. Chúng tôi đã liên lạc với chủ tịch và ông ấy đã mời chúng tôi tổ chức một phiên họp vào ngày 15 tháng 10.

“Các phóng viên đề nghị chúng tôi nói tiếng Telugu, ngôn ngữ địa phương của chúng tôi. Họ đã kinh hoàng khi tôi nói với họ rằng, ban đầu, pháp môn này được phép [tập luyện] ở Trung Quốc, nhưng sau đó ĐCSTQ bắt đầu bức hại các học viên và còn thu hoạch nội tạng của họ, và tôi cũng cho các phóng viên xem một số bức ảnh liên quan”, ông nói.

Các học viên đã giới thiệu Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, và trình diễn các bài công pháp. Họ cũng đề cập đến một số chủ đề trong cuốn sách, đặc biệt là lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự kiện này và ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp.

Tờ Namaste Telangana: “Pháp Luân Đại Pháp mang lại sự bình yên trong tâm hồn”

20241025-484169--india-report_01a.jpg

Một bài báo về Pháp Luân Đại Pháp trên tờ Namaste Telangana (Ảnh chụp màn hình do Namaste Telangana cung cấp)

Namaste Telangana là tờ báo lớn thứ ba tại tiểu bang Telangana. Tờ báo đưa tin rằng Pháp Luân Đại Pháp “một môn tu luyện cao tầng mang lại sự bình yên trong tâm hồn, chú trọng vào lòng từ bi và sự hòa hợp”, và các học viên đề xuất rằng các chính phủ nên khuyến khích Pháp Luân Đại Pháp và ai ai cũng có thể tập luyện để duy trì sức khỏe của mình.

Tờ Andhra Prabha: “Có được cuộc sống thanh tịnh nhờ Pháp Luân Đại Pháp”

8b6d3936e2394832eb480f55410ce2e9.jpg

Bài báo về Pháp Luân Đại Pháp trên tờ Andhra Prabha vào ngày 16 tháng 10. (Ảnh chụp màn hình do Andhra Prabha cung cấp)

Một trong những tờ báo tiếng Telugu lâu đời nhất, Andhra Prabha, đưa tin: “[Người học viên nói] rằng một người có thể đạt được cuộc sống thanh tịnh thông qua Pháp Luân Đại Pháp, vốn dạy các giá trị như sự trung thực, lòng từ bi và sự khoan dung. Ông ấy đề cập rằng pháp môn này rất hữu ích trong việc đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày… mục đích chính của Pháp Luân Đại Pháp là thực hành tu luyện thể chất, tinh thần và tâm linh bằng cách tuân thủ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Tờ Mana Telangana: “Luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể cải thiện sức khỏe của một người”

20241025-484169-india-report_03a.jpg

Một bài báo về Pháp Luân Đại Pháp trên tờ Mana Telangana. (Ảnh chụp màn hình do Mana Telangana cung cấp)

Tờ Mana Telangana giới thiệu rằng các học viên cho biết thông qua việc tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, một người có thể, “Nâng cao thể chất, tinh thần, trí tuệ và sự tu dưỡng nội tâm theo nguyên lý phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn”. Họ còn cho biết người dân từ mọi tầng lớp đang học pháp môn này, từ trẻ em đến những người 90 tuổi và tiếp tục sống một cuộc sống thoải mái. “Mọi người nên tập Pháp Luân Đại Pháp để cải thiện sức khỏe thể chất của mình”, bài báo viết.

Tờ Raja Shakti: “Pháp Luân Đại Pháp mang lại những thay đổi tích cực”

29d5596d7a93cb2941b41abb1499ce71.jpg

Bài báo của Raja Shakti về Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh chụp màn hình do Raja Shakti cung cấp)

Bài báo nêu rằng Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn hướng dẫn cách một người có thể tu luyện bản thân dựa trên ba nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, và môn tu luyện này giúp mang lại “sự thay đổi tích cực về mặt đạo đức của một người”.

Tờ Nava Telangana: “Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp giảm căng thẳng”

9bc2198d7bca552045f594ca8ed2f498.jpg

Tờ Nava Telangana đưa tin về Pháp Luân Đại Pháp và những lợi ích mà pháp môn mang lại. (Ảnh chụp màn hình do Nava Telangana cung cấp)

Báo Nava Telangana đưa tin về sự kiện tại Câu lạc bộ báo chí Basheerbagh và giới thiệu rằng pháp môn có nguồn gốc từ Trung Quốc này đã trở nên phổ biến và mang lại lợi ích cho sức khỏe của hơn 100 triệu người ở hơn 100 quốc gia. Họ nhấn mạnh rằng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể tập luyện môn này vì “nó làm giảm căng thẳng và lo âu, tăng cường năng lượng thể chất, thanh lọc cơ thể và chữa lành nhiều bệnh tật … môn tập này giúp mọi người phát triển tâm lý, giúp họ trở thành những cá nhân tốt hơn trong gia đình, nghề nghiệp và cộng đồng của họ”.

Tờ Suryaa Daily: “Nâng cao thể chất và tinh thần”

007053bf84bc253602f6053189da194b.jpg

Suryaa Daily đưa tin về Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh chụp màn hình do Suryaa Daily cung cấp)

Tờ báo Suryaa Daily đưa tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện dạy “cách cải thiện thân thể, tâm trí, và tinh thần bằng cách tuân theo ba nguyên lý phổ quát là Chân-Thiện-Nhẫn”. Bài báo đề cập rằng các bài tập của Pháp Luân Đại Pháp luôn được hướng dẫn miễn phí.

Tờ Praja Paksham: “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mang lại cuộc sống thanh bình”

Praja Paksham, có nghĩa là “vì mọi người”, là một tờ báo tiếng Telugu. Bài viết trên tờ báo này nêu rằng “có thể có được hành trình tiến tới cuộc sống thanh bình thông qua Pháp Luân Đại Pháp”.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/25/221358.html

Đăng ngày 26-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share