Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục
[MINH HUỆ 07-08-2024] Vừa đọc được bài giao lưu nọ của đồng tu, tôi đã có một cảm giác khó tả. Tôi phát hiện một loại nhân tố đang dẫn dắt và mưu đồ khống chế tôi đi tìm hiểu “thực hư” của những ngôn luận phụ diện mà bài viết nhắc đến. Tôi vẫn luôn chống lại nó, nhưng tôi cảm thấy lực lượng đó khá lớn, khi ấy chỉ có thể đối kháng với nó bằng chính niệm, chứ không thể hoàn toàn bài xích nó.Trong đầu tôi không ngừng xuất hiện một đoạn giảng Pháp của Sư phụ, nhưng tôi chỉ là đang dùng Pháp của Sư phụ để “an ủi” bản thân, chứ chưa phải là dùng Pháp để phá trừ những nhân tố ấy.
Sau khi tĩnh lại, tôi bắt đầu nghiêm túc dựa trên Pháp để suy nghĩ vấn đề này, cũng như quá trình tu luyện của bản thân. Tôi cảm thấy đây không chỉ là khảo nghiệm về tín Sư tín Pháp đối với tôi, mà còn âm mưu hủy hoại chính niệm tín Sư tín Pháp của tôi, vô cùng độc ác! Tôi nhận ra rằng nhất định là trong vi quan của sinh mệnh của tôi vẫn còn những nhân tố không phù hợp với Pháp mà tôi chưa nhận thức đến, chính những nhân tố đó đã chiêu mời những nhân tố tà ác này.
Tôi bắt đầu tìm ở bản thân. Lúc này, tôi nhớ đến một đoạn Pháp của Sư phụ:
“Đương nhiên, thông qua sự việc này chúng ta đã triệt để nhìn thấy vị trí tâm tính sở tại của mỗi một học viên, nhưng mà dù thế nào, mọi người lúc bắt đầu sự việc này đã trải qua một quá trình suy xét nghiêm túc, đó đều không tính là sai. Bởi vì cho chư vị cơ hội như vậy để chư vị suy xét: Rốt cuộc ông Lý Hồng Chí là người thế nào? Rốt cuộc Pháp này có chính hay không? Những người có thể vượt ra, đến hôm nay có thể vượt qua, tôi nói với chư vị, chư vị chính là đã vượt qua rồi!” (Đạo Hàng, Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000])
Tôi bắt đầu hồi tưởng lại hồi ấy mình đã bước qua như thế nào. Vì trước khi xảy ra bức hại, tôi đã ngộ ra từ “Chuyển Pháp Luân” rằng: tu luyện nhất định sẽ có khảo nghiệm, tương lai Trung Cộng nhất định sẽ trấn áp Pháp Luân Công để khảo nghiệm những đệ tử tu luyện Đại Pháp, đệ tử Đại Pháp nhất định sẽ kiên định tín ngưỡng mà đến Thiên An Môn. Vậy nên, khi Trung Cộng bắt đầu trấn áp, tôi không hề cảm thấy bất ngờ. Thế nhưng, khi đài truyền hình của tà đảng liên tục bịa đặt, nói dối, trong tâm tôi cũng sinh ra một loại nghi vấn với những điều Sư phụ giảng — tôi bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ con đường bản thân đã đi qua, cảm thấy mình không bị lừa, hết thảy những gì Sư phụ giảng đều là thật!
Rất nhanh, tôi cứ nghĩ mình đã vượt qua rồi. Giờ đây, tôi ngẫm lại khi ấy mình đã “vượt qua” thế nào nhỉ? Ôm giữ nhận thức “mình không bị lừa” mà bước qua, vì Đại Pháp này là chân thực, hết thảy những gì Sư phụ giảng đều là chân thực, nên tôi rất vững tin. Tôi chỉ cần chiểu theo những điều Sư phụ giảng mà làm thì sẽ có “chỗ tốt” cho sinh mệnh của mình. Nghĩ đến đây, trong đầu tôi chợt lóe lên câu nói của Tiểu Phượng với Triệu Hải Phong trong phim “Trở lại thành Thần” về những khó khăn của anh: “Vì cậu lúc nào cũng toan tính, lúc nào cũng muốn được.” Tôi hiểu ra rồi, lúc đó tôi vượt qua được là vì tôi “toan tính”, tính toán xem mình sẽ “đạt được” gì: mình tu luyện Đại Pháp cuối cùng rồi sẽ được viên mãn, mình sẽ được những điều tốt đẹp mà người thường không có được, hết thảy những gì mình phó xuất đều đáng giá!
Nói cách khác, tu luyện của tôi giống như “giao dịch” với Sư phụ và Đại Pháp vậy, sự phó xuất và tu luyện của tôi được hồi báo thì tôi mới tu luyện, nếu như không được hồi báo, vụ “mua bán” “lỗ vốn” thế này thì tôi không làm. Đây chính là biểu hiện của nhân tố “tư” và “ngã” tồn tại trong sinh mệnh của tôi, chính là những nhân tố không phù hợp với Pháp này đã một mực ngăn trở tôi đồng hóa với Đại Pháp và tinh tấn thực tu.
Nếu như thời đầu mới tu luyện có cách nghĩ như thế thì cũng có thể hiểu được, tu luyện dù sao cũng có một quá trình nhận thức. Nhưng tôi đã tu luyện Đại Pháp một thời gian dài như thế rồi, mà vẫn có nhận thức và cách nghĩ như thế, vẫn muốn “toan tính” và “đạt được” gì đó trong tu luyện thì chính là vẫn chưa thật sự chân chính lĩnh ngộ được tu luyện Đại Pháp, chưa nhận thức được Đại Pháp là gì? Cũng có nghĩa là, tuy đã tu luyện rồi, nhưng vẫn chưa hề đồng hóa với Pháp.
Một sinh mệnh có tội đang đứng bên bờ vực bị hủy diệt, khi Sư phụ tới cứu vớt bạn, bạn lại vẫn muốn “toan tính”, muốn “đạt được” gì đó, lúc ấy bạn chỉ có thể cảm ân và mau chóng rời khỏi hiểm cảnh, chứ lại còn nghĩ đến điều này, điều kia, còn đặt ra điều kiện gì đó, như thế có đúng không?!
Ở một góc độ khác mà nói, một đệ tử chân chính thực tu trong Đại Pháp, thì sẽ không ngừng lĩnh ngộ những nội hàm cao thâm và sự thù thắng mỹ hảo của Đại Pháp, sẽ không ngừng sinh tâm trân quý và cảm ân. Tôi nhớ sau khi bị bức hại, tôi đã bắt đầu học thuộc Pháp, tôi thấy càng học thuộc Pháp càng cảm nhận gần Sư phụ hơn, càng ngày càng “thân [thiết]” (không biết phải dùng ngôn nào của con người từ để hình dung), nhắc đến Sư phụ thì nước mắt lưng tròng. Đối diện với vị Sư phụ tạo nên hết thảy cho sinh mệnh của mình, cảm thụ ấy của sinh mệnh ấy thật không cách nào biểu đạt thành lời! Loại cảm thụ ấy siêu việt khỏi “tín Sư tín Pháp” trong tu luyện.
Nhớ hồi tôi mới đắc Pháp, đêm hôm ấy, tôi mơ một giấc mơ rất rõ ràng, trong mộng trên bầu trới phía Tây Bắc mở ra một cánh cổng lớn, hình tượng Sư phụ cao lớn xuất hiện bên trong cửa, đưa hai tay ra, còn tôi là hình tượng một bé trai khoảng bảy, tám tuổi, đột nhiên nhìn thấy Sư phụ, tựa như người thân rất lâu rồi chưa gặp vậy (đây chỉ là một cách hình dung), tôi dùng toàn bộ sức lực vội chạy đến Sư phụ…… Thế nhưng, nhìn thì có vẻ cách Sư phụ rất gần, nhưng dù tôi chạy thế nào thì vẫn cách xa Sư phụ như thế, nhưng lúc ấy, tôi chỉ có một tín niệm: tôi phải chạy đến bên Sư phụ, không có niệm gì khác, vậy mà chạy đã hơn 20 năm nơi nhân gian rồi!
Tu luyện chân chính là không có bất cứ điều kiện gì hết. Hãy làm phép so sánh thế này: Cha mẹ gọi bạn về nhà, mà bạn vẫn ra điều kiện với cha mẹ sao? Nói trắng ra, chúng ta tu luyện chẳng phải là để về nhà sao? Sư phụ tìm chúng ta, bảo cho chúng ta con đường về nhà, coi sóc chúng ta, dùng sự phó xuất và gánh chịu cự đại để sáng tạo điều kiện cho chúng ta về nhà, chúng ta còn cần gì nữa đây, còn muốn đạt được gì nữa đây?
Một chút nhận thức cá nhân, có chỗ nào chưa phù hợp với Pháp mong đồng tu chỉ chính.
Hợp thập
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/7/480557.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/3/219797.html
Đăng ngày 13-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.