Bài viết của Tiểu Mai

[MINH HUỆ 16-10-2011] Tôi muốn kể về một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Tây phương, đến từ Thụy Điển. Tên của anh ấy là Anders Eriksson.
Tôi chưa từng gặp anh Eriksson, và tôi tự hỏi tại sao một người gốc Bắc Âu lại thích một môn phái tu luyện phương Đông. Liệu anh ấy có thể thật sự hiểu được văn hóa tu luyện khai thủy từ phương Đông? Tôi đã liên hệ với Eriksson và đã phỏng vấn anh.

Khi tôi hỏi anh về kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh ấy đã chia sẻ với tôi những ký ức đẹp đẽ khó quên.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất thích các tôn giáo và những điều huyền bí. Từ năm 13 tuổi tôi đã đọc nhiều bộ sách như vậy, và cũng đã thử qua rất nhiều. Năm tôi 29 tuổi, tôi được biết đến Pháp Luân Công. Khi tôi đọc cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không lạ gì với nhiều thứ đề cập trong đó. Trước đây tôi đã nghe nói đến luân hồi và thiên mục.

Năm 1995, Anders biết đến Pháp Luân Đại Pháp qua mạng internet. Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân hai lần, anh ấy rất chú ý đến quê hương của Pháp Luân Công, Trung Quốc. Vào mùa thu năm 1996, anh cùng một học viên khác đã đến Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Anders đã gặp nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và anh thấy rất vui. Trong quá trình chia sẻ với họ, anh bắt đầu hiểu ra tu luyện là gì. Anders có ấn tượng sâu sắc với những nguyên lý uyên thâm của Sư phụ Lý Hồng Chí. “Đó là khi tôi lần đầu tiên có trong tay cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Anh. Tôi cũng đã nhận được cuốn băng ghi âm bài giảng của Sư phụ ở Thụy Điển trong mùa hè đó. Khi Sư phụ giảng về vũ trụ và các vị Phật, tôi đã thấy rất cuốn hút,” Anders nhớ lại.

Nếu không phải là vì cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, cũng gọi là Pháp Luân Công, được phát động bởi Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999, Anders và các học viên nước ngoài sẽ đến Trung Quốc mỗi năm để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với các học viên ở Trung Quốc. Thật không may, cuộc bức hại đã kéo dài được 12 năm và vẫn tiếp diễn. Do đó, chuyến đi của họ tới Trung Quốc vào cuối năm 1998 là chuyến đi tới Trung Quốc cuối cùng mà họ đã từng thực hiện.

Anders đắm chìm trong những ký ức hạnh phúc về môn tu luyện này. Anh ấy kể với tôi lần đầu tiên anh ấy đã có đủ can đảm để thuyết nói trước mọi người về kinh nghiệm của anh như thế nào.

Tôi đã đến Trung Quốc ba lần. Lần cuối cùng tôi đến đó là từ tháng 12 năm 1998 đến tháng 1 năm 1999. Chúng tôi đi từ Bắc Kinh đến Đại Liên và tham dự một hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với khoảng 200 người tham gia. Tôi biết họ muốn cho tôi tham dự bởi vì tôi là người Tây phương duy nhất ở đó. Đó là một trách nhiệm rất lớn đối với tôi.”

Đúng vậy, tôi đã thu hết can đảm vì lúc ngồi đó tim tôi đập rất nhanh và tôi rất hồi hộp. Tôi biết mình phải lên đó phát biểu, vì mọi người đều đang kỳ vọng vào tôi. Một người phụ nữ người Mỹ đề nghị sẽ là người phiên dịch cho tôi, vì thế tôi phát biểu bằng tiếng Anh và kể về những việc đã xảy ra trong quá trình tu luyện của tôi.

Những bài chia sẻ của các học viên ở Trung Quốc đã có tác động rất lớn tới Anders. Họ kể về những việc xảy ra khi họ phải nâng cao tâm tính, về chính tín của họ vào Sư Phụ và vào các nguyên lý của Pháp, khi họ đương đầu với thống khổ.

Trước khi chúng tôi về, nhiều học viên đã tập trung lại để nói lời tạm biệt. Tôi nhớ đó là một khoảnh khắc rất cảm động, và nhiều người trong số họ đã khóc, không phải vì họ thấy buồn mà vì họ thấy Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại như thế nào. Những người phụ đạo viên ở Đại Liên tu luyện rất tốt. Khi tôi nghe kinh nghiệm của họ, tôi thấy rất cảm động. Một học viên Trung Quốc đã phiên dịch cho tôi những lời chia sẻ của họ sang tiếng Thụy Điển. Mắt của tôi nhắm lại trong lúc nghe, khi cô ấy đột nhiên dừng lại, tôi mở mắt ra và nhìn thấy cô ấy đang khóc vì cô ấy cũng thấy cảm động một cách sâu sắc.”

Anders không bao giờ quên buổi sáng hôm anh rời khỏi Đại Liên. Ở bên bờ biển Đại Liên, anh ấy đã tập công cùng hàng chục nghìn học viên, và sau đó rời khỏi Đại Liên. “Trong khi ở Đại Liên, tôi cảm thấy trường năng lượng rất mạnh. Nhiều lần tôi cảm thấy muốn khóc mà không biết tại sao. Trước khi trở về Bắc Kinh, chúng tôi cùng tập công vào ngày cuối cùng ở đó, và sau đó nói lời tạm biệt. Tôi nghĩ lúc đó có khoảng hàng chục nghìn người,” anh ấy nhớ lại.

Đầu năm 1999, chính quyền Giang Trạch Dân bắt đầu sách nhiễu các học viên. Anders viết một bức thư tới chính quyền thành phố Đại Liên và nói với họ sự đẹp đẽ của Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của một người ngoại quốc. “Lần cuối cùng tôi ở Đại Liên, chúng tôi đã mơ hồ biết được cuộc bức hại sẽ xảy ra. Chúng tôi đã viết một bức thư tới chính quyền Đại Liên, vì có việc xảy ra giữa các học viên và công an ở Đại Liên. Tôi đã cố gắng giải thích cho họ rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và những người ngoại quốc rất thích nó. Chúng tôi gửi bức thư đi, nhưng vài tháng sau đó. Cuộc bức hại vẫn bắt đầu.

Tôi hỏi Anders anh ấy đạt được lợi ích gì nhất từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh ấy nghĩ một lúc và trả lời, “Với tôi, phần thưởng lớn nhất khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là nội tâm đạt được sự yên tĩnh và hòa ái.”

Anders thích chơi ghi-ta và anh ấy đã chơi từ khi còn trẻ. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, anh ấy chuyển từ chơi ghi-ta nhạc cổ điển sang hát những bài bát anh tự sáng tác. Những bài hát đều là giọng của chính anh ấy, để củng cố lại rằng không gì có thể làm suy chuyển quyết tâm tu luyện của anh ấy.

Chỉnh thể

Sáng tác bởi Anders Eriksson

Rất nhiều người chẳng hề bận tâm
Còn nỗ lực chi chẳng ích gì.
Khi kẻ ác tung hoành khắp chốn,
Còn thiện dân giãy chết nơi nơi.

Điệp khúc:

Hỡi mọi người, hãy chọn đi, chúng ta phải hành động như một khối
Một chỉnh thể, một tiếng nói, sát cánh bên nhau chúng ta mạnh hơn.

Họ có tiền và đầy súng ống,
Gây rối ren, loạn phá lung tung
Nhưng ta có đức tin, nhiệt huyết
Trong hòa bình, ta quyết đứng lên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/16/大法缘-安德斯的故事-247903.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/12/129400.html
Đăng ngày 01-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share