Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Cao Hùng, Đài Loan

[MINH HUỆ 27-04-2023] Ngày 25 tháng 4 năm 1999, sau khi hàng chục học viên Pháp Luân Đại Pháp bị giam giữ bất hợp pháp ở Thiên Tân, khoảng 10.000 học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa và yêu cầu trả tự do cho những công dân vô tội này.

Mặc dù cuộc thỉnh nguyện đã diễn ra một cách hòa bình từ đầu đến cuối, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999. Do tuyên truyền rộng rãi của ĐCSTQ, nhiều người ở Trung Quốc hiểu lầm cuộc thỉnh nguyện là một “cuộc cướp chính quyền”, trong khi nhiều người bên ngoài Trung Quốc bị ấn tượng bởi sự dũng cảm và sự ôn hòa của các học viên trong cuộc thỉnh nguyện.

Ví dụ, ở Đài Loan, các phương tiện truyền thông đã đưa tin rộng rãi về sự kiện này vào ngày hôm sau. Nhiều người ca ngợi các học viên vì thái độ ôn hòa của họ, nói rằng họ là niềm hy vọng cho tương lai của Trung Quốc. Tò mò về Pháp Luân Đại Pháp, một số người dân Đài Loan bắt đầu tìm hiểu về môn thiền định này và dưới đây là những gì họ thấy.

Trở về cội nguồn

Sau khi Đài truyền hình Đài Loan đưa tin về cuộc thỉnh nguyện trong bản tin trưa, China Times (một tờ nhật báo ở Đài Loan) đã đăng bài trường thuật dài một trang về cuộc thỉnh nguyện vào ngày 28 tháng 4 năm 1999. Bài báo cũng giới thiệu về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, kèm một bức ảnh luyện công tập thể với sự tham gia của 2.000 học viên tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Tương tự như cuộc thỉnh nguyện, các học viên cũng rời điểm luyện công mà không để lại bất kỳ mẩu rác nào, bài báo cho biết.

bbb0884f069fe6034328929d4a9828fc.jpg

Bà Hứa Mỹ Huệ đang đọc Chuyển Pháp Luân, gồm các bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Làm kế toán tại một công ty tư nhân, bà Hứa Mỹ Huệ đã đọc tin tức trong giờ nghỉ trưa như thường lệ. Bà thầm nghĩ, thật khó tưởng tượng được trong xã hội cộng sản lại có một nhóm người đến và đi như vậy mà không hề có một tổ chức nào quản lý. “Mình cần phải tìm hiểu xem đây là gì”. Hơn nữa, ĐCSTQ nổi tiếng với việc ngược đãi người dân một cách tàn nhẫn trong vài thập kỷ qua. Nhóm người này hẳn phải có dũng khí rất lớn mới làm được như vậy. “Hầu hết mọi thứ hoặc mọi người mà ĐCSTQ chống lại đều tốt. Thêm vào đó, nhóm người này tuân theo các bài giảng về Chân-Thiện-Nhẫn. Mình cần phải tìm hiểu thêm xem sao.”

Sau khi liên hệ với bạn bè ở Đài Bắc để được hỗ trợ, bà Hứa đã đợi sáu tháng nhưng không nhận được tin tức gì. Bà gọi điện cho tờ báo, hỏi thông tin liên lạc của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Bà được hướng dẫn đọc các sách của Pháp Luân Đại Pháp, trước tiên bao gồm Chuyển Pháp Luân (bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp) và Tinh Tấn Yếu Chỉ. Từ đó, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 2000.

Đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp là một trải nghiệm đặc biệt. Cuốn sách trả lời tất cả các câu hỏi của bà và dạy bà nhiều điều hơn nữa. Trước đây, bà đã thử nhiều môn tu luyện khác nhau, nhưng không pháp môn nào thực sự giúp được bà. “Cuối cùng, Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi biết ‘trở về cội nguồn’ có ý nghĩa thực sự là gì. Tôi rất biết ơn”, bà nói. Năm 2001, bà tham gia khóa học 9 ngày, xem các video bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Việc học nhóm và luyện công khiến bà cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày.

Môn tu luyện đã cải biến cả tâm và thân của bà. Trước đây, người giám sát của bà Hứa tại nơi làm việc thường hay trách mắng bà, khiến bà bị trầm cảm và thỉnh thoảng bị đau bụng. Bà chia sẻ: “Bây giờ, khi mâu thuẫn nảy sinh, tôi nhắc nhở bản thân tuân theo lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp và nhận ra các chấp trước của mình. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cho tôi bình an và sức mạnh.”

Cải thiện tâm và thân

b723e230a355ae0397040cd0c8996e1d.jpg

Bà Lý Tú Khanh tại một hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 2020

Bà Lý Tú Khanh, giáo viên cấp hai cũng rất ngạc nhiên khi biết đến cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào tháng 4 năm 1999. Bà nghĩ: “Pháp Luân Đại Pháp là gì? Tại sao những học viên này lại làm vậy?” Xét cho cùng, mấy ai dám thách thức chính quyền cộng sản vì niềm tin của họ. Bà Lý từng theo tín ngưỡng của gia đình, nhưng đối mặt với xã hội hỗn loạn với đủ loại cám dỗ, bà thường cảm thấy bất lực.

Tuy nhiên, vì bận rộn bà đã không nghĩ sâu thêm. Một ngày vào năm 2001, bà nhìn thấy một cuốn Chuyển Pháp Luân trên bàn của một đồng nghiệp. Bà hỏi liệu bà có thể đọc được không. Người đồng nghiệp đồng ý và đưa bà thêm nhiều bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Đã hai năm trôi qua kể từ cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999 và bà Lý cảm thấy cảm kích vì đã không bỏ lỡ cơ hội lần này để bước vào tu luyện.

“Cuốn sách này thực sự tuyệt vời!! Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là những gì chúng ta cần”, bà nhớ lại cảm giác sau khi đọc Chuyển Pháp Luân. Vì ấn tượng sâu sắc bởi những kiến thức và trí tuệ trong cuốn sách, bà đã quyết định tham gia nhóm luyện công vào ngày hôm sau.

Do áp lực công việc và gia đình, bà Lý bị suy nhược tinh thần nặng nề và chứng mất ngủ hành hạ bà suốt một năm. Mặc dù bà đã thử dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, nhưng không có gì thay đổi. Hai tuần sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả những vấn đề này đã biến mất và bà có thể ngủ rất say.

Sau đó, cha và mẹ chồng của bà Lý qua đời cách nhau một ngày, không lâu sau đó hai chị gái của bà cũng lần lượt qua đời. Đối diện với tất cả những điều này, bà Lý nhận ra cuộc sống luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người và bà cảm thấy trân quý hơn sự bình an về nội tâm mà bà có được nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Bà giải thích: “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nghĩa là tôi phải thực sự phải đề cao tâm tính. Điều đó có nghĩa là liên tục hướng nội và xem xem mình có thể làm tốt hơn như thế nào. Miễn là chúng ta chính niệm và luôn tinh tấn, thì chúng ta sẽ bước trên đường trở về ngôi nhà thiên thượng của chính mình.”

Góc nhìn của một chủ doanh nghiệp

a11576751549052b0bcd33d009c98ea3.jpg

Bà Quan Dục Chân cho biết Pháp Luân Đại Pháp đã giải thích cho bà ý nghĩa của cuộc sống

Đến từ Bình Đông, bà Quan Dục Chân và chồng sở hữu một cửa hàng vest. Gia đình bà sống trong một căn hộ nhỏ với không gian chật hẹp. Bà giải thích: “Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi có một thái độ tích cực và dạy tôi nhìn mọi thứ từ một góc độ mới.

Hứng thú với các môn tu luyện từ khi còn nhỏ, bà Quan đã tìm hiểu về Cơ Đốc giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nhưng một số câu hỏi của bà vẫn không bao giờ được giải đáp. Đến giữa tháng 4 năm 1999, bà và chồng đến một công viên gần nhà để đi dạo, ở đó họ thấy một biểu ngữ ghi “Pháp Luân Đại Pháp”. Họ đến gần và được tặng một cuốn Chuyển Pháp Luân. Bà Quan đọc xong cuốn sách trong một ngày và bà đã tìm thấy câu trả lời cho tất cả những câu hỏi của mình về cuộc sống.

Vài ngày sau, bà nghe tin về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh qua bản tin truyền hình. “Tại sao tất cả họ đều ôn hòa như vậy, không có khẩu hiệu hay biểu ngữ nào?”, bà Quan nghĩ. “Đây có phải là Pháp Luân Đại Pháp không?” Sau đó, bà gọi điện cho một điều phối ở điểm luyện công gần nhà và tham gia nhóm luyện công vào ngày hôm sau.

Bà Quan từng thường xuyên cãi nhau với chồng. Một người từ một tổ chức tôn giáo đã mời bà tu luyện trong ba năm để cải thiện cuộc sống gia đình và chữa bệnh dạ dày của bà. Ngay khi chuẩn bị rời đi, bà Quan nhìn thấy một bản tin khác về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa. Không do dự, bà Quan từ chối bạn của bà và nói rằng bà đã tìm thấy con đường của mình.

Nhìn lại, bà Quan cảm thấy hạnh phúc vì đã tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý sâu sắc Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn tu luyện. Hơn nữa, bệnh đau dạ dày của bà đã được chữa khỏi mà không cần đến bác sỹ. “Nó [căn bệnh] không bao giờ tái phát nữa. Và điều này giống như một phép màu”, bà Quan nói thêm.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/27/459129.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/28/208263.html

Đăng ngày 04-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share