Bài viết của phóng viên Phương Chân từ Đài Bắc, Đài Loan
[MINH HUỆ 19-11-2022] Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Đài Loan năm 2022 được tổ chức vào ngày 13 tháng 11 tại Nhà thi đấu Bóng rổ Hòa Bình, thành phố Đài Bắc với hơn 6000 học viên tham dự. Các học viên tham gia Pháp hội biểu đạt rằng họ vô cùng trân quý cơ duyên các đệ tử Đại Pháp được tụ họp lại với nhau, để tỉ học tỉ tu, hỗ trợ nhau đề cao. Ba học viên tu luyện trên 20 năm đã chia sẻ những suy nghĩ của họ khi lắng nghe thể hội tu luyện của các học viên khác. Khi nhìn lại con đường tu luyện của mình, họ càng cảm thụ được sự huyền diệu của Đại Pháp.
Cựu kiểm sát viên trưởng Bộ Quốc Phòng: Tìm lại sơ tâm tu luyện thuở ban đầu
Ông Lý Chính Hùng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2001, kể từ đó ông đã tham gia Pháp hội được tổ chức hàng năm tại Đài Loan. Năm nay, câu chuyện của một học viên trẻ đến từ trường trung học Nghệ thuật Điểu Tùng đã gây cho ông ấn tượng sâu sắc. Trong buổi giao lưu, học viên trẻ này chia sẻ rằng mình đắc Pháp từ khi còn nhỏ, nhưng quá trình lớn lên bị tiêm nhiễm những thứ hiện đại và trở nên lẫn lộn với người thường. Sau đó thông qua việc học múa cổ điển Trung Quốc đã khiến cô có thể tinh tấn thực tu. Ông Lý Chính Hùng hồi tưởng lại con đường tu luyện 20 năm của mình cũng có điểm tương đồng, ông cũng từng đánh mất nhiệt tâm tu luyện, nhưng nhờ vào sự kiên tín với Đại Pháp và tăng cường học Pháp mà ông đã đạt được bước đột phá và thể hội được niềm vui của sự thăng hoa tầng thứ.
Ảnh: Ông Lý Chính Hùng, cựu kiểm sát viên trưởng Bộ Quốc Phòng được trải nghiệm niềm vui của sự thăng hoa tầng thứ trong tu luyện.
Ông Lý Chính Hùng từng là kiểm sát trưởng của Viện kiểm sát quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng Đài Loan. Năm 24 tuổi, ông gặp phải một tai nạn khi chơi dù lượn, cuộc phẫu thuật sau đó đã giúp ông chữa lành đôi chân nhưng toàn thân ông tiếp tục đau nhức, gan và dạ dày đều gặp vấn đề. Sau 10 năm thăm khám mấy chục bác sĩ cả Đông và Tây y đều không khiến bệnh tình của ông cải thiện, khổ không sao kể xiết, cuối cùng một vị bác sĩ Trung y đã giới thiệu ông đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Từ đó, ông Lý Chính Hùng bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Công, còn được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp, và toàn thân trở nên vô bệnh.
Giai đoạn đầu tu luyện, ông Lý Chính Hùng chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân, nghiêm túc học Pháp, luyện công, thân tâm đều được thụ ích. Nhưng hai năm sau, tâm an dật bắt đầu xuất hiện khiến ông dần dần không thể dậy sớm luyện công, ngủ gật khi đang học Pháp, phát chính niệm đổ tay, trạng thái lúc tốt lúc xấu. Trạng thái này kéo dài trong hơn 10 năm, ông đã cảm thụ được sự thống khổ của một người tu luyện khi học Pháp nhưng không đắc Pháp, cơ thể cũng trở lại trạng thái “lão hóa” của người thường. Ông bắt đầu cảnh giác, cảm thấy đây có thể là một quan sinh tử của bản thân và đã hạ quyết tâm đột phá nó.
Bắt đầu khoảng 5 năm về trước, với sự giúp đỡ và khuyến khích của một học viên khác, hai người đã bắt đầu luyện công và học Pháp cùng nhau vào buổi sáng. Nhưng không dễ để kiên trì ngay từ đầu, ông thường cảm thấy buồn ngủ khi luyện công và học Pháp thì khó nhập tâm. Tình hình đã thay đổi vào năm 2020 khi đại dịch Covid lan rộng khắp thế giới và ngày càng có nhiều người dân minh bạch chân tướng muốn học Pháp Luân Công. Một học viên đã mở lớp học chín ngày và nhờ ông hướng dẫn các học viên mới luyện công và giải đáp các thắc mắc. Dưới trường năng lượng mạnh mẽ của nhóm học Pháp tập thể, ông đã nghiêm túc học Pháp hơn và dần dần tìm lại được sơ tâm tu luyện thuở ban đầu.
Trải qua hai năm, ông cảm thấy trạng thái tu luyện của mình có bước đột phá minh hiển. Trong quá trình này, ông cũng cảm thụ được sự khích lệ của Sư phụ, cảm thấy các Pháp lý ngày càng triển hiện rõ ràng hơn và bản thân cũng lĩnh ngộ được nhiều hơn.
Ông đưa ra một ví dụ, trước đây do phóng túng trong tu luyện, tâm tính không đề cao lên, không chân chính hướng nội tìm, nên mặc dù vẫn đang làm ba việc nhưng khi gặp mâu thuẫn thì ông lại coi thành can nhiễu, trở ngại. Thông qua việc kiên trì luyện công, học Pháp đồng thời làm tốt ba việc, sau khi đột phá và đề cao thì ông nhận ra rằng mâu thuẫn kia thực chất là đại hảo sự để người tu luyện có thể đề cao tâm tính. Không nên coi mâu thuẫn thành tranh chấp hoặc xung đột với người thường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh tu luyện. Thông qua hướng nội, ông nhận ra mình có tâm coi thường người khác vì ông có một nền tảng tốt về pháp luật và khả năng lập luận logic vững chắc. Ông không chấp nhận bị người khác chỉ trích và thường sử dụng các cuộc tranh luận hợp lý để “sửa đổi” hành vi, quan niệm của người khác. Ông đã dần dần buông bỏ được từng lớp từng lớp quan niệm hậu thiên và các hành vi này.
Ông Lý thể hội rằng tu luyện là có phân chia tầng thứ, và ông đã cảm thụ được niềm vui khi tâm tính đề cao trong quá trình bản thân thực tu.
Giáo viên tiểu học: Trở nên vị tha hơn nhờ hướng nội tìm
Ảnh: Giáo viên tiểu học Quách Ngọc Bình
Hai mươi năm trước, cô giáo Quách Ngọc Bình đã nhận được một tờ truyền đơn giảng chân tướng Pháp Luân Công tại Đại học quốc lập Trung ương ở thành phố Đào Viên. Sau đó cô đã tham gia một lớp học chín ngày tổ chức trong trường của mình và từ đó bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp. Cô Ngọc Bình nói rằng, sau khi tu luyện cô luôn hướng nội ngay khi gặp phải sự tình, cô phát hiện mọi cảm xúc đều là nhân tâm, bởi vậy gặp phải bất kể sự việc không thuận tâm thì chính là cơ hội tốt để đề cao tâm tính.
Trong quá trình tu luyện, cô cũng thể ngộ rằng tu luyện là có phân chia tầng thứ. Quá khứ cô hướng nội để tìm chấp trước, mục đích vẫn là vì bản thân. Sau đó cô bắt đầu nghĩ xem mình có thể cân nhắc đến người khác hơn ở điểm nào. Gần đây khi cô hướng nội, điều cô nghĩ đến là chấp trước nào đã ngăn cản cô suy nghĩ cho người khác. Trước đây, “hướng nội tìm” đều là vì bản thân, hiện tại “hướng nội tìm” là phóng hạ tự ngã, đứng từ giác độ vị tha để hướng nội.
Bây giờ cho dù là hoàn cảnh trong gia đình hay tại nơi công tác của cô đều trở nên rất tường hòa. Trước đây, lớp học của cô luôn có những học sinh tâm tính không tốt, nhưng hiện tại cô nhận thấy các em học sinh của mình cư xử rất tốt. Toàn gia đình cô cũng tán đồng rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.
Trở nên trẻ trung, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn
Bà Dương Nguyệt Lan đắc Pháp tu luyện đã 24 năm, hiện bà 70 tuổi và trông trẻ hơn 20 tuổi so với tuổi thật của mình. Tại Pháp hội, bà đã chia sẻ một số câu chuyện của bản thân trên con đường tu luyện 24 năm qua.
Ảnh: Bà Dương Nguyệt Lan (đứng giữa)
Bà Dương Nguyệt Lan kể lại rằng, bà đã nhìn thấy một tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công, viết về tu luyện trên cao tầng và hoàn toàn miễn phí. Bà cảm thấy thật khó tin, nội tâm nảy sinh nghi ngờ nên bà đã cùng chồng đến lớp học chín ngày để kiểm tra. Kết quả là chồng bà được trải nghiệm một trường năng lượng đặc biệt mạnh mẽ khi về nhà luyện công và đã bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Bà cũng tham gia với chồng ngay lập tức, nhưng vừa mới mở cuốn sách ra đọc thì bà liền cảm thấy buồn ngủ. Chồng bà đã thử thách bà: “Người khác có thể đọc sách, tại sao em lại không thể?” Bà đã chấp nhận thử thách này và kiên trì đọc sách. Đêm hôm đó, bà phải đi vệ sinh sáu lần nhưng hôm sau thì khỏi hẳn và không còn bị buồn ngủ khi học Pháp nữa. Kể từ đó, bà đã hạ quyết tâm kiên định thực tu.
Ảnh: Bà Dương Nguyệt Lan cùng chồng mình
Trong quá trình tu luyện của mình, bà Nguyệt Lan không ngừng đột phá những quan niệm và tư tưởng người thường, ví như quan niệm về “lão hóa”. Trước đây bà toàn thân đầy bệnh và luôn cho rằng mình đã quá già để làm cái này hay cái kia. Nhưng nhờ việc học Pháp, luyện công nên trí huệ và thân thể của bà đã được chuyển hóa theo hướng trẻ trung hơn. Bà đã học được nhiều điều mới và tiếp cận được những kỹ năng mới. Nhìn thấy những thay đổi của bà, bạn bè và hàng xóm đều tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, đồng thời ca ngợi vợ chồng bà là một đôi phu thê kiểu mẫu bởi cả hai đều rất khỏe mạnh và hạnh phúc.
Bà Nguyệt Lan nói rằng, trong hai bốn năm qua bà luôn kiên trì làm ba việc: học Pháp, luyện công, phát chính niệm và giảng chân tướng không trễ nải. Ở tuổi 70, bà không những toàn thân vô bệnh mà còn cảm thụ được sự từ bi bảo hộ của Sư phụ, tâm tính thăng hoa mĩ diệu trong Pháp khiến bà càng cảm thấy trân quý Đại Pháp hơn, trân quý cơ duyên tu luyện, tinh tấn không giải đãi, viên mãn theo Sư phụ trở về nhà.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/19/452108.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/21/204850.html
Đăng ngày 24-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.