Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-06-2022] Đầu năm 2022, một cư dân ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Tòa án cấp cao hơn đã bác kháng cáo của bà.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại kể từ năm 1999.

Bà Tiết Ái Mai, một nhân viên kế toán 52 tuổi, đã bị một hành khách trình báo vì đã tặng cho ông ta một tập sách mỏng nói về Pháp Luân Công khi họ đang đi xe buýt vào ngày 11 tháng 6 năm 2020. Cảnh sát đã bắt bà tại nhà vào buổi tối cùng ngày và lấy đi thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, bằng lái xe và thẻ căn cước công dân của bà. Họ cũng buộc bà phải nói cho họ biết mật khẩu của thẻ ghi nợ.

Việc bà Tiết bị bắt đã giáng một đòn nặng nề lên người cha già ngoài 80 tuổi đang nằm liệt giường của bà. Ông qua đời không lâu sau đó, để lại người mẹ của bà (cũng đã ngoài 80 tuổi) phải chật vật tự chăm sóc cho bản thân.

Ngày 1 tháng 9 năm 2020, Viện Kiểm sát quận Nam Sơn đã truy tố bà Tiết và chuyển hồ sơ của bà sang Tòa án quận Nam Sơn. Ngày 3 tháng 12 năm 2020, bà bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Nam Sơn. Sau đó thẩm phán kết án bà 3,5 năm tù cũng khoản tiền phạt 5.000 nhân dân tệ vào đầu năm 2022.

Ngày 12 tháng 4 năm 2022, bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Thâm Quyến, nhưng tòa này đã ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của bà.

Ngày 19 tháng 3 năm 2021, trong khi bà Tiết vẫn đang chờ phán quyết, lính canh tại Trại tạm giam quận Nam Sơn đã vô cớ còng tay và cùm chân bà lại. Bốn ngày sau họ mới tháo còng và cùm ra cho bà khi bàn tay và bàn chân của bà bị sưng lên và bầm tím.

Trải qua tuổi thanh xuân ở sau song sắt

Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu xảy ra vào tháng 7 năm 1999, bà Tiết đang theo học thạc sĩ chuyên ngành kinh tế học tại Đại học Southern Illinois Edwardsville ở Hoa Kỳ. Trong chuyến về Trung Quốc thăm gia đìn vào năm 2000, bà đã bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công và bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức vào ngày 29 tháng 9 năm 2000.

Năm 2003, chỉ một năm sau khi được trả tự do, bà lại bị bắt và bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức. Đến tháng 3 năm 2009, bà bị Tòa án quận Phúc Điền kết án 4 năm tù và bị tra tấn dã man trong Nhà tù Nữ tỉnh Quảng Đông. Tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc bà đã trôi qua phía sau song sắt và việc học ở Mỹ của bà đã bị bỏ dở.

Bản án lao động đầu tiên: 2 năm lao động cưỡng bức

Tháng 7 năm 2000, để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, bà Tiết đã phô tô và phân phát hàng trăm tờ tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại một khu dân cư ở Thâm Quyến. Bảo vệ đã báo bà với cảnh sát khiến cho bà bị bắt giữ.

Trong khi bà bị giam tại trại tạm giam Phúc Điền, các tù nhân không cho phép bà luyện các bài công pháp Pháp Luân Công và thường dùng khăn ướt quất vào người bà, khiến cơ thể bà đầy rẫy vết bầm tím.

Bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại, nhưng lính canh và tù nhân đã cạy miệng bà bằng một công cụ kim loại khiến răng bà bị lung lay. Một học viên khác cũng tuyệt thực giống như bà đã bị gãy hai chiếc răng khi bị bức thực.

Sau đó bà Tiết bị chuyển đến một buồng giam khác. Bởi bà chối mặc đồng phục tù nhân, lính canh đã ra lệnh cho tù nhân lột quần áo của bà trước mặt các lính canh khác (có cả nam lẫn nữ) và cưỡng chế mặc đồng phục lên người bà.

Tháng 12 năm 2000, bà bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Tam Thủy, sau khi cảnh sát tuyên phạt bà 2 năm lao động cải tạo. Tại thời điểm bà trả tự do vào tháng 10 năm 2002, sức khỏe của bà suy giảm do thời gian dài bị tra tấn trong trại lao động. Sau khi được thả, với sự khích lệ của các học viên khác, bà đã khôi phục tu luyện Pháp Luân Công và sớm hồi phục sức khỏe.

Bản án lao động thứ hai: 3 năm lao động cưỡng bức

Tháng 10 năm 2003, bà Tiết bị bắt một lần nữa và bị giam tại trại tạm giam Số 2 Nam Sơn. Cảnh sát đã tịch thu hai máy tính, hai máy in, một ổ ghi DVD, một số sách điện tử, các sách và tài liệu Pháp Luân Công, cùng 14.000 nhân dân tệ tiền mặt. Một cảnh sát tên Phó Chiêm Sinh đã nhét giẻ vào miệng và đánh vào ngực bà tại trại tạm giam.

Bà tuyệt thực hơn 40 ngày trong trại tạm giam và bị bức thực. Một nữ lính canh đã cảm thông với bà và nói với bà rằng cô ấy không muốn nhìn thấy bà đau khổ và hy vọng bà sẽ sớm được thả ra.

Khi nhân viên Phòng 610 đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Tam Thủy để bà thụ án 3 năm, họ không nói với lính canh rằng bà đang tuyệt thực.

Lính canh trại lao động nhốt bà trong một căn phòng tối được thiết kế đặc biệt để giam giữ các học viên Pháp Luân Công với tất cả cửa sổ được che lại bằng một tấm vải dày. Năm lính canh và hai tù nhân là tội phạm ma túy thay nhau cố gắng tẩy não bà. Các bức tường dán đầy áp phích phỉ báng Pháp Luân Công và bà bị bắt phải nằm ngủ trên một tấm ván đặt trên sàn nhà ở giữa phòng.

Bà tiếp tục tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi. Bởi trại lao động không biết về lần tuyệt thực trước đó của bà trong trại tạm giam, họ đã không bức thực bà ngay mà đợi một tuần trước khi đưa bà đến phòng khám của họ. Trong quá trình bức thực ở đó, bác sĩ đã đưa ống truyền vào sai cách khiến máu chảy ra từ mũi của bà. Nhận thấy bà có thể sẽ chết, họ đã vội vàng đưa bà đến Bệnh viện thành phố Tam Thủy.

Trong thời gian bà nằm viện, lính canh đã ra lệnh cho mẹ bà (ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông) đến Tam Thủy chăm sóc và chi trả chi phí y tế cho bà. Không muốn nhìn thấy mẹ mình đau khổ, bà Tiết đồng ý ăn và bị đưa trở lại trại lao động. Mẹ bà cũng đi cùng với bà.

Chứng kiến ​​con gái bị đối xử tàn bạo, mẹ bà Tiết đã lên cơn đau tim và phải nhập viện cấp cứu. Mẹ bà đã trở về Sơn Đông sau khi xuất viện.

Tháng 6 năm 2003, khi bà Tiết tiếp tục tuyệt thực, lính canh đã ra lệnh đưa mẹ bà đến nhà tù một lần nữa. Sự căng thẳng và mệt mỏi khi di chuyển xa đã khiến mẹ bà ngất xỉu trong lúc đang nói chuyện với bà.

Sau đó, lính canh đã ngừng tẩy não bà Tiết và không cố gắng bắt bà lao động không công nữa. Bà bị giam trong xà lim nhỏ và bị hai tù nhân giám sát.

Tháng 11 năm 2006, khi thời gian thụ án của bà kết thúc, bà bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tây Lệ và bị giam ở đó 3 tháng. Cuối cùng, bà đã trở về nhà vào tháng 2 năm 2007.

Án tù 4 năm

Tháng 8 năm 2008, bà Tiết lại bị bắt trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Sau hai ngày bị giữ trong Đồn Công an Hương Mật Hồ, bà bị đưa đến trại tạm giam quận Phúc Điền.

Năm 2009, Tòa án quận Phúc Điền đã kết án bà 4 năm tù. Bà bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Quảng Đông vào tháng 9 năm 2009.

Lính canh đã bố trí 3 tù nhân phạm trọng tội theo dõi bà Tiết cả ngày lẫn đêm. Để được giảm án, các tù nhân được phân công theo dõi thường tra tấn bà nhằm ép bà từ bỏ Pháp Luân Công, như đánh đập, mắng chửi, bắt đứng trong nhiều giờ và không cho bà ngủ.

Bài liên quan:

Quảng Đông: Người phụ nữ lại bị bắt sau gần 10 năm bị giam vì đức tin vào Pháp Luân Công

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/23/445298.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/29/202010.html

Đăng ngày 22-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share