Trình bày tại Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp tại Úc 2011

[MINH HUỆ 30-05-2011]

Kính chào Sư phụ!

Chào toàn thể đồng tu!

Tôi là học viên mới, đắc Pháp vào tháng 5 năm 2009. Tôi đến đây để báo cáo với Sư phụ tôn kính của chúng ta và chia sẻ với các đồng tu một vài kinh nghiệm tu luyện của tôi hai năm vừa qua.

Tôi sống ở Úc đã được 11 năm. Vì những vu khống dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc tôi đã tránh xa Pháp Luân Công cho đến hai năm trước đây. Đầu năm 2009 tôi nhìn thấy một cuốn sách Pháp Luân trong thư viện địa phương. Vì tò mò, tôi mượn cuốn sách đó về. Thật đáng ngạc nhiên là tôi chỉ mất 3 ngày để đọc hết cuốn sách. Tôi nghĩ Pháp Luân Đại Pháp thật tốt, và tôi nên làm điều gì đó để quảng bá cho mọi người khác.

Tôi bắt đầu tu luyện bằng việc học thuộc Pháp, tâm niệm rằng Pháp này thật tốt và tôi nên giữ nó ở trong tâm trí của tôi. Tôi bắt đầu tự viết lại nội dung Pháp. Tôi thường viết lại một đoạn và học thuộc đoạn đó trước khi chuyển sang đoạn kế tiếp. Khi tôi học xong phần thứ tư trong Bài Giảng thứ Nhất, tôi có thể ghi nhớ trực tiếp từ đọc Pháp. Sau 1 bài giảng rưỡi, tôi chuyển sang đọc từ đầu đến cuối quyển sách. Bốn tháng sau, khi tôi chia sẻ với một học viên khác, tôi thấy được khích lệ bởi những gì cô ấy nói về tầm quan trọng của việc đồng hóa với Pháp, tôi hiểu rằng Sư phụ muốn tôi tiếp tục học thuộc Pháp. Tôi bắt đầu học lại từ đầu cuốn sách và từ đó không ngừng học, bắt đầu với ghi nhớ sáu bài giảng đầu. Tôi thường xem lại bài giảng trước, trước khi chuyển sang bài giảng tiếp theo; sau đó tôi dần dần học thuộc Bài giảng thứ Bảy đến thứ Chín. Tôi đã học thuộc Chuyển Pháp Luân trong khoảng thời gian một năm.

Giờ tôi nhận ra rằng học thuộc Pháp rút ngắn quá trình chuyển mình từ một người  thường thành một đệ tử Đại Pháp. Tôi cũng trải nghiệm được thần thông và sức mạnh kỳ diệu của Pháp trong quá trình học thuộc. Chúng ta cần phải giữ tâm thanh tịnh khi học và ghi nhớ Pháp; nếu không chúng ta sẽ chẳng thể ghi nhớ được gì. Tâm trí tôi trở nên thanh tịnh hơn khi học thuộc Pháp. Khi tôi mới bắt đầu học thuộc Pháp, tôi thường đẫm nước mắt chỉ sau một vài câu. Tôi cũng nắm bắt lấy mọi cơ hội có thể để học thuộc, hoặc trong lúc làm việc nhà hoặc trong lúc trông con. Tôi thường đọc một quyển sách thiếu nhi cho con tôi, sau đó nhẩm lại một đoạn Pháp. Một lần tôi vừa nấu ăn vừa đồng thời đọc thuộc Pháp. Tôi không gây ra sai sót gì trong cả hai việc. Tôi nhớ đúng Pháp, và món ăn tôi nấu cũng trở nên ngon hơn bình thường. Tôi cảm thấy tâm trí tôi được mở mang và được thanh lý trong quá trình ghi nhớ; nhờ vậy tôi cũng có ít tư tưởng xấu hơn. Đôi khi vài câu trong Pháp xuất hiện trong suy nghĩ, tôi cố nhớ lại xem những câu đó thuộc phần nào trong bài giảng số mấy, và đoạn Pháp trước và sau đó là gì. Cảm giác như một câu đố. Khi tôi ghi nhớ tốt Pháp và làm việc đó thường xuyên, thậm chí tôi cảm thấy những thay đổi về mặt thể xác.

Sau đó tôi đọc những bài kinh văn mới của Sư phụ, Sư phụ muốn chúng ta làm tốt ba việc và nói cho chúng ta biết tầm quan trọng của việc cứu độ chúng sinh. Tôi nghĩ có khoảng 200.000 người sống trong thành phố của tôi và băn khoăn liệu những người này có bị đào thải không nếu họ không có cơ hội lựa chọn. Chồng tôi là người Tây phương và ông ấy không tập Đại Pháp. Mặc dù ông ấy không tin vào tu luyện, ông ấy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tôi. Ông ấy không phàn nàn gì khi tôi làm những việc của tôi vào các ngày trong tuần. Và ông ấy vui vẻ hỗ trợ tôi về mặt tài chính. Do có tất cả những thuận lợi đó, tôi bắt đầu phát tờ rơi đến nhà trẻ, trường học, đồn công an, tòa án địa phương, bệnh viện và cửa hàng. Tôi cũng dán tờ rơi lên bảng tin cộng đồng – để quảng bá sự tốt đẹp của Đại Pháp.

Bởi vì bố mẹ chồng tôi không hiểu về tu luyện, họ hiểu nhầm Pháp Luân Đại Pháp và tôi về một số mặt. Một buổi cuối tuần, sau khi tôi kết thúc việc tập công nhóm và về nhà, chồng tôi nói rằng bố mẹ ông ấy lo lắng vì tôi sinh hoạt trong nhóm tập đó.

Tôi nhớ lại Sư phụ nói thế này trong “Giảng Pháp tại Canada 2006,”

“Vậy nên chư vị khi làm mỗi việc gì —dẫu đó là chư vị giữ cân bằng thật tốt quan hệ gia đình tại xã hội người thường, hay là cân bằng thật tốt các quan hệ tại xã hội, [hoặc] biểu hiện trong công tác ở đơn vị của chư vị, [cũng như] biểu hiện trên xã hội— [đều] không phải thực hiện hời hợt bề mặt đơn giản là xong; hết thảy chúng chính là hình thức tu luyện của chư vị, là nghiêm túc..”

Tôi gửi một bức thư điện tử cho bố mẹ chồng ngay tối hôm đó. Chồng tôi đã đọc bức thư của tôi và nói rằng họ chắc sẽ hiểu ra. Từ đó trở đi bố mẹ chồng vui vẻ khuyến khích tôi. Bất kể khi nào tôi có việc đi ra ngoài họ đều chăm sóc bọn trẻ và giúp tôi làm việc nhà.

Tháng 10 năm ngoái Sư phụ điểm hóa cho tôi thông qua một học viên khác rằng tôi nên hỗ trợ việc ký tên thỉnh nguyện. Tôi xin phép  ủy ban địa phương và đặt một cái bàn bên lề đường những nơi đông đúc và bên ngoài thư viện. Tôi lấy được một tờ  ký thỉnh nguyện từ một đồng tu và mang về nhà. Chồng tôi nhìn thấy và nói rằng vì đây là lần đầu tiên tôi làm việc này ở nơi công cộng, tôi nên dùng biển hiệu và áp phích mới. Như thế sẽ rất tốt. Ông ấy muốn bỏ tiền ra ủng hộ nỗ lực này. Tôi thiết kế hai tờ áp phích và mang đến cửa hàng in. Tôi dùng một chiếc bàn cắm trại xách tay ở nhà và phủ lên tấm vải màu vàng. Tôi đặt một biển hiệu kêu gọi thỉnh nguyện lên bàn và một cái trên khung hình chữ A mượn của con gái tôi, trưng bày sự tốt đẹp của Đại Pháp và sự thực về cuộc bức hại ở cả hai mặt của tấm biển.

Tôi gặp rất nhiều chúng sinh thông qua việc thu thập chữ ký. Một vài người bị sốc khi biết về cuộc bức hại, vài người tỏ ra thông cảm, và vài người giúp tôi thu thập thêm chữ ký từ người quen của họ.

Người và vật mà chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày, đã cho chúng ta  cơ hội để cứu độ thêm chúng sinh. Tôi giảng rõ sự thật cho các giáo viên trường học, phụ huynh của bọn trẻ cùng lớp con tôi, giáo viên trong những nhà trẻ, người làm việc trong cửa hàng rau quả, thực phẩm, thợ may và cửa hàng quần áo,. Khi tôi trả tiền, tôi bắt chuyện với người bán hàng. Nếu không có người mua hàng đợi ở sau, tôi thường đưa ra thư thỉnh nguyện cho họ ký tên để ủng hộ Pháp Luân Công. Hầu hết mọi người đều vui vẻ nhận lời. Thực ra Sư phụ làm hết tất cả mọi thứ. Chúng ta chỉ cần có ý nguyện thực hiện những điều đó.

Sư phụ nói,

“Đều có thể tu luyện, cứu độ chúng sinh; chính là xét cái tâm chư vị được dàn xếp ra sao, chính là xem chư vị giữ thái độ gì đối với Pháp.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007”)

Chỉ cần chúng ta có tâm, chúng ta có thể thấy chúng sinh khắp nơi đang cần được cứu.

Cũng có những người lưỡng lự. Nhưng nếu chúng ta giúp họ một tay, họ có thể tiến nhập vào  tương lai. Một ngày tôi gặp một giáo viên dạy trong nhà trẻ hồi trước của con gái tôi, và chúng tôi nói chuyện. Tôi cho cô ấy thấy tập tài liệu thư thỉnh nguyện và hỏi cô có thể ký tên không. Cô do dự và hỏi tôi xem làm thế có gây rắc rối không. Tôi nói với cô ấy rằng đây không phải là thư thỉnh nguyện chính thức, mà chỉ để thể hiện sự ủng hộ của cô ấy mà thôi. Cô ấy đã đồng ý ký tên thỉnh nguyện. Họ là người dân bình thường. Cách nghĩ của họ là làm sao bảo vệ được bản thân, nhưng bằng cử chỉ ký tên thỉnh nguyện, cô ấy đã chỉ ra rằng cô ấy không đồng tình với cuộc bức hại và cô ta có thể được cứu.

Đôi khi tôi nghĩ rằng nếu một sinh linh được cứu đơn giản nhờ có quen biết tôi, mặc dù không có quan hệ gì khác nữa, chẳng phải đây là điều chúng ta phải làm và nên làm? Cũng vậy, môi trường Tây phương là xã hội bình thường dành cho con người.

Sư phụ nói,

“Người ta ở xã hội Tây phương hoặc xã hội phi tà đảng cộng sản, đều là trạng thái tự nhiên của con người; giữa [họ] với nhau chỉ là văn hoá khác nhau. Loại xã hội tự nhiên này, mọi người đều có trạng thái sinh tồn bình thường giống nhau là có một tấm lòng cởi mở, an hoà, sống Thiện, và rất ít phòng hờ người khác; đó là bình thường…” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2009”)

Tôi thường chủ động bắt chuyện với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù tôi có thể không giải thích sự thật được cho họ trong mọi trường hợp, đó vẫn là một nền tàng cho lần sau khi tôi nói chuyện với họ.

Sư phụ nói rằng,

“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thể nhân.” (“Lý tính”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II).

Bắt đầu từ cuối năm ngoái tôi bắt đầu làm những công việc truyền thông, tôi đã tiếp xúc nhiều hơn với các đồng tu. Làm việc này giúp bộc lộ yếu điểm của tôi khi tiếp xúc với người khác. Tôi hiểu rằng Sư phụ đã an bài cho tôi – để tôi phải tiến bộ hơn nữa trong việc học Pháp. Tôi luôn tự nhắc nhở mình và tự kiểm tra từng lời nói và hành động của mình để xem có gì không tuân theo Pháp không, và luôn luôn nhìn vào trong và xem tâm của tôi có tĩnh không. Bất kể khi nào có tà niệm trong tâm, tôi lập tức phủ nhận và tiêu trừ nó. Khi tôi gặp những khảo nghiệm về tâm tính, tôi tự hỏi mình: “Liệu trên đời này có gì mà mình không thể xả bỏ không? Không, không có gì mà mình không xả bỏ được.” Khi tôi suy nghĩ như thế, tôi cảm thấy mình có thể đối mặt với hết thảy mọi thứ một cách tĩnh tại và ôn hòa.

Sư phụ giảng cho chúng ta,

“Trong khảo nghiệm về nhân tâm, đối với người tu luyện nào mà xét cũng vậy, khi ở trong hai loại nhận thức khái niệm ‘người’ và ‘Thần’, và khi [chúng] đụng độ với nhau, thì sẽ xuất hiện trạng thái ấy. [Khi] tư tưởng của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘con người’; [khi] tư tưởng của Thần và chính niệm của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘Thần’.”(“Giảng Pháp tại San Francisco, 2005”)

Ở tầng thứ hiện tại tôi hiểu rằng trong quá trình tu luyện, chỉ cần chúng ta có Pháp trong tâm, chúng ta có thể xả bỏ hết thảy mọi thứ, tìm bên trong một cách vô điều kiện và tinh tấn hơn nữa.

“Tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.”(Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Chừng nào Chính Pháp còn tiếp diễn, đó vẫn là một phần của quá trình tu luyện của chúng ta, và mỗi ngày chúng ta đều nên nghiêm túc.

Nếu có gì không đúng trong chia sẻ của tôi, xin được mọi người chỉ ra cho.

Xin cám ơn Sư phụ tôn kính. Cám ơn các đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/30/背法中不断体验到大法的威力和神奇-241625.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/8/125886.html
Đăng ngày 6-7-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share