Bài viết của Hà Bình, phóng viên Minh Huệ tại Thụy Điển

[MINH HUỆ 11-10-2021] Ngày 8 và 9 tháng 10 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động giảng chân tướng trước Bảo tàng Nobel tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển.

4eeca8f2dfc64033f481c261711adfe8.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trước Bảo tàng Nobel ở Stockholm

Stockholm là quê hương của nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel. Theo di chúc của Nobel vào năm 1895, giải Nobel bao gồm năm giải thưởng riêng biệt trao “cho những người mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại trong năm trước đó”. Giải thưởng đầu tiên được trao vào năm 1901. Năm nay, những người đoạt giải Nobel được công bố từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 10 năm 2021. Nhiều người trên khắp thế giới đến Thụy Điển trong tuần lễ trao giải Nobel, vì vậy, bảo tàng luôn tấp nập du khách.

Các học viên đã dựng bảng chân tướng và quầy thông tin phía trước bảo tàng và trình diễn các bài công pháp. Nhiều người đã hiểu về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và bản chất thật của chủ nghĩa cộng sản. Các học viên phơi bày cuộc bức hại mang tính diệt chủng của ĐCSTQ, khiến cư dân địa phương và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới thấy kinh hoàng. Nhiều người tập trung xung quanh quầy thông tin, và xếp hàng chờ đợi để ký vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ.

f5c76cdf91a4d5c2ddc817140a156877.jpg9436f6190d47e26a6eea64fe77331113.jpg

c14eabce2653933b0840eb6e35ab37b6.jpg

Cư dân địa phương và du khách từ khắp nơi trên thế giới dừng lại để đọc các bảng chân tướng và trò chuyện với các học viên. Nhiều người đã ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại.

Người dân Stockholm ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên. Bà Veronica, sống ở Stockholm, là một trong số họ.

260c7ca709068277935c7be1c8f45db5.jpg

Sau khi nghệ sỹ dương cầm người Nga, bà Veronica, ký vào bản kiến nghị, bà đã mời các học viên tham gia một diễn đàn cùng bà để thảo luận về cuộc bức hại nhằm giúp nhiều người hơn biết sự thật.

Bà Veronica cười và nói: “Bản nhạc (luyện công) tuyệt vời này đã thu hút tôi đến xem. Tôi đặc biệt nhạy cảm với âm nhạc.” Xuất thân từ Nga, nghệ sỹ dương cầm Veronica đã chuyển đến Thụy Điển hơn 40 năm trước. Bà cho biết nhạc luyện công đã chiếm trọn trái tim bà và những động tác uyển chuyển khiến đôi mắt bà sáng lên. Bà đứng trước khu vực trình diễn và vui vẻ trò chuyện với một học viên.

Người học viên đã nói với bà về Pháp Luân Đại Pháp và việc ĐCSTQ bức hại môn tu luyện này, bao gồm cả hành vi tàn ác thu hoạch nội tạng sống do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn. Nét mặt của bà Veronica trở nên nghiêm nghị và bà nói bằng tiếng Trung Quốc: “Tôi biết, tôi biết.” Bà cho biết bản thân bà đã từng sống dưới chế độ độc tài bạo lực của chủ nghĩa cộng sản, vì vậy bà hiểu lý do các học viên ở đây. Cha bà là nhạc sỹ bị Liên Xô cũ đàn áp và bị đày đi đày 10 năm. Cả gia đình bà đã bị các chế độ độc tài cộng sản đàn áp.

Sau khi ký bản kiến nghị, bà Veronica cho biết bà chuẩn bị tham dự một diễn đàn thảo luận về sự bức hại của các chính quyền độc tài và mời các học viên tham gia. Các học viên đã vui vẻ nhận lời mời của bà. Bà hy vọng thông qua diễn đàn này, các học viên có thể giảng rõ chân tướng cho nhiều người, phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ và vạch trần tội ác thu hoạch nội tạng sống của chính quyền này. Bà hy vọng sẽ có nhiều người hơn chú ý đến vấn đề này và mọi người có thể chung tay chấm dứt cuộc bức hại.

Người dân Thụy Điển tặng các học viên bồ câu hòa bình thêu tay

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2021, là ngày công bố những người đoạt giải. Một nhóm 5-6 người, thuộc một tổ chức dệt kim của Thụy Điển, đã mang những hình thêu tay chim bồ câu hòa bình đến bảo tàng. Họ đều dừng lại xem các học viên trình diễn các bài công pháp và nghe giảng chân tướng.

Khi họ biết các học viên đang cố gắng trở thành người tốt và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, nhưng lại bị ĐCSTQ bức hại tàn nhẫn suốt 22 năm qua, họ đã rất xúc động. Không chỉ ký tên vào bản kiến nghị, họ còn tặng các học viên những hình thêu chim bồ câu hòa bình để bày tỏ lòng mong mỏi của người dân Thụy Điển về hòa bình cho thế giới và rằng chính nghĩa sẽ chiến thắng trên thế giới.

Trước khi rời đi, họ vui vẻ nhận những bông hoa sen nhỏ có dòng chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và ‘Chân Thiện Nhẫn hảo’. Họ cũng chụp ảnh nhóm với các học viên để lưu lại kỷ niệm về dịp này.

“Việc thu hoạch nội tạng sống phải chấm dứt”

“Đúng là nạn thu hoạch nội tạng sống đang diễn ra ở Trung Quốc”, một quý ông đến từ Ý nói sau khi ký vào bản kiến nghị, “Tôi đã hiểu rõ hơn nhiều sau khi đọc hết các bảng thông tin ở đây hôm nay.” Ông giải thích rằng trước đó có một người bạn Trung Quốc nói với ông rằng chỉ cần có tiền là có thể ghép tạng sống ở Trung Quốc, nhưng tất cả đều được thực hiện bí mật, không thể công khai. Họ phải rất cẩn thận, vì vậy họ không thể viết về những chủ đề như vậy trên WeChat hay bất kỳ kênh truyền thông xã hội nào khác. Ở Trung Quốc, lời nói và hành động của mọi người đều bị cảnh sát giám sát. Nếu thông tin về những vấn đề như vậy bị lộ ra ngoài, nhà chức trách nhất định sẽ khiến bạn biến mất. Ông hết sức phẫn nộ và thốt lên: “ĐCSTQ đúng là tà ác. Thu hoạch nội tạng sống phải chấm dứt!”

Không chỉ ký vào bản kiến nghị, ông còn lấy tờ rơi mà học viên đang sử dụng để giảng chân tướng về cho gia đình, bạn bè và giải thích những gì ông nghe được về những tội ác của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc và tất cả mọi người trên thế giới. Sau đó, gia đình và bạn bè ông đều ký tên vào bản kiến nghị. Ông rất vui và nói những việc các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang làm là vô cùng ý nghĩa.

Hai phụ nữ đến từ Somalia kinh hoàng khi đọc thông tin về tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Một người đã rơm rớm nước mắt khi lắng nghe: “Toàn bộ tâm trí và thân thể của tôi đều bị sốc. Tôi không ngờ nó lại tàn ác như vậy. Điều này nhất định không thể dung thứ được!” Cô dịch lại sang tiếng Somali cho bạn mình. Cả hai người đều thể hiện sự phẫn nộ và ký tên vào bản kiến nghị. Trước khi rời đi, họ cầm theo một số tờ thông tin chân tướng để đưa cho bạn bè và gia đình.

Tôn trọng lòng dũng cảm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Thứ Bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2021, bảo tàng lại đón nhiều người hơn. Sau khi cô Pauline từ Ireland và bạn của cô đọc xong tất cả thông tin trên bảng thông tin, họ đi thẳng đến bàn ký bản kiến nghị.

Cô cho biết: “Tôi đã đến Bắc Kinh vào năm 2018. Lúc tham quan Quảng trường Thiên An Môn, tôi đã đề cập đến phong trào của sinh viên năm 1989 với hướng dẫn viên, nhưng anh ấy lập tức đổi chủ đề và không cho tôi đề cập đến vấn đề này. Qua đó, tôi đã trải nghiệm thực tế rằng ở Trung Quốc, mọi người thậm chí không có quyền nói lên suy nghĩ của mình, chứ chưa nói đến việc bảo vệ nhân quyền.”

Cô Pauline cho rằng ĐCSTQ luôn vẽ ra một bức tranh giả tạo về hòa bình và ổn định để đánh lừa cả thế giới. Cô nói việc các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và vạch trần ĐCSTQ là rất quan trọng. “Điều này đã giúp người dân trên toàn thế giới biết được tình hình thực sự của người dân Trung Quốc dưới chế độ của ĐCSTQ. Đây là điều đáng được tôn trọng.”

Hai sinh viên từ Đại học Lund nán lại trước các bảng thông tin và đọc kỹ. Họ có một số thắc mắc, vì vậy một học viên giải đáp cho họ, từ Pháp Luân Đại Pháp là gì, tại sao ĐCSTQ lại bôi nhọ môn tu luyện và bức hại các học viên tàn bạo đến vậy. Anh giải thích về việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Anh cho biết chính quyền lo sợ hàng triệu người Trung Quốc sẽ tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Sau khi hiểu ra sự thật, cả hai đều thở dài. Một người nói: “Em rất cảm ơn anh đã cho chúng em biết về vấn đề quan trọng như vậy hôm nay. Tất cả các anh thực sự rất tuyệt vời!” Cả hai đều ký vào bản kiến nghị và bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của các học viên trong việc chấm dứt cuộc bức hại.

b63838b8bede147c9fdb0729aded7c25.jpg

Hai sinh viên từ Đại học Lund đọc các bảng trưng bày hồi lâu. Một học viên (đầu tiên bên trái) giải thích lý do các học viên tổ chức các hoạt động.

Sau khi một phụ nữ trung niên người Thụy Điển lặng lẽ ký vào bản kiến nghị, bà rời đi, rồi lại quay trở lại. Bà tự giới thiệu mình là phóng viên và biên dịch viên cho một tờ báo ở miền Bắc Thụy Điển. Bà nói: “Tôi thực sự không biết chuyện này ở Trung Quốc — người dân [Trung Quốc] và các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp. Sau đó, khi đọc về cuộc bức hại của ĐCSTQ và tin tức về Quế Minh Hải, một công dân Thụy Điển, tôi mới bắt đầu chú ý đến các vấn đề liên quan đến cuộc bức hại nhân quyền của chính quyền này.”

Bà cảm ơn người học viên đã giảng chân tướng cho bà: “Các bạn can đảm đứng ở đây hôm nay không phải là vì bản thân, mà vì nhân quyền và lẽ phải, điều đó thực sự khiến tôi cảm động.” Bà cũng động viên các học viên kiên trì và cho biết sẽ có thêm nhiều người đến ủng hộ nỗ lực kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/11/432408.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/13/196154.html

Đăng ngày 18-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share