Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-08-2021] Đã 22 năm kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, giới chức trách ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam vẫn không hề nới lỏng cho các học viên địa phương. Một ví dụ gần đây là vụ bắt giữ của bà Dương Huệ Lan 80 tuổi vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công.
Từ khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân vào tháng 7 năm 1999, bà Dương đã bị bắt giữ chín lần, bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức lần hai trong 20 ngày và kết án ba năm tù cùng với bốn năm quản chế.
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, ngày diễn ra vụ bắt giữ gần đây nhất, cảnh sát đã lục soát nhà của bà và tịch thu điện thoại di động của con gái bà là cô Dương Lệ và con rể của bà để ngăn cản họ ghi lại vụ đột nhập của cảnh sát. Khi con rể của bà cố gắng lấy lại điện thoại của mình, cảnh sát đã vặn cổ tay của anh và ghì anh xuống đất. Bà Dương bị đưa tới đồn công an địa phương để thẩm vấn và quá nửa đêm mới được thả.
Vụ bắt giữ gần đây nhất
Vào sáng ngày 20 tháng 8 năm 2021, khi bà Dương Huệ Lan đang phân phát tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công cho nhân viên của một cửa hàng mà bà đang mua sắm, thì các nhân viên đã tố cáo bà với cảnh sát sau khi bà rời đi. Cảnh sát bắt giữ bà trên đường về nhà và đưa bà tới Đồn Công an Văn Lâm.
Trong suốt buổi thẩm vấn, bà Dương khẳng định rằng những gì bà làm là hợp pháp và từ chối hợp tác với cảnh sát. Thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt, cảnh sát đã thu thập được tên và địa chỉ của bà.
Chín cảnh sát đã đưa bà Dương đi cùng với họ về nhà bà để lục soát. Khi bà Dương từ chối tiết lộ mật mã khóa nhà, cảnh sát đã gọi điện cho con gái bà. Khi con gái bà biết chuyện đang xảy ra, cô nói rằng mẹ mình không làm gì sai và từ chối về nhà để mở cửa cho cảnh sát.
Cảnh sát tiếp tục gọi điện cho con gái và con rể của bà Dương. Cuối cùng, con gái bà đã phải về nhà và cho cảnh sát vào trong. Họ lục soát căn nhà và tịch thu các tài liệu Pháp Luân Công. Tin rằng việc khám nhà là bất hợp pháp, bà Dương cùng con gái đã từ chối ký vào danh sách tài sản bị tịch thu.
Khi cảnh sát ra lệnh cho bà Dương quay lại đồn công an để làm thêm giấy tờ, bà đã từ chối. Sau 20 phút bế tắc, bốn cảnh sát nắm lấy bà và kéo bà ra ngoài. Hai cảnh sát khác đã ngăn cản con gái và con rể của bà khi họ cố gắng không cho cảnh sát đưa bà Dương đi. Khi hai vợ chồng con gái bà lấy điện thoại ra để ghi lại sự việc, thì cảnh sát đã giật điện thoại của họ. Sau đó, hai cảnh sát vặn cánh tay của con rể bà và ghì anh xuống khi anh cố gắng lấy lại điện thoại của mình.
Khi cảnh sát ghi hình con rể bà Dương, thì con gái bà đã hét lớn: “Các anh đã lục soát nhà chúng tôi, bắt cóc mẹ tôi và cướp tài sản của chúng tôi. Tại sao các anh không ghi lại hành vi phi pháp của mình?”
Bà Dương bị đưa vào xe cảnh sát mà không kịp đeo giày. Con gái bà đi theo họ tới đồn công an và đợi từ 6 giờ tối tới 1 giờ 30 phút sáng rồi sau đó cô mới có thể đưa mẹ về nhà. Cảnh sát cho biết họ đang lên kế hoạch tiếp tục truy tố bà Dương.
Bức hại trong quá khứ
Vụ bắt giữ gần đây nhất của bà Dương chỉ là một trong rất nhiều những đau khổ mà bà phải chịu đựng kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Sau đây là thứ tự theo thời gian về những gì bà phải trải qua trong 22 năm qua.
Bị bắt giữ vào ngày cuộc bức hại bắt đầu
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Dương bị bắt giữ tại nhà của một học viên khác. Tại Đồn Công an Thái Hòa, cảnh sát đã thẩm vấn bà và ép bà ký vào biên bản thẩm vấn. Hai ngày sau, bà được trả tự do.
Bị giam giữ 15 ngày vì lên tiếng cho Pháp Luân Công
Trong khi bà Dương đang phân phát tờ rơi giới thiệu Pháp Luân Công ở gần một bệnh viện vào ngày 5 tháng 12 năm 2000, giám đốc bệnh viện và một nhóm người đã nắm lấy bà, giam bà trong phòng an ninh của bệnh viện và gọi điện cho cảnh sát. Cảnh sát đưa bà tới Đồn Công an Thái Hòa và sau đó đưa bà tới Trại tạm giam Số 2 Quận Bàn Long vào cùng ngày. Sau 15 ngày tạm giam, bà được trả tự do và phải trả 150 Nhân dân tệ tiền thực phẩm.
Tra tấn trong trung tâm tẩy não
Cựu lãnh đạo của bà Dương, Công ty Nội thất Gỗ Côn Minh, đã gọi điện yêu cầu bà tới công ty vào tháng 2 năm 2001. Khi bà tới đó, bà bị đưa tới một trung tâm tẩy não trái với mong muốn của mình. Ủy ban Chính trị Pháp luật và Phòng 610 địa phương, hai cơ quan có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại đã ra lệnh bắt giữ bà.
Nhà chức trách ra lệnh cho trung tâm tẩy não bố trí một đồng nghiệp hay một người thân của mỗi học viên đi cùng họ trong suốt 10 ngày diễn ra phiên tẩy não. Học viên hay cấp trên của họ phải chi trả tiền thực phẩm của họ trong suốt thời gian đó. Các cảnh sát của Sở Cảnh sát Bàn Long còn ở tại đó và hỗ trợ việc tẩy não.
Bà Dương không được phép liên lạc với bất kỳ ai trong khi bị giam giữ ở đó. Cảnh sát ép bà cùng các học viên khác xem video phỉ báng Pháp Luân Công và yêu cầu những cựu học viên đã từ bỏ Pháp Luân Công tới để thuyết phục những học viên kiên định từ bỏ đức tin của mình. Trước khi các học viên có thể đi, thì thành viên gia đình của họ phải phát biểu công khai bôi nhọ Pháp Luân Công để cảnh sát ghi hình.
Mặc dù bà Dương đã nghỉ hưu, nhưng cựu lãnh đạo của bà vẫn tổ chức một cuộc họp và yêu cầu nhân viên hiện tại không ai được liên lạc với bà, nếu không lương của họ sẽ bị ảnh hưởng. Bà Dương sống trong căn nhà do công ty phân bổ và cháu trai của bà thưởng bị ức hiếp khi cậu bé chơi ở bên ngoài. Những đưa bé khác hét to lên rằng: “Không chơi với những người tu luyện Pháp Luân Công!”. Bà Dương phải bán căn nhà của mình và thuê một căn hộ ở nơi khác.
Do cuộc bức hại, bà Dương đã chuyển từ nơi này qua nơi khác trong những năm qua. Kể từ năm 2004, cựu lãnh đạo của bà đã không cung cấp bất kỳ quyền lợi nào cho bà liên quan tới các ngày lễ (chẳng hạn như trợ cấp thực phẩm miễn phí trong ngày lễ). Tuy nhiên, họ còn phái người tiếp tục sách nhiễu gia đình bà, mục đích muốn tìm ra bà đang ở đâu.
Một đợt tẩy não khác khiến gia đình bà đau khổ
Vào ngày 6 tháng 6 năm 2006, nhân viên an ninh của công ty cũ của bà Dương đã kéo tới nhà bà cùng với cảnh sát và quan chức địa phương. Khi được hỏi bà có còn tu luyện Pháp Luân Công hay không, bà Dương trả lời rằng đó không phải việc của họ. Hai cảnh sát nắm lấy tay bà và kéo bà ra ngoài, sau đó đi xuống năm tầng cầu thang và đưa bà vào xe cảnh sát. Bà vẫn đang đi dép, cổ tay của bà sưng tấy và bầm tím do sự bạo lực của cảnh sát. Bà bị đưa tới một trung tâm tẩy não được đặt tại một khách sạn.
Lần này, bí thư của Cộng đồng Thái Hòa đã đi theo bà tới trung tâm tẩy não để giám sát bà cả ngày lẫn đêm. Bà đã tuyệt thực và huyết áp của bà tăng đến mức nguy hiểm.
Trong suốt 10 ngày tẩy não, cảnh sát đã che giấu gia đình bà nơi giam giữ bà. Bởi lo lắng cho bà, nên con gái bà đã phải đi quanh thị trấn đề tìm bà từ sáng sớm tới nửa đêm. Cháu trai 5 tuổi của cô bị bỏ lại ở nhà một mình đã khóc tới khản cổ, khiến đôi mắt cậu bé sưng húp. Cậu bé lên cơn sốt cao và gia đình rơi vào tuyệt vọng.
Bởi cảnh sát liên tục sách nhiễu gia đình bà Dương trong những năm qua, nên con trai cả của bà sợ bị liên lụy và không dám nói chuyện với bà.
Nạn nhân trọng một vụ bắt giữ hàng loạt khác
Cảnh sát bắt giữ bà Dương lần nữa vào ngày 16 tháng 10 năm 2007. Có khoảng 30 học viên khác cũng bị bắt giữ lần này. Hai học viên sau đó bị kết án tù. Bà Dương bị thẩm vấn và chụp hình tại Đồn Công an Thái Hòa và được trả tự do vào nửa đêm.
Sức khỏe suy giảm sau một tháng giam giữ
Cảnh sát ở quận Quan Độ và đặc vụ của Phòng 610 đã xông vào nhà bà Dương vào sáng ngày 20 tháng 5 năm 2008. Một trong số họ đã ra lệnh cho bà ký vào lệnh bắt giữ mà họ không xác định danh tính của mình. Bà Dương từ chối ký, nhưng cảnh sát vẫn tiến hành lục soát tất cả phòng trong nhà. Họ tịch thu máy tính, sách Pháp Luân Công và tiền mặt của bà mà không cung cấp danh sách tài sản bị tịch thu.
Cảnh sát đưa bà tới Đội An ninh Nội địa Quận Quan Độ để thẩm vấn và đưa bà tới trại tạm giam Quan Độ vào tối cùng ngày. Ba ngày sau, bà lên cơn sốt và bị tiêu chảy. Bà không thể nghe được và thị lực của bà bị mờ. Phần chân dưới của bà bị sưng tấy. Bà nghi ngờ rằng người ở trại giam đã đầu độc bà.
Sau đó 29 ngày, bà được bảo lãnh tại ngoại. Hiện tại mắt, tai và chân của bà vẫn chưa bình phục hoàn toàn.
Bị bắt giữ vì phân phát tờ rơi thông tin Pháp Luân Công
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2014, bà Dương cùng một học viên khác đi tới khu chợ gần ga Xe lửa phía Đông Côn Minh và nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Nhân viên an ninh chợ đã bắt giữ họ và đưa họ tới Đồn Công an Cúc Hoa.
Cảnh sát lục soát túi của hai học viên và tìm thấy chìa khóa và địa chỉ của họ. Cảnh sát đưa hai học viên về nhà và lục soát nơi ở của họ. Cảnh sát đã tịch thu các sách cùng tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công và không cung cấp danh sách tài sản bị tịch thu.
Bị kết án ba năm tù
Bà Dương cùng con gái và hai học viên khác là bà Lưu Diễm và Viên Dật Quần đi tham quan ở huyện Trừng Giang, thành phố Ngọc Khê. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2015, cảnh sát ở Trừng Giang đã bắt giữ bốn học viên vì phân phát Lịch năm mới mang thông điệp Pháp Luân Công. Bà Dương bị ép phải ngồi trên ghế sắt hai ngày.
Bà Dương được bảo lãnh tại ngoại vào ngày 9 tháng 1, còn ba học viên còn lại bị chuyển tới trại tạm giam Huyện Hồng Tháp. Hai ngày sau, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa đã lục soát nhà của tất cả các học viên.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, công tố viên huyện Trừng Giang đã truy tố họ với tôi danh “lợi dụng tổ chức tà giáo đề phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ được chính quyền quy chuẩn hòng buộc tội các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 29 tháng 7, khi họ hầu tòa tại Tòa án Trừng Giang, luật sư của họ đã lập luận rằng Lịch Năm mới không thể phá hoại việc thực thi pháp luật và tài liệu Pháp Luân Công mà họ phân phát để phơi bày cuộc bức hại không làm hại tới bất kỳ ai và xã hội. Luật sư yêu cầu tha bổng cho các học viên.
Trong suốt phiên xét xử kéo dài bốn tiếng, cảnh sát đã bắt giữ các học viên địa phương đến để thể hiện sự ủng hộ của mình với các học viên đang bị xét xử trong phòng. Chỉ sau khi phiên tòa xét xử kết thúc, họ mới được trả tự do.
Tòa án đã kết án bà Dương và con gái bà ba năm tù giam cùng với bốn năm quản chế vào ngày 7 tháng 8. Bà Lưu và bà Viên đều bị kết án ba năm tại Nhà tù Nữ Số 2 Vân Nam.
Bà Lưu và bà Viên đã đệ đơn kháng án lên Tòa án Trung cấp Ngọc Khê và thẩm phán đã đưa ra phán quyết giữ nguyên bản án vào ngày 21 tháng 10.
Quản chế chuyển thành cưỡng bức cải chính cộng đồng
Đối với án quản chế của bà Dương cùng con gái, Tòa án Trừng Giang đã ra lệnh cho họ tham gia các chương trình cải chính cộng đồng từ ngày 3 tháng 11 năm 2015 tới ngày 2 tháng 11 năm 2019. Họ được yêu cầu phải báo cáo cho phòng tư pháp địa phương hàng tháng và điền vào biên bản mô tả các hoạt động trong tháng của họ.
Bị bắt giữ và lục soát nhà hai lần trong năm 2020
Cảnh sát của Sở Cánh sát Côn Minh đã vây quanh bà Dương khi bà đang đi bộ trên đường vào ngày 14 tháng 4 năm 2020. Họ lục soát túi sách của bà và tuyên bố rằng ai đó đã tố cáo bà phân phát tờ rơi Pháp Luân Công. Cảnh sát ép bà tới Đồn Công an Yongchang cùng với họ và hứa sẽ thả bà nếu trong video giám sát chỉ ra bà không phân phát tờ rơi.
Tại đồn công an, thay vì kiểm tra camera giám sát, cảnh sát lại thẩm vấn và chụp hình bà, họ còn thu thập dấu vân tay và mẫu máu của bà. Sau đó, họ kéo tới nhà bà để lục soát nhà mà không có sự hiện diện của bà
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 29 tháng 6, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Quận Bàn Long đã kéo tới gõ cửa nhà bà Dương và yêu cầu được vào trong với lý do đường ống nước trong căn hộ của bà bị rò rỉ. Bà từ chối mở cửa. Ngay sau đó, nguồn điện bị cắt, con gái bà đã gọi điện cho ban quản lý khu chung cư và biết rằng họ không cắt điện.
Khoảng 10 giờ sáng, cháu trai 20 tuổi của bà ra khỏi nhà để đi làm thì bị bốn cảnh sát bao vây. Họ ép anh phải mở cửa nhà và họ lao vào căn hộ để khám xét. Con gái bà Dương hỏi họ tại sao lại lục soát nhà của mình, nhưng cảnh sát từ chối giải thích. Khi con gái bà chụp lại lệnh khám, cảnh sát đã ép cô phải xóa bức ảnh.
Cảnh sát lục soát tất cả phòng trong căn hộ và thậm chí họ lục soát cả trong tủ lạnh, máy giặt và bình hoa. Họ không tìm thấy được gì và cuối cùng họ đã tịch thu một kỷ vật cùng hai lá bùa Pháp Luân Đại Pháp cắt ra từ tường mà không cung cấp danh sách tài sản bị tịch thu.
Thông tin của các cá nhân tham gia bức hại bà Dương:
Phạm Chính Khuê (范正奎), cảnh sát, Đồn Công an Văn Lâm: +86-18687133900
Lương Kỳ (梁琪), cảnh sát, Đồn Công an Văn Lâm: +86-15912428262
Nhiễm Ngọc Long (冉玉龙), cảnh sát, Đội An ninh Nội địa Thành phố Trừng Giang: +86-15087722212
(Thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại khác có chi tiết trong bản gốc tiếng Trung)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/28/430135.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/24/195885.html
Đăng ngày 16-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.