Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Sơn Đông

[MINH HUỆ 09-01-2021] Sư phụ giảng:

“Tâm thái của họ là như thế nào? Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến. Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] Lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ xung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Trong tu luyện, cho dù đó là giao lưu chia sẻ hay là xử lý vấn đề, thì tôi thường hay có biểu hiện vội vã biểu đạt quan điểm của bản thân, vội vã phủ định đối phương, đôi khi là không lắng nghe rõ ràng rốt cuộc đối phương nói gì, xuất phát điểm là gì? Còn có việc chưa nghe xong toàn bộ nội dung đối phương nói và chen ngang lời người ta để biểu đạt ý kiến của bản thân. Về giao lưu chia sẻ trên Pháp lý cũng vậy, nếu đồng tu kiên trì cách nhìn của bản thân thì liền dấy lên tranh luận. Người thường vẫn hay nói “cần phải lắng nghe lời khuyên của người khác, không được khư khư cố chấp ý kiến của riêng mình”. Lời người tu luyện nói ra dẫu sao cũng là một loại thể hiện của tầng thứ và cảnh giới sở tại của người tu luyện, dẫu sao cũng có nhân tố của đặc tính vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn ở trong đó, đương nhiên còn có phần khuyến thiện, ở tầng thâm sâu hơn mà nói: Chẳng phải còn có Sư phụ mượn miệng của đồng tu để điểm hóa sao?

Có một lần tôi nói chuyện với chị đồng tu: “Em phụ trách phần công tác kỹ thuật của mình là được rồi, cả ngày bận tối mắt tối mũi, những việc khác em không quan tâm.”

Chị đồng tu nói: “Làm vậy không được, đồng tu đã tìm đến em chính là có việc em có thể làm được, có việc em cần phải làm.”

Ý tứ đó là để tôi chủ động đảm đương thêm chút, phó xuất nhiều hơn, phối hợp nhiều hơn. Tôi cũng nghĩ: Tu luyện không có việc ngẫu nhiên, có một số việc họ làm xác thực có độ khó nhất định, còn mình có thể tung tăng, so với họ thì mình học thứ gì cũng nhanh hơn, dễ dàng hơn chút.

Kỳ thực là tôi không muốn gánh vác quá nhiều trách nhiệm, chủng tâm tự tư và tự ngã đã bị động chạm đến nên nó mới như thế. Về sau tôi đã thay đổi thái độ và phương pháp làm việc, chỉ cần có thời gian và điều kiện cho phép, thuận tay có thể làm thì tôi sẽ tiếp nhận các yêu cầu của đồng tu, không phân biệt đó là việc của bạn hay của tôi, tận sức mà làm, lặng lẽ phối hợp với người khác. Tôi còn tự đặt ra một tiêu chuẩn cho mình: Nói ít làm nhiều, làm rồi không nói. Tuy tôi biết tiêu chuẩn này rất khó, mình không nhất định là có thể làm được tốt đến thế, nhưng trong tâm có phương hướng, nỗ lực mà làm là được. Nghĩ ít cho bản thân, nghĩ nhiều cho người khác và chỉnh thể, làm việc gì cũng đặc biệt thuận lợi suôn sẻ, tâm tình cũng sáng sủa.

Còn có một lần trong lúc giao lưu, đồng tu đều thích nghe những lời tốt đẹp, thích người khác từ bi với mình một chút, chứ không muốn tiếp thụ sự nghiêm khắc, lúc tôi nói chuyện trước mặt các đồng tu có chút “nghiêm nghị”, cho nên có một số người không chịu tiếp thu. Kỳ thực là đôi khi lúc nói chuyện, tôi không phát hiện ra mình mang theo nhân tố chỉ trích và phàn nàn của con người; do vẫn chưa nắm vững khẩu khí, tiết tấu và lực độ lúc nói chuyện, cho nên chủng nhân tố quyền uy, nghiêm nghị và kiêu ngạo đã vô ý tạo thành áp lực cho đối phương, dùng lời hoa mỹ mà nói thì nó chính là “uy nghiêm”. Chỉ trích, phàn nàn là biểu hiện của nhân tâm, là văn hóa Đảng, là ma tính; còn sự uy nghiêm của Pháp chính là một loại thể hiện của từ bi, là khuyến thiện, là Phật tính. Làm sao có thể đánh đồng với nhau được? Cái tình này thực sự không phải là thứ gì tốt đẹp; chỉ trích và phàn nàn cũng không phải là điều gì tốt đẹp; hết thảy tâm chấp trước đều không phải là thứ gì tốt đẹp, chúng đều là những thứ phái sinh từ trong tình, đều là những thứ mà người tu luyện cần phải vứt bỏ.

Đồng tu Y chia sẻ với tôi: Trong giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật, Sư phụ giảng:

“Còn trạng thái ‘bình hoà’ mới là Thiện, thực tế đó mới là trạng thái chân chính của con người. Trong bình hoà cũng có cao trào lên xuống, là hoàn toàn lý tính; trong bình hoà cũng có triển hiện huy hoàng, nhưng là lấy bình hoà làm cơ sở.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc [2003])

Cho nên trong lúc giao lưu, không phải cứ là lời nói hơn người, giọng nói cao hơn người, khí thế mạnh mẽ hơn người là sẽ khởi tác dụng, mà tâm thái tường hòa bình tĩnh mới có thể khiến cho từ bi và uy nghiêm cùng lúc triển hiện xuất ra, dùng tâm thái tường hòa, ngữ điệu bình hòa, nói rõ quan hệ lợi hại của sự việc, nói rõ hậu quả nếu đối phương làm như vậy, nói rõ tính nghiêm trọng nếu không dựa trên Pháp, như vậy càng có thể nói rõ vấn đề, giải quyết vấn đề, và đối phương sẽ muốn tiếp thu.

Trước đây tôi là người rất cố chấp, trong tâm của bạn học cùng lớp và bạn đồng nghiệp, tôi là người rất có cá tính. Sau khi hòa nhập vào xã hội, tôi dần dần trở nên khôn khéo và ranh mãnh. Sư phụ giảng:

“Từ vũ trụ chúng ta mà xét thì thấy “khôn khéo” ấy đã sai quá rồi” (Chuyển Pháp Luân)

Trải qua nhiều năm tu luyện, bộ phận “khôn khéo” đó đã dần dần trở nên viên dung. Nếu như chúng ta đều có thể dùng phương thức viên dung để xử lý các việc, vứt bỏ khôn khéo đi thì chẳng phải chúng ta cũng có thể viên dung người có mâu thuẫn với mình sao? Chẳng phải tu luyện của chỉnh thể cũng được đề cao lên sao? Đó chẳng phải là điều Sư phụ yêu cầu sao? Bên trên là một chút thể ngộ tu luyện cá nhân, nếu có chỗ nào chưa đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/1/9/418234.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/13/191852.html

Đăng ngày 20-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share