Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Gia Nghĩa, Đài Loan
[MINH HUỆ 14-12-2020] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Gia Nghĩa, Đài Loan, đã tổ chức một buổi học Pháp cả ngày tại Trường tiểu học Hòa Hưng thuộc huyện Gia Nghĩa.
Các học viên đang học Pháp tại Trường tiểu học Hòa Hưng thuộc huyện Gia Nghĩa
Trong cả một ngày cùng nhau, các học viên đã bày tỏ lòng biết ơn của họ tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì ân đức cứu độ vô biên của Ngài.
Vượt qua những khảo nghiệm lớn học Pháp và tu luyện
Cô Diệp bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2003. Một ngày nọ, cô trở về nhà để chúc mừng sinh nhật mẹ. Cô thấy các thành viên trong gia đình đều đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân mặc dù bình thường họ không thích đọc. Cô rất tò mò. Chị gái cô bảo cô hãy mua cuốn sách nếu cô muốn đọc nó, vì vậy cô đã mua một quyển sau khi cô trở về nhà. Cô đã đọc không dừng tới tận 3 giờ sáng. Một học viên địa phương đã dạy cô các bài công pháp và cũng đưa cho cô một đĩa DVD giới thiệu các bài tập để cô tự học các động tác.
Cô Diệp thấy rằng môn tu luyện này rất tốt và muốn những người trong làng cô cũng được học. Cô ấy đã tổ chức một hội thảo 9 ngày giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 7 giờ sáng tại trung tâm cộng đồng địa phương, là khóa học 9 ngày đầu tiên tại Đại Loan. Cô đã cải thiện rất nhiều cả về thể chất và tinh thần sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bệnh đau nửa đầu và táo bón của cô đã biến mất.
“Sức khỏe và tâm tính của tôi đều được cải thiện” – cô Diệp nói – “Tôi trở nên cởi mở và vui vẻ. Tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của tôi với mọi người”.
Sau đó cô ấy trở thành một điều phối viên. Cô và các đồng tu phân phát các tờ rơi thông tin về Đại Pháp cho các du khách Trung Quốc, treo biểu ngữ tại các điểm du lịch và giảng chân tướng về cuộc bức hại cho các quan chức Trung Quốc. Có những khảo nghiệm tâm tính trong quá trình này.
“Khi tôi có mẫu thuẫn với các học viên khác, tôi sẽ giữ bình tĩnh và hướng nội để tìm chấp trước và loại bỏ chúng. Các mâu thuẫn biến mất nhanh chóng.”
Chồng của cô Diệp đã qua đời sau đó năm năm. Đó là một cú sốc lớn với cô nhưng cô vẫn bình tĩnh và dũng cảm đối mặt với nó bởi vì cô hiểu được mối quan hệ nhân quả sau khi cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã cho cô năng lượng và cô đã vượt qua khảo nghiệm này khá nhanh.
Cô bảy tỏ lòng biết ơn của mình đến Sư phụ và chúc Ngài một năm mới vui vẻ.
Cô Diệp vượt qua khảo nghiệm lớn nhờ học Pháp và luyện công
Tạ ơn Sư phụ đã chăm sóc cho tôi suốt chặng đường dài
Học viên Hoàng Phi đến từ Căm-pu-chia. Cô kết hôn với một người Đài Loan cách đây 17 năm và đã định cư tại quốc đảo này. Cô và chồng làm việc trên các cánh đồng tại A Lý Sơn.
Hoàng Phi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 14 năm. Cô ấy đã khỏi bệnh viêm xoang nghiêm trọng sau khi tu luyện được 18 tháng và cô nói Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời.
“Tư cách đạo đức của tôi được cải thiện sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp” – cô Hoàng Phi nói – “Tôi sống hạnh phúc. Tôi rất biết ơn vì đã gặp được Pháp Luân Đại Pháp trong đời này và có thể tu luyện Đại Pháp cùng các học viên Đài Loan.”
Bởi vì không phải là người bản địa, cô Hoàng Phi đã bị bắt nạt, bị coi thường và bị lạm dụng. Hoa màu mà vợ chồng cô gieo trồng thường xuyên bị hư hại. Cô phải làm việc chăm chỉ và hành xử theo các Pháp lý.
“Là nông dân, chúng tôi có thể kiếm được ít tiền, nhưng chúng tôi sống trong sạch. Tôi không bị phiền nhiễu bởi lợi ích cá nhân. Với Pháp ở trong tâm, tôi sống hạnh phúc.”
Chồng cô và các học viên khác khích lệ cô khi cô không tinh tấn trong tu luyện. Cô cũng nhận ra rằng cô nên trân quý Pháp Luân Đại Pháp. Cô rất biết ơn Sư phụ vì đã chăm sóc cho cô.
Học viên Hoàng Phi cảm ơn Sư phụ Lý đã chăm sóc cho cô
Học thuộc Pháp cũng là một quá trình tu luyện
Anh Hoàng là một tổ trưởng bộ môn ở trường tiểu học Tân Cảng và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 15 năm. Cuộc đời của anh ấy sẽ rất khác nếu anh không đắc Pháp. Anh ấy đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình về cuộc sống sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, và bây giờ anh sống một cuộc sống thoải mái và xem nhẹ mọi thứ.
“Nếu tôi mất thứ gì hay không đạt được điều gì, tôi biết rằng có nguyên do đằng sau đó. Tôi sẽ không tranh đấu vì nó. Tôi đắc được nhiều hơn nếu tôi coi nó nhẹ hơn. Tôi sẽ không mất những gì thuộc về mình và sẽ không lấy những gì không phải là của mình. Tôi sẽ tích nghiệp lực nếu tôi đấu tranh vì thứ gì đó.”
Anh Hoàng có tâm tính tốt hơn kể từ khi tu luyện. Bình thường, các giáo viên sẽ nổi giận nếu học sinh không nghe lời. Nhiều giáo viên không muốn dạy các học trò lớn tuổi hơn vì chúng khó dạy bảo, nhưng anh không ngại dạy chúng.
Anh nói: “Tôi dạy học sinh bằng lòng nhân ái. Nó dễ hơn nhiều theo cách đó. Các học sinh cũng cư xử như vậy.”
Anh Hoàng bắt đầu học thuốc Pháp ngay sau khi anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh nhận ra rằng học thuộc Pháp cũng là một quá trình tu luyện bản thân. Anh ấy hiểu được rằng anh phải buông bỏ sự thiếu tự tin, và tin tưởng mạnh mẽ vào Sư phụ và Pháp.
Anh tin rằng vô sở cầu nhi tự đắc. Anh đã khỏi bệnh đau dạ dày một cách kỳ diệu sau khi anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đã trải qua những thay đổi khác trong quá trình học thuộc Pháp.
“Các Pháp lý nói rằng chúng ta tu luyện mà không truy cầu. Nếu bạn nghĩ quá nhiều, nó sẽ trở thành chấp trước. Nếu tôi không có bất kỳ truy cầu nào, tôi sẽ đắc được nhiều hơn và đề cao nhanh hơn.”
Việc nói chuyện thành công với mọi người về môn tu luyện trong thời kỳ đại dịch liên quan đến việc tu luyện cá nhân của một người tốt ra sao; anh cho rằng việc giữ bình tĩnh và vui vẻ cũng có thể giúp đỡ người khác. Anh cũng nói với mọi người hãy đọc Thời báo Đại Kỷ Nguyên và xem đài truyền hình Tân Đường Nhân.
Anh Hoàng nói rằng việc học thuộc Pháp là một quá trình tu luyện
Toàn bộ gia đình anh đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đã thay đổi rất nhiều. Hai con của anh luyện công trong nửa giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng. Chúng ở nhà học Pháp và luyện công trong những ngày nghỉ.
“Tôi đã từng rất chú ý đến thành tích học tập của con” – anh Hoàng nói – “Tôi yêu cầu các con rất nhiều và thường có xung đột với con. Tuy nhiên bây giờ tôi chú ý nhiều hơn đến tu luyện của các con. Nếu tâm tính chúng đề cao, chúng biết thế nào là một học sinh tốt và là một người tốt; kết quả học tập của chúng cũng sẽ được cải thiện.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/14/416482.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/24/188977.html
Đăng ngày 25-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.