Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Đại Lục
[MINH HUỆ 30-06-2020] “Lưu Bá Ôn bia ký” đã dự đoán về đại kiếp ôn dịch thời mạt thế chính là nói đến ngày hôm nay. Trong lời dự ngôn có viết: “Người nghèo một vạn lưu một nghìn, người giàu một vạn lưu hai ba.” Rốt cuộc vì sao Lưu Bá Ôn lại cảnh báo người giàu rất khó vượt qua kiếp nạn?
Kỳ thực không chỉ là những người giàu ở xã hội người thường, mà trong số các đệ tử Đại Pháp cũng có những người có cuộc sống khá giả. Trong số đó có rất ít người thật sự tinh tấn, những chướng ngại vô hình đã khiến cho họ không thể đột phá trong suốt thời gian dài. Học Pháp nhưng không ngộ ra Pháp lý để chỉ đạo bản thân mình, thậm chí là ngộ lệch lạc, vi phạm thệ ước đi sang đường vòng.
Tôi viết ra bài chia sẻ này để giao lưu với các đồng tu, nếu nhận thức cá nhân tôi chưa thỏa đáng, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.
(1) Giàu sang làm nô lệ cho đồng tiền, vi phạm thệ ước khiến cho tâm bị mê mờ
Một người có công năng từ cảnh giới sở tại của bản thân đã nhìn thấy một triệu phú nổi tiếng trên thế giới hiện nay chính là Constantinus Đại Đế của La Mã cổ đại chuyển sinh. Đối với bất kỳ sinh mệnh nào mà nói, nếu hôm nay họ có mang theo sứ mệnh trọng đại nào đó thì mới được ban cho những điều huy hoàng trong lịch sử. Trong lịch sử họ đã từng tích được đại đức nên đời này mới phú quý giàu sang, đó cũng là đặt nền tảng cho sinh mệnh ngày hôm nay của chính bản thân họ.
Sư phụ giảng:
“Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi. Vũ trụ quá to lớn, sinh mệnh quá nhiều, địa cầu quá nhỏ bé, dung [chứa] không nổi quá nhiều sinh mệnh, những sinh mệnh được lựa chọn đều từng phát thệ muốn giúp tôi Chính Pháp và cứu độ chúng sinh thì mới có thể tới trái đất, chỉ là trước đây trong lịch sử tôi đã an bài đệ tử Đại Pháp cụ thể tới làm việc này. Nhưng đối với hồng Pháp, người truyền người, thì đối với họ mỗi người đều có trách nhiệm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
“Đúng vậy; về việc này tôi cũng nghĩ tới từ lâu. [Trong những] người trên thế gian, có rất nhiều chủ các công ty lớn — tôi bảo chư vị rằng — vào [những] đời trước họ đã phát nguyện kiếm tiền để cho Đại Pháp sử dụng. Hiện nay họ đã mê cả, họ không những không cấp cho Đại Pháp dùng, mà còn dùng vào chỗ tà ác kia nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)
Chúng ta hiểu rằng kỳ thực có một số người đang làm quan chức cũng giống như vậy. Mỗi một người thường trên thế giới ngày hôm nay đều đối ứng với đại khung vũ trụ khác nhau. Bởi vì họ phát nguyện sau này sẽ trợ giúp Đại Pháp ở những vị trí khác nhau nên họ mới đắc được những thứ như công, danh, lợi, lộc (quan chức), địa vị (cũng có người chiểu theo cái lý lệch lạc của cựu thế lực để sử dụng phương pháp bức hại phụ diện). Tuy nhiên, trong lúc Trung Cộng bức hại Đại Pháp và chà đạp chính tín đã có rất nhiều người trở nên hồ đồ.
Giàu sang bất quá chỉ là do đời trước tích đức, danh lợi nhiều lắm cũng chỉ là vài chục năm ngắn ngủi, họ hưởng thụ hết sạch phúc phận, tự mình làm ô nhục sứ mệnh của bản thân, cho đến cuối cùng phải chiểu theo thệ ước đã lập từ trước gánh chịu sự trừng phạt.
Nhỏ như một cá nhân, cho đến lớn hơn như một quốc gia đều có số phận giống nhau. Ví như, sự giàu mạnh của nước Mỹ không hề ngẫu nhiên. Nước Mỹ có thể đóng vai cảnh sát thế giới chính là vì lịch sử đã giao phó trách nhiệm này. Nước Mỹ có trách nhiệm ngăn cản Trung Cộng bức hại Đại Pháp, cũng như ngăn cản Trung Cộng thúc đẩy nhân loại tiến về bờ vực hủy diệt trong đại kiếp ôn dịch vào thời mạt kiếp. Nhưng rốt cuộc vì sao hôm nay dịch bệnh hoành hành ở Mỹ lại nghiêm trọng đến vậy? Nguyên nhân là do có rất nhiều nhân tố ở nơi đó đang vi phạm lời thệ ước. Trong hơn ba mươi năm nay, nước Mỹ đã dùng đủ loại chính sách đặc quyền và thặng dư thương mại khổng lồ để vỗ béo cho Trung Cộng. Họ đã không làm tròn trách nhiệm ngăn cản Trung Cộng bức hại chính tín. Đối với việc duy hộ tự do tín ngưỡng, nước Mỹ chỉ làm qua loa lấy lệ trên bề mặt trong suốt một thời gian dài. Vào tháng 4 năm 2019, Đảng cộng sản Triều Tiên bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, nhưng nước Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây vẫn giữ im lặng không hề lên tiếng. Họ đã vi phạm lời thệ ước một cách nghiêm trọng. Tuy con người không còn nhớ lời nguyện ước xưa nhưng chư Thần lại nhìn thấy vô cùng rõ ràng.
(2) Vi phạm lời thệ ước sẽ rất khó tu luyện, nhà giàu có thể múa rìu qua mắt thợ sao?
Sư phụ giảng:
“Đệ tử Đại Pháp là có người nào tính người nấy, nếu hôm nay chư vị không là đệ tử Đại Pháp, thì chư vị chính là những người giàu có trên thế giới, là có tiền. Bởi vì chư vị nếu không làm đệ tử Đại Pháp, thì uy đức của chư vị, đức rất lớn mà chư vị mang theo, có thể đổi thành rất nhiều tài phú, ai cũng thế. Do khi chư vị rất minh xác muốn làm đệ tử Đại Pháp thì đã buông bỏ tài phú đó rồi, chư vị muốn làm đệ tử Đại Pháp, chư vị buông bỏ những thứ đó. Ấy là chư vị chủ động và nguyện ý làm …” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015)
Chúng ta hiểu ra một tầng ý nghĩa của đoạn giảng Pháp trên là đề cập đến tình huống phổ biến hiện nay: phần lớn các đệ tử Đại Pháp thường không có cuộc sống giàu sang. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cá biệt là gia đình giàu có, đặc biệt là các đồng tu có nhiều tiền tài của cải, bởi lẽ họ là những trường hợp ngoại lệ có mang theo sứ mệnh đặc biệt.
Phần lớn các đồng tu lúc ban đầu lập thệ ước tại cao tầng “hạ thế đắc Pháp, trợ Sư chính Pháp” đều có ý nguyện là không muốn tu luyện với cuộc sống giàu có sung túc, bởi vì ở nơi thế gian càng có nhiều tiền thì sẽ càng không buông xuống được. Trái lại cuộc sống càng nghèo thì càng dễ tu, dễ tinh tấn hơn. Nhưng ở giai tầng giàu có cũng không thể để trống mà không có gì cả, cũng cần phải có người khai sáng con đường tu luyện cho tương lai cho nên một số các vị Thần đã ước định tu hành trong cuộc sống giàu sang nhung lụa. Bởi lẽ họ biết rằng trong khó khăn mới có thể tu lên và bản thân mình sẽ không bị lạc lối. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều người đã bị mê lạc khi nhập vào cõi hồng trần. Họ toàn tâm toàn lực làm nô lệ cho đồng tiền và không thể tự mình vực dậy được nữa.
Đối với các hạng mục cứu người hiện nay, Sư phụ giảng:
“Là đệ tử Đại Pháp nên có tiền thì xuất tiền, có sức thì ra sức.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương [2004])
Một số đồng tu có cuộc sống khá giả nhưng làm rất ít công tác. Vì để chạy đua theo tiêu chuẩn mức sống, dù họ có nhiều tiền nhưng chi tiêu vẫn không đủ dùng. Cũng có đồng tu vì Đại Pháp đóng góp một chút, chứng minh rằng bản thân mình đã chiểu theo Đại Pháp mà làm, nhưng bất quá họ chỉ là làm qua loa lấy lệ. Từ trên trời xuống dưới đất, ai nấy cũng nhìn thấy rõ ràng những việc họ làm.
Thậm chí có đồng tu cá biệt còn đưa toàn bộ số tài sản ròng khoảng vài triệu đến vài chục triệu nhân dân tệ cho con cái của họ là những người không tu luyện. Họ còn tự cho rằng đó là vứt bỏ tiền tài. Họ xem những việc người thường hay làm trở thành cảnh giới trong tu luyện. Họ mê mờ trong danh, lợi, tình, làm lãng phí tài nguyên Đại Pháp và vứt bỏ sứ mệnh của bản thân mình. Ở các phương diện khác dù họ có biểu hiện ra sao thì cũng không được tính nữa. Chỉ với một việc vi phạm thệ ước này, họ rất dễ bị cựu thế lực tóm chặt để tạo ra nạn lớn trên con đường tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Hôm nay vào thời khắc then chốt của lịch sử, chỗ tiền đó, một chút tí tẹo đó, đều xuyên thấu [để lộ ra] cảnh giới, tâm thái, chấp trước, và viên mãn hay không thể viên mãn của người tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2015)
Có rất nhiều đồng tu tinh tấn, chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm từng đồng bạc để phó xuất làm tài liệu chân tướng và đóng góp cho các hạng mục cứu người. Chịu khổ và cứu người là đang dựng lập uy đức, chúng Thần trong vũ trụ ai nấy đều phải thán phục. Còn những đồng tu có cuộc sống giàu sang không biết tinh tấn thì thử hỏi nên làm sao đây? Chúng Thần đều không thể nhịn nổi về việc họ vi phạm thệ ước, vậy thử hỏi lấy đâu ra uy đức để thành tựu những Phật Đạo Thần và các vị Chủ trong tương lai đây? Những chúng Thần kia có thể nhìn nhận họ như những vị Chủ tể của một phạm vi trong vũ trụ hay không?
Sư phụ giảng:
“Vì trong xã hội người thường vừa làm việc vừa tu luyện, cho nên không sợ chư vị có bao nhiêu tiền, chỉ sợ tâm chấp trước tiền tài của chư vị không bỏ được. Nhà chư vị phòng ốc xây bằng gạch vàng kim, trong tư tưởng chư vị không có, không trọng nó. Tu nơi người thường, làm công tác gì cũng có, làm ăn thì phải kiếm tiền, trong tâm không có thì có sao đâu, không có coi trọng nó, có hay không cũng như nhau, thì chư vị đã qua được quan này.” (Giảng Pháp tại thành phố New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ Quốc [1997])
Bình thường đối với các đồng tu có gia đình khá giả mà nói, rất nhiều người không có lý giải rõ ràng về đoạn Pháp trên. Họ đang hưởng thụ cuộc sống sung túc nhưng lại dám nói bản thân mình đã vứt bỏ chấp trước đối với tiền tài vật chất. Họ nói trên miệng là “tôi không quan tâm” nhưng trong tâm đã thật sự buông bỏ hay chưa? Nếu thử hạ thấp khoản chi tiêu dùng cho ăn mặc của cá nhân và gia đình xuống một chút thì lập tức họ sẽ chịu đựng không nổi. Họ chưa làm được như Sư phụ giảng:
“… có hay không cũng như nhau” (Giảng Pháp tại thành phố New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ Quốc [1997])
Lúc không có thì họ thật sự cảm thấy rất khó chịu. Họ sẽ tìm mọi cách để quay lại với mức sống sung túc như xưa, từ đó họ mới không còn thấy khó chịu và mới có thể buông tâm xuống. Xác thực là họ chưa thật sự buông bỏ và đang lừa mình dối người.
Bởi vì không thể chiểu theo Pháp mà làm từng chút một cho nên học Pháp bị chướng ngại, không ở trong Pháp, càng không thể thấy rõ Pháp lý thì càng cho rằng bản thân mình có cảnh giới cao. Cho dù ở những phương diện khác họ làm tích cực thế nào đi chăng nữa thì cũng không có cách nào bù đắp được tổn thất, hơn nữa còn khiến mình rơi vào vòng xoáy chứng thực bản thân.
Đương nhiên là cũng có những đồng tu khá giả học Pháp tu luyện tinh tấn, hình thành vòng tuần hoàn tài nguyên lành mạnh trong các hạng mục Đại Pháp, công tác không chịu ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, kinh doanh bền vững lâu dài.
Dự ngôn về kiếp nạn ôn dịch thời mạt thế cảnh báo với thế nhân hôm nay: “Người nghèo một vạn lưu một nghìn, người giàu một vạn lưu hai ba”. Quả thật đã có rất nhiều triệu phú vi phạm lời thệ ước, ngoài ra còn có vô số người giàu có bị đồng tiền làm cho mờ mắt, không thể nhìn rõ chân tướng cho nên không thể được đắc cứu. Bên cạnh đó, cũng có những người cá biệt đắc Pháp nhưng không tinh tấn, tu luyện vi phạm lời thệ ước …
Bài học về vi phạm lời thệ ước đang được bày ra trước mắt. Người viết hy vọng rằng người nào trong chúng ta vấp ngã ở đâu thì hãy mau đứng dậy ở đó, người nào vẫn còn thiếu sót thì hãy nhanh chóng bù đắp trở lại. Chỉ cần chúng ta chân tu, Sư phụ sẽ cho cơ hội để nhận thức tu lên. Nếu chúng ta vẫn còn ôm giữ những chướng ngại không buông thì dù cho cơ hội đến nhưng chúng ta cũng để nó vụt mất giống như trước đây, cuối cùng sẽ tạo thành bài học giáo huấn thống khổ và lưu lại hối hận cho đời sau.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/30/408355.html
Đăng ngày 03-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.