Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-05-2020] Tôi từng nghĩ rằng chỉ người thường mới nên niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Gần đây, tôi ngộ ra rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng nên niệm chín chữ chân ngôn này.

Lúc đầu, tôi chỉ đọc đi đọc lại cụm từ này một cách máy móc mà không có cảm nhận hay chính niệm gì cả. Sau đó tôi tự hỏi tại sao một người thường có thể lành bệnh nhờ niệm chín chữ chân ngôn này? Chân-Thiện-Nhẫn là đặc tính tối cao của vũ trụ, tôi làm thế nào để đồng hoá với Ông đây?

Sư phụ giảng:

“Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Chân-Thiện-Nhẫn chính là Phật pháp tối căn bản, vậy thì tại tầng thứ sở tại của tôi Nó thể hiện ra như thế nào? Tôi bắt đầu đối chiếu bản thân mình với “Chân-Thiện-Nhẫn” trong mọi vấn đề. Tôi dần ngộ được nhiều Pháp lý hơn, càng ngộ được nhiều hơn càng cảm thấy được nội hàm thâm thuý vô biên của Đại Pháp.

Đôi khi ban đêm đi ngủ tôi không an tĩnh lại được vì những tư tưởng người thường nổi lên trong tâm trí. Tôi nhận thấy nếu mình niệm chín chữ chân ngôn, tâm trí tôi sẽ ổn định và tôi có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Chồng tôi cũng niệm chín chữ chân ngôn và đã được trải nghiệm những biến hoá trên thân thể.

Từ những trải nghiệm của bản thân, chúng tôi thực sự ngộ được sức mạnh vô biên hàm chứa phía sau chín chữ chân ngôn này. Khi tư tưởng của chúng ta thay đổi, hành vi của chúng ta cũng theo đó mà cải biến. Như Sư phụ giảng:

“…vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Thể ngộ đầu tiên của tôi là tôi phải Chân vì chỉ có một bậc chân tu mới có thể chân chính ngộ Đạo. Nếu tôi không chân tu thì tôi sẽ giống như một học viên được mô tả trong bài viết: “Sự bi thương của bất chân” từng được đăng trên trang web Minh Huệ.

Thể ngộ thứ hai của tôi là về tu Nhẫn. Với tôi Nhẫn là điều khó khăn nhất trong ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn vì tôi tính khí nóng nảy và thường xuyên nổi cơn tam bành chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt.

Vài hôm trước một tình huống xảy ra đã khiến tôi minh bạch hơn một số nội hàm về chữ Nhẫn.

Ngôi nhà của mẹ chồng tôi đã cũ và cần tu sửa, vì vậy chồng tôi và tôi đã thuê một số công nhân để sửa nhà và chúng tôi cũng tham gia giúp đỡ.

Mẹ chồng tôi chưa bao giờ là một người dễ ưa. Ngay cả các con ruột của bà cũng không thể hòa hợp với bà. Vào hôm chúng tôi đến để giúp bà sửa sang lại nhà, bà làm ầm lên và không cho chuyển chiếc giường của bà ra ngoài vì bà sợ nó sẽ bị ướt. Tôi nhớ rằng mình cần phải Nhẫn và không nói lại một lời nào.

Đêm về tôi nghĩ lại chuyện đó và bắt đầu ngộ ra rằng một sinh mệnh tầng thấp là đã lệch xa khỏi đặc tính của vũ trụ, nhưng một sinh mệnh cao thì tiến gần với đặc tính của vũ trụ hơn. Chẳng lẽ tôi lại muốn mình là một sinh mệnh lệch xa khỏi đặc tính của vũ trụ sao? Không, tôi nhất định phải làm tốt chữ Nhẫn và thăng hoa lên tầng thứ cao hơn.

Sư phụ giảng:

“Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Và,

“ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm” (Thanh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ đã giảng giải vấn đề đề cao tâm tính từ các phương diện khác nhau. Trong mục “Chuyển hoá nghiệp lực” trong Chuyển Pháp Luân, điều đó được giải thích từ phương diện của học viên. Còn trong mục “Đề cao tâm tính” trong Chuyển Pháp Luân, vần đề này lại được Sư phụ giảng giải từ góc nhìn của đối phương, để chúng ta có thể đứng tại góc độ của người khác mà cân nhắc.

Sư phụ giảng:

“mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Hoàn toàn là vị tha mới là sinh mệnh tu xuất ra từ Đại Pháp. Chúng ta đang tu luyện để viên mãn ở tầng thứ rất cao. Đem ra so sánh, thì những sự tình được mất nơi trần thế thật quá tầm thường.

Chúng ta hãy từ bỏ tất cả các chấp trước và theo Sư phụ trở về nhà.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/30/407033.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/6/1/185323.html

Đăng ngày 29-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share