Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Để hướng tới sự chấm dứt của cuộc bức hại này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

1996

Khi Pháp Luân Công trở nên phổ biến hơn, những dấu hiệu đàn áp đầu tiên từ phía Chính quyền đã xuất hiện. Không lâu sau khi trở thành những cuốn sách bán chạy nhất, thì sách của Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản. Bài báo chỉ trích Pháp Luân Công đầu tiên của phương tiện truyền thông Nhà nước xuất hiện trên tờ Quang Minh Nhật Báo ngày 17 tháng 6. Cũng trong năm này, Sư phụ Lý đã chuyển đến Hoa Kỳ.

1997

Bộ Công an Trung Quốc tiến hành một cuộc điều tra xem liệu Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không. Nhưng cuộc điều tra kết luận: “Không có bằng chứng nào được tìm thấy cho đến tận bây giờ”. (báo cáo)

1998-1999

Cảnh sát đã ngăn cản việc luyện tập Pháp Luân Công hàng ngày vào buổi sáng tại các công viên, đồng thời lục soát nhà riêng của các học viên Pháp Luân Công tham gia tổ chức các nhóm.

Các phương tiện truyền thông Nhà nước tiếp tục công kích Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã trả lời những chỉ trích bằng các cuộc đến thăm, tổ chức thỉnh nguyện ngoài trời tới các tờ báo hoặc đài truyền hình địa phương để giải thích Pháp Luân Công là gì và làm rõ những điều tiếng về Pháp Luân Công. Những sự kiện này đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Châu, và một số thành phố lớn khác.

Phương tiện truyền thông Trung Quốc và các báo cáo điều tra của Chính quyền đã cho biết có ít nhất 70 triệu người tại Trung Quốc đang tập Pháp Luân Công. (Báo cáo)

Tháng 4, năm 1999

Hà Tộ Hưu (He Zuoxiu), một người theo chủ nghĩa vô thần Mác-xít (Marxist-atheist), đã miệt thị Pháp Luân Công và khí công nói chung trên tạp chí Cao đẳng Thiên Tân. Các học viên Pháp Luân Công địa phương đã tập trung tại Thiên Tân, yêu cầu tờ báo đền bù những tổn hại gây ra cho danh tiếng của Pháp Luân Công.

Mặc dù việc tập trung là ôn hòa, vào ngày 23 và 24 tháng 4, cảnh sát chống bạo động đã được điều tới, 45 học viên đã bị bắt và một số đã bị đánh đập. Khi các học viên yêu cầu các nhà chức trách Thiên Tân thả những người đã bị bắt thì được cho biết là lệnh bắt đến từ Bắc Kinh; và được bảo rằng nếu họ muốn kiến nghị thì họ phải lên thủ đô.

Ngày 25, tháng 4, năm 1999

Vào ngày hôm sau, 25 tháng 4, hơn 10 000 học viên từ Bắc Kinh, gần Thiên Tân, và các thành phố khác trong vùng đã tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh.

Văn phòng này nằm liền bên phải của Trung Nam Hải, là nơi ở của các lãnh đạo Đảng Cộng sản. Mặc dù sau đó Đảng đã đưa ra lời kết tội Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải, nhưng đám đông đã rất ôn hòa và trật tự, các học viên đã giữ cho các lối vào, ra, và các lối đi bộ thông thoáng sạch sẽ – theo tường thuật của truyền thông phương Tây.

Các học viên yêu cầu thả những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân, bãi bỏ lệnh cấm phát hành các sách Pháp Luân Công, và họ có thể tiếp tục việc tập luyện của mình mà không có sự can thiệp của Chính quyền.

Sau đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp mặt các đại diện của Pháp Luân Công tại văn phòng Thủ tướng. Vào cuối ngày, những học viên đã bị bắt tại Thiên Tân đã được thả và đám đông đã giải tán một cách trật tự.

Tuy nhiên, trong khoảng vài giờ sau đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã phản đối việc Thủ tướng Chu Dung Cơ làm dịu bớt tình hình, và tuyên bố rằng nếu Đảng không thể đánh bại Pháp Luân Công thì Đảng sẽ trở thành một “trò cười” (Báo cáo)

Ngày 10, tháng 6, năm 1999

Giang Trạch Dân thành lập Phòng 6-10, một cơ quan an ninh bí mật có nhiệm vụ nhổ tận gốc Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã cấp cho phòng 610 quyền vượt trên tất cả các cấp địa phương gồm cảnh sát, chính quyền, và tòa án, và Phòng 610 sau đó đã trở thành công cụ chính để bắt giữ, tra tấn, và giết hại các học viên Pháp Luân Công. (Xem thêm về Phòng 610)

Tháng 7, năm 1999

Từ lần tập hợp thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 đến giữa tháng 7, các học viên trên toàn Trung Quốc cho biết đã bị theo dõi và bị thẩm vấn bởi những công an mật, qua đó Đảng đã thu thập danh sách các học viên và thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho lệnh cấm tiếp theo.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999 cảnh sát bắt đầu bắt các học viên được cho là những người tổ chức chủ chốt. Ngày 22 tháng 7 năm 1999, phương tiện truyền thông bắt đầu cuộc tấn công ồ ạt. Đài phát thanh, truyền hình, báo chí toàn bộ tấn công vào Pháp Luân Công. Xe tuyên truyền phát thanh đi vòng quanh các đường phố và các khuôn viên đại học khuyến cáo mọi người rằng tập Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Trong điều khoản của lệnh cấm, việc phản đối lệnh cấm cũng bị cấm. (Báo cáo)

Tháng 10, năm 1999

Các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành một cuộc họp báo bí mật cho các phương tiện truyền thông nước ngoài tại Bắc Kinh, mục đích là phơi bày cuộc đàn áp mà họ đang phải đối mặt. Vào cuối buổi họp báo, những người tham dự đã bị bắt. Cô Đinh Yến, một học viên đã tham gia phát biểu tại buổi họp báo, sau đó đã bị tra tấn đến chết tại nhà giam.

Chủ tịch Giang thúc đẩy việc thông qua pháp chế để bào chữa cho lệnh cấm Pháp Luân Công đã đưa ra trước đó. (Tổ chức theo dõi nhân quyền – Human Rights Watch Báo cáo)

Mùa đông năm 1999-2000

Cùng với hàng loạt cuộc bắt giữ vẫn tiếp diễn và những bản báo cáo đầu tiên nổi lên việc những học viên bị tra tấn đến chết trong tù, các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc tiếp tục lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện với Chính quyền và khẩn khoản yêu cầu thế giới giúp đỡ bằng cách thiền định hoặc giương các biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Các biểu ngữ thường chỉ nói đơn giản rằng: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” (“Falun Dafa hao”).

Các phương tiện truyền thông quốc tế đã nhiều lần chụp được những hình ảnh cảnh sát chụp lấy những người đang ngồi thiền trên quảng trường và đánh họ ngã xuống đất trước khi bắt họ mang đi. (Báo cáo)

Tháng 1, năm 2001

Phương tiện truyền thông Chính phủ khẳng định là một số học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu để phản đối trên Quảng trường Thiên An Môn. Cái gọi là tự tìm đến cái chết này đã trở thành thí dụ chính cho những tuyên truyền của Đảng để chống lại Pháp Luân Công và đã được dùng để gây lòng tin cho những gì mà sau này trở thành một chiến dịch ngày càng mất lòng dân.

Mặc dù hầu hết các phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ đơn thuần sao chép các bản báo cáo từ những cơ quan phát ngôn của Đảng như Tân Hoa Xã và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, cuộc tự thiêu đã xuất hiện ngày càng nhiều nghi vấn, bởi vì theo các nguyên lý của Pháp Luân Công thì hành động tự sát được coi là tội ác. Nhiều cuộc điều tra đã được thực hiện bởi tờ Washington Post và một số tờ báo khác, hầu hết những điểm đáng chú ý khi phân tích băng hình quay chậm đoạn video do Đảng thực hiện đã bộc lộ các sở hở trong câu chuyện mà Đảng dàn dựng và đặt ra nhiều câu hỏi báo động. (https://faluninfo.net/tiananmen/immolation.asp)

Ngày 20, tháng 11, năm 2001

Một nhóm 35 học viên Pháp Luân Công từ 12 quốc gia khác nhau đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để ngồi thiền bên dưới biểu ngữ ghi: “Chân Thiện Nhẫn” – những nguyên lý của Pháp Luân Công. Họ đã bị bắt và bị đánh đập trong vài phút. Những cuộc thỉnh nguyện tương tự do các học viên Pháp Luân Công ngoại quốc tiếp tục thực hiện trong nhiều tháng tiếp theo. (Báo cáo 1 / Báo cáo 2)

Ngày 5, tháng 3, năm 2002

Các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, một thành phố miền đông bắc, đã thực hiện chèn tín hiệu vào chương trình phát sóng của truyền hình Trung ương. Họ phát sóng trong 45 phút đoạn phim vốn không thể xem được tại Trung Quốc, cho biết Pháp Luân Công đã được luyện tập tự do bên ngoài Trung Quốc như thế nào dù bị đàn áp tại Đại lục. (tin tức)

Chủ tịch Giang đã nổi điên lên và ra lệnh “bắn chết” những học viên Pháp Luân Công đã thực hiện truyền bá những thông tin này.

Trong ba ngày, thành phố Trường Xuân trở nên hỗn loạn với 5 000 người bị bắt, con số người bị chết trong những ngày này vẫn còn là ẩn số (bản tin). Với những người đã tham gia việc phát sóng, nhiều người trong số đó đã bị tra tấn đến chết trong nhà giam, trong đó có ông Lưu Thành Quân, một đối tượng hành động khẩn của Tổ chức Ân xá Quốc tế (bản tin). Những tín hiệu phát sóng tương tự thỉnh thoảng lại tiếp tục lan truyền toàn Trung Quốc trong những năm tiếp theo.

Tháng 11, năm 2002

Ông Hồ Cẩm Đào bắt đầu chính thức kế nhiệm sự lãnh đạo từ Giang, mặc dù vậy Giang và những người ủng hộ trung thành đã từng tham gia đàn áp Pháp Luân Công – chủ yếu là La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Lý Lam Khánh, và Tăng Khánh Hồng – vẫn tiếp tục thúc đẩy chiến dịch đàn áp.

Tháng 7, năm 2004

Con số những trường hợp được thống kê của các học viên Pháp Luân Công chết do đàn áp, phần lớn là do tra tấn trong nhà giam, đã đạt đến con số 1 000 (xem thêm về các phương pháp tra tấn). Theo ước đoán thì con số thực tế bị chết là hơn 10 000 học viên.

Tháng 11, năm 2004

“Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản”, loạt bài xã luận phân tích về Đảng đã được xuất bản ở hải ngoại bởi Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) (9binh.com, www.ninecommentaries.com), bắt đầu hiện diện và lưu hành bí mật trên toàn Trung Quốc; một số khách du lịch mang những bản copy về từ Hồng Kông, một số khác download từ Internet hoặc nhận thông qua thư tín.

Chín bài bình luận bao gồm một chương nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã tạo nên một làn sóng lên án và thoái Đảng cùng những tổ chức liên đới trên toàn Trung Quốc và các cộng đồng người Hoa.

Tháng 12, năm 2004

Luật sư nổi tiếng về nhân quyền Cao Trí Thịnh tại Bắc Kinh đã viết gửi lên kì họp Quốc Hội về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong những tháng sau đó công ty của luật sư Cao đã bị đóng cửa, bản thân ông bị khai trừ khỏi đoàn luật sư, bị quản thúc tại gia, và cuối cùng bị cầm tù – phần lớn nguyên nhân là vì lập trường thẳng thắn của ông về vấn đề nhạy cảm Pháp Luân Công và bởi vì ông đã thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Luật sư Quách Quốc Đình (báo cáo) trước đó cũng đã bày tỏ thẳng thắn việc phản đối đàn áp và sau đó cũng đã bị khai trừ khỏi đoàn luật sư (quyển sách của Cao Trí Thịnh– tiếng Anh: A China More Just)

Tháng 6, năm 2005

Số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị giết hại trong cuộc đàn áp được thống kê là vượt quá 2,500 (tin tức).

Cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm và cựu cảnh sát của Phòng 6-10 Hác Phượng Quân đã rời bỏ Đảng sang Australia, đã tiết lộ ra một số tài liệu. Ông Trần khẳng định có 1 000 mật vụ Trung Quốc đang hoạt động độc lập tại Australia. Ông Hác nói rằng ông rời bỏ Trung Quốc sau khi chứng kiến việc tra tấn học viên Pháp Luân Công (báo cáo).

Tháng 3, năm 2006

Một phụ nữ đã từng làm việc trong một bệnh viện ở Trung Quốc và một nhà báo Trung Quốc đã bước ra để tiết lộ rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công tại Tô Gia Đồn, thuộc vùng đông bắc, đã bị giết hại do hoạt động mổ cắp nội tạng. Những bằng chứng từ cuộc điều tra đã tăng lên trong những tuần tiếp theo, một bác sĩ quân đội Trung Quốc đã bước ra tiết lộ rằng những sự việc tàn bạo này đã xảy ra trên khắp đất nước (xem thêm tại Mổ cắp nội tạng).

Tháng 7, năm 2006

David Kilgour, cựu Thư kí liên bang của Canada và David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế đã đưa ra một báo cáo cùng với dẫn chứng chỉ rõ rằng hoạt động mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã xuất hiện rộng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây (https://organharvestinvestigation.net/)

Tháng 3, năm 2007

Số trường hợp học viên Pháp Luân Công bị giết hại trong cuộc đàn áp đã thống kê được là vượt quá 3 000 người (tin tức). Ước tính rằng con số học viên bị chết thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần.

Tháng 5, năm 2008

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết đã thống kê được rằng hơn 8000 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ kể từ tháng 12, 2007 đến tháng 5, 2008 trong chiến dịch bắt giữ tiền Thế vận hội. Vài học viên chết vì bị tra tấn chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi bị bắt giữ, và nhiều người khác bị kết án tù dài hạn

Bản gốc tại: https://faluninfo.net/print/225/
________________________________________
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/3/118302.html
Đăng ngày 20-07-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share