Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Tứ Xuyên

[MINH HUỆ 31-12-2019] Tôi tự hào vì bản thân mình có thể sống sót ra khỏi nhà ngục hắc ám của tà đảng. Tôi cảm thấy mình dũng cảm và đầy trí huệ. Khi đó, tôi không biết mình đã bị trúng độc của văn hóa tà đảng và cách tà ngộ không còn xa nữa. Đồng tu tìm đến nói chuyện với tôi nhưng tôi vẫn dương dương tự đắc ngủ mê trên “bảng thành tích” đó.

Đồng tu tỏ ra rất nghiêm túc nên tôi lập tức nhìn thấy chỗ sai sót của mình. Tôi không phải là nhân vật anh hùng trong người thường, mà là một người tu luyện Đại Pháp. Tôi bắt đầu học Pháp thật nhiều, không ngừng học, không ngừng học. Trong quá trình này, tôi mới phát hiện mình bị trúng độc rất sâu, đồng thời tôi cũng không ngừng được Pháp thanh tẩy.

Tôi làm việc ở một xưởng may quần áo, chuyên phụ trách giao sản phẩm cho công nhân trên dây chuyền sản xuất ở các khâu trong nhà máy. Ngày hôm trước do thời gian gấp gáp nên tôi đã tranh thủ phát chính niệm lúc 12 giờ rồi ra về và chưa kịp giao sản phẩm cho công nhân trong xưởng. Buổi trưa hôm đó, lúc tôi vừa bước vào xưởng thì cô ấy chặn đầu tôi hỏi: “Sao chị không giao sảm phẩm cho tôi?” Cô ấy tỏ ra rất giận dữ, lúc đó tôi cũng không biết nên trả lời cô ấy như thế nào. Tôi nghĩ mình đã giúp đỡ cô ấy thời gian lâu như vậy, bây giờ cô ấy không biết cảm ơn mình, ngược lại còn dựa dẫm vào mình, thậm chí là oán trách mình nữa chứ!

Tôi không nói gì cả, chỉ lặng lẽ ngồi xuống tiếp tục làm việc. Khi đó, Pháp của Sư phụ hiện ra trong đầu tôi:

“…chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi liền thanh tỉnh ra và ý thức được bản thân mình chưa làm được thản nhiên. Tôi vẫn còn cảm thấy phẫn nộ bất bình pha lẫn với cảm giác thất vọng. Tôi nhìn thật sâu vào loại cảm giác ấy thì phát hiện nó ẩn chứa tâm mong muốn nghe người khác khen mình làm tốt, chứ không có thật sự phát tự nội tâm làm việc giúp người ta. Trong tiềm ý thức của tôi ẩn chứa tâm cầu hồi báo. Tôi nghĩ bất bình trong tâm chẳng phải là tâm tật đố sao? Pháp của Sư phụ: “Chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên” (Chuyển Pháp Luân) liên tục hiện ra trong ý thức của tôi. Tôi nghĩ chẳng phải Sư phụ đang điểm hóa mình điều gì sao? Ngay lúc đó, tôi đột nhiên nhìn thấy vẻ mặt của mình biểu hiện ra “xem thường người khác”. Tiếp theo đó trong não lập tức xuất ra niệm đầu: “chiến tranh lạnh”. Tôi nghĩ đây chẳng phải là tâm tranh đấu sao? Nó thật sự là tâm tranh đấu đã được che giấu kỹ càng. Trên bề mặt biểu hiện ra tôi sẽ không làm giúp cô ấy, trong tâm lại tỏ ra coi thường người ta. Thậm chí tôi còn nghĩ là tôi không làm để xem cô sẽ như thế nào!

Tôi bắt đầu truy ngược về gốc rễ của cái tâm này. Cảnh tượng nơi nhà ngục hắc ám hiện ra trong trí nhớ của tôi, viên cai ngục đã dùng mọi biện pháp đe dọa tôi vài lần nhưng anh ta đành phải bỏ cuộc. Sau đó, anh ta đột nhiên giở trò giảo hoạt bắt nhốt một mình tôi ở trên tầng lầu cao nhất, không cho tôi tiếp xúc với bất cứ người nào. Ở nơi đó chỉ có hai người lính canh đứng bên ngoài nhưng họ không được phép nói chuyện với tôi. Đột nhiên tôi cảm thấy thân mình như đang ở nơi đồng hoang, trong giây phút đó tôi giống như bị mất đi điểm tựa. Tuy nhiên, tôi đã không lập tức hướng nội tìm ngay lúc đó để tu bỏ tâm tranh đấu, ngược lại tôi còn tranh cao thấp với họ. Tôi nghĩ họ không nói chuyện với mình thì mình cũng không thèm nói chuyện với họ. Khi đó, tôi còn cảm thấy mình rất nhẫn nại, kết quả là đã lãng phí thời gian vài năm trong ngục. Vài năm đó chính là khoảng thời gian quý báu Sư phụ ban cho chúng ta để giảng chân tướng cứu độ chúng sinh! Tôi không chỉ không tu bỏ cái tâm dơ bẩn đó đi mà còn che đậy quá kỹ khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.

Bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy oán hận đối với người chồng trước đây. Khi tôi bị bắt giam vào ngục, anh ấy đã bỏ rơi tôi và lập gia đình với người khác. Tôi có chút chịu đựng không nổi trước tình huống lúc đó, nhưng sau này tôi không còn nhớ đến anh ấy nữa. Tôi cho rằng bản thân mình đã sớm vứt bỏ được tình cảm với chồng mình, nhưng bây giờ tôi mới minh bạch kỳ thực có tình hay không có tình đều là đang ở trong cái tình này. Thật sự bước ra khỏi tình mới là trạng thái của từ bi. Chúng tôi đời này nên duyên vợ chồng, hơn nữa anh ấy đã từng học Đại Pháp cho nên tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai chúng tôi là thánh duyên. Hiện nay, tâm trí anh ấy đã bị mê mờ trong chốn người thường nên tôi cần phải làm mọi cách để giúp đỡ anh ấy, chứ làm sao tôi có thể bỏ rơi anh ấy được. Đột nhiên tôi minh bạch lý do vì sao sau khi ra khỏi nhà ngục hắc ám thì hiệu quả giảng chân tướng của tôi không tốt lắm. Trên cơ bản mỗi lần tình huống xuất hiện đều khá tốt nhưng khi tôi vừa mở miệng giảng chân tướng thì đối phương liền lặng lẽ quay đi và không nói thêm lời nào nữa, họ cũng không có phản ứng là tốt hay xấu, cứ thế mà bỏ đi. Tôi hiểu rằng do trong tâm tôi ẩn giấu tâm tranh đấu và tâm oán hận nên đã gây ra gián cách với các chúng sinh được đắc cứu!

Một ngày nọ khi đang đi trên đường, tôi tình cờ gặp lại một giáo viên đã nghỉ hưu. Bác ấy là bạn thân của cha tôi và cũng hiểu biết một chút về tình huống của tôi. Sau khi chào hỏi vài câu, bác bảo tôi phải cảm ơn đảng, lúc đó tôi nghe không lọt tai chút nào nhưng tôi vẫn giữ được tâm tính của mình.

Tôi bèn hỏi bác ấy với giọng điệu bình hòa: “Bác có thể cho cháu biết vì sao cháu phải cảm ơn đảng không?”

Bác ấy nói: “Đảng đã thả cháu ra khỏi nhà ngục. Nếu như đảng không tha cho cháu thì chẳng phải cháu phải ở trong đó chịu khổ sao?”

Tôi bèn nói: “Đảng đã ngụy tạo án oan để bắt giam người tốt vào trong ngục, chẳng lẽ không nên tính sổ với nó sao?”

Bác ấy gượng gạo nói: “Cháu đừng nói như thế, đảng đã thả cháu ra thì cháu nên biết cảm ơn…”

Trong tâm tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi nghĩ con người quả thật đáng thương, bác ấy chẳng phải là hình mẫu của Hội chứng Stockholm sao? Tôi liền cảnh giác với sự thương xót tưởng chừng rất cao thượng này bởi vì nó ẩn chứa sự khôn khéo ở bên trong.

Sư phụ giảng:

“Vì Sư phụ giảng rồi, trong cuộc sống chư vị đụng phải bất kỳ việc gì, chỉ cần chư vị đã bước vào tập thể người tu luyện này, thì [việc ấy] đều không ngẫu nhiên; đều là để chư vị đề cao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Tôi nghĩ vì sao mình nghe được những lời này từ bác ấy nhỉ? Khẳng định là có thứ mình cần phải tu bỏ, vậy rốt cuộc nó là cái gì?

Lúc ở trong nhà ngục, tôi đã có cảm tình với một người lính canh. Bởi vì cô ấy không giống như những người khác dám bức hại tôi. Cô ấy luôn mỉm cười và chăm sóc cho tôi. Có khi cô ấy còn đưa cho tôi kinh sách để xem. Lâu dần tôi đã nảy sinh tình cảm dựa dẫm và cảm kích đối với cô ấy. Có lúc tôi còn phối hợp với những yêu cầu của cô ấy. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy người bị Hội chứng Stockholm chính là bản thân mình. Trong tâm tôi không biết rõ đó là dư vị gì, nếu như lúc đó tôi không hồ đồ như vậy thì sẽ nhận ra sự ngụy thiện của cô ấy. Cô ấy còn cho phép tôi đọc kinh văn của Sư phụ khiến tôi mê mờ tâm trí. Có khi cô ấy dành ra thời gian nửa ngày để đàm luận về một đoạn kinh văn nhưng tôi biết cô ấy chỉ toàn nói chuyện nhảm nhí. Tôi đã không nói gì với cô ấy cả, tôi nghĩ chỉ cần mình có thể học Pháp là được rồi! Sau khi trở về nhà, đọc lại “Chuyển Pháp Luân”, khi đọc đến vấn đề về “Phụ thể”, tôi nhận thấy có một hàng chữ nổi rõ lên:

“Tôi cũng không muốn tu luyện; tôi chỉ muốn phát tài; có tiền là được rồi; lo gì!” (Chuyển Pháp Luân)

Trước đây đọc đến chỗ này, tôi cảm thấy người này thật là hồ đồ. Bây giờ tôi lại cảm thấy xấu hổ vì bản thân mình còn hồ đồ hơn cả người kia. Làm một người tu luyện thì đây chính là điều bất kính lớn nhất đối với Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chính là phải vào lúc then chốt mới thấy được nhân tâm như thế nào, có một số tâm mà không bỏ thì sẽ dám đem cả Phật đi bán, đây có phải vấn đề nhỏ hay không?” (Phơi bày rõ, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Rốt cuộc tâm nào đã khiến tôi biểu hiện ra như vậy? Lúc này trong đầu tôi xuất ra một niệm: “Chướng ngại lớn nhất trên con đường tu luyện chính là ‘ngã’ (cái tôi).” Làm việc gì cũng đều xuất phát từ “cái tôi”, xoay một vòng quay đầu lại gặp “cái tôi” này. Chỉ vì để bản thân mình có thể học Pháp mà không quản gì đến tình cảnh lúc bấy giờ mình có đang phá hoại Pháp hay không, cũng không màng đến an nguy của chúng sinh. Ôm giữ thứ tâm dơ bẩn như vậy thử hỏi có thể học Pháp không? Thậm chí có mấy lần tôi còn dương dương tự đắc: “Đừng xem tà đảng lớn mạnh như thế, nó sẽ bị mình quay như trò chơi.” Thông qua học Pháp, bây giờ tôi mới minh bạch ra: “Mục đích cuối cùng của tà đảng cộng sản là hủy diệt con người, nó không chỉ hủy diệt nhục thể con người mà còn hủy luôn linh hồn của người ta.”

Sư phụ giảng:

“Mục đích của nó là hết sức rõ ràng, chính là muốn tư tưởng hành vi của người Trung Quốc thành ra như rác rưởi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Một người tu luyện trở thành rất giảo hoạt chẳng phải đi ngược lại với Chân-Thiện-Nhẫn sao? Chẳng phải sẽ rất nguy hiểm sao?

Sư phụ giảng:

“Trong mắt Sư phụ, từng tư từng niệm của chư vị, từng cử động của chư vị, tôi đều từ đó nhìn ra được cái tâm của chư vị là thế nào. Tôi không hài lòng nhất là với những ai chỉ biết nói, chứ không đi làm, tôi cũng không hài lòng với những ai giảo hoạt. Tôi hài lòng với những ai thuần phác, thiết thực chắc chắn. Cũng mong mọi người trong nhiều năm tu luyện ấy, tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, không nên thu hoạch quá nhiều về mặt xử thế và trên phương diện làm người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2010)

“… nhất là trong hoàn cảnh ở Trung Quốc Đại Lục ấy, rất nhiều đệ tử Đại Pháp ấy, trong quan hệ nhân tính bị bóp méo, hành vi con người bị bóp méo và phương thức tư tưởng bị bóp méo, trong một xã hội như thế, ai cũng rất khó tránh khỏi ảnh hưởng của nó. Tuy đệ tử Đại Pháp phải chiểu theo Đại Pháp mà làm, nhưng mà chư vị ra khỏi cửa gặp phải ấy là các giao tiếp con người của xã hội người thường như vậy rồi; toàn thể xã hội đều méo mó cả, thì chư vị cũng phải làm thế, dần dần lâu rồi thì cũng lẫn lộn vào trong các hành vi giữa người với người nơi xã hội này; thậm chí cả phương thức suy xét vấn đề, [khi đã] quen với loại phương thức sinh sống của con người như thế, [thì] cũng cảm thấy chính là [phải] như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Tà đảng làm méo mó nhân tính khiến cho hoàn cảnh sinh sống của chúng ta trở nên phức tạp. Nhưng chúng ta làm người tu luyện đang tu trong Pháp nên có thể kịp thời tu chính bản thân mình. Có khi tôi thấy thói quen bảo vệ bản thân mình tự động trỗi dậy. Ví dụ như lúc giảng chân tướng, tôi sẽ dùng cách thức của con người để làm người khác vừa lòng, lời nói không có thành tâm thành ý khiến cho những việc mình làm không còn thần thánh và cũng không đạt được hiệu quả cứu người.

Tôi nhất định phải học Pháp thật nhiều, học Pháp thật tốt, tu tốt bản thân mình, đồng thời giảng chân tướng để cứu nhiều người hơn nữa.

Bên trên chỉ là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào chưa ở trong Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/12/30/清洗黨文化毒素-397336.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/8/183559.html

Đăng ngày 30-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share