Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Úc

[MINH HUỆ 24-09-2019] Hôm 18 tháng 9 vừa qua, các học viên đã tổ chức một lễ mít-tinh trước Tòa nhà Quốc hội Úc tại Canberra nhằm kêu gọi chính phủ Úc trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã kéo dài 20 năm của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Tại lễ mít-tinh, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc đã công bố danh sách những người vi phạm nhân quyền đã được đệ trình lên Chính phủ Úc với hy vọng những thủ phạm trong cuộc bức hại môn tu luyện này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc.

Các học viên cũng hối thúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngay lập tức trả tự do cho tất cả các học viên hiện đang bị giam giữ ở Trung Quốc.

2d2b10096ef7b3335ef611ae04f927df.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ khắp nước Úc tham gia lễ mít-tinh trước Tòa nhà Quốc hội Úc tại Canberra vào hôm 18 tháng 9.

ca06e3de8a3a8e69e1dc680a81dbe4d6.jpg

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc đã đệ trình một phần danh sách những người vi phạm nhân quyền lên Chính phủ Úc.

Danh sách thủ phạm được đệ trình lên Chính phủ Úc gồm có Lưu Vân Sơn, cựu ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và Trịnh Thụ Sâm, Trưởng khoa Cấy ghép tạng tại Bệnh viện Đại học Chiết Giang.

Bà Lucy Triệu, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc, cho biết nhiều quốc gia đã công khai lên án chính quyền Trung Quốc về cuộc bức hại vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công, và mặc dù Úc và Trung Quốc có quan hệ giao thương chặt chẽ, nhưng đây không phải là lý do để chính phủ Úc im hơi lặng tiếng trước sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc.

Bà Triệu nhận thấy sau khi lên án hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, hai nền kinh tế của Canada và Hoa Kỳ vẫn không bị ảnh hưởng. Bà nhắc lại rằng nếu Chính phủ Úc duy trì bảo vệ các công ước quốc tế về nhân quyền, việc này sẽ không ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế thương mại giữa Úc và Trung Quốc. Bà cho rằng Chính phủ Úc không đáng có những lo ngại như vậy.

d326353645039acd3594ba99bd4a661c.jpg

Bà Michelle Nguyen, người phát ngôn củaLiên minh Quốc tế về Chấm dứt nạn Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC), phát biểu tại lễ mít-tinh.

Bà Michelle Nguyen, người phát ngôn của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt nạn Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC), cũng đã phát biểu tại lễ mít-tinh.

“Tòa án Nhân dân Độc lập bao gồm các thẩm phán, học giả, bác sỹ và các chuyên gia khác đã dành hơn một năm để xem xét hàng ngàn trang bằng chứng, đơn đệ trình và hơn 50 nhân chứng. Năm nay, Tòa án này đã thông qua phán quyết cuối cùng, trong đó xác minh và công bố những bằng chứng trực tiếp cũng như gián tiếp về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Vấn nạn thu hoạch tạng này đã diễn ra ở khắp Trung Quốc trong nhiều năm qua với quy mô đáng kinh sợ, và các học viên Pháp Luân Công là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu,” bà cho hay.

Bà thúc giục Liên minh Quốc tế về Chấm dứt nạn Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc tại Úc và các tổ chức quốc tế công khai lên án chính phủ Trung Quốc về việc buôn bán nội tạng được thu hoạch cưỡng bức và kêu gọi chính phủ này chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, Phật tử Phật giáo Tây Tạng, và các tù nhân lương tâm khác. Bà cũng yêu cầu chính phủ Úc chấm dứt hợp tác với Trung Quốc về lĩnh vực cấy ghép nội tạng trước khi cuộc bức hại này kết thúc.

Bà còn kêu gọi Chính phủ Úc: “Xin hãy thông qua các đạo luật để ngăn cấm mọi người đến Trung Quốc để buôn bán nội tạng cũng như du lịch ghép tạng. Hãy hạn chế các động thái này và trừng phạt những người bị phát hiện có liên quan đến buôn bán nội tạng bất hợp pháp.”

Bà kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, chính phủ và giới luật sư cùng nhau hợp tác để trợ giúp chấm dứt những hành động tàn bạo này.

Các diễn giả khác tại lễ mít-tinh gồm có ông Phàn, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp bang Victoria, và các học viên Pháp Luân Công từng đích thân trải qua cuộc bức hại ở Trung Quốc.

9e9117b39bc8d7c14c9e76c0e59eab0a.jpg

Bà Denise (bên phải) và ông George, hai học viên Pháp Luân Công đến từ Melbourne, tham dự lễ mít-tinh tại Canberra

Bà Denise và ông George, hai học viên Pháp Luân Công đến từ Melbourne, đã tham gia các sự kiện diễn ra trong hai ngày ở Canberra. Họ căng biểu ngữ bên ngoài Tòa nhà Quốc hội vào sáng sớm, sau đó họ cùng các học viên khác đi tới nhiều đại sứ quán khác nhau tại Canberra cũng như các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, trường học, v.v.. Họ còn phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Úc.

Bà Denise hy vọng chính phủ Úc sẽ thông qua một đạo luật gây áp lực cho Trung Quốc chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng bất hợp pháp và trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

76e722ac3b29491dd170b9edb120f1ca.jpg

Bà Culark

Bà Culark cho hay bà biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ các bản tin trên truyền thông. Bà nói ĐCSTQ là một tên đao phủ tàn ác đang phạm tội chống lại loài người. Vào năm 1969, cha bà đã trốn khỏi Slovakia, và bà đã lớn lên với những hiểu biết nhất định về tội ác chống lại loài người ở các quốc gia độc tài. Bà rất đồng cảm với các học viên Pháp Luân Công và cho biết bà hết sức đau lòng khi nghe đến sự tra tấn mà các học viên phải đối mặt ở Trung Quốc.

a8ee5fb8c1cf5feec2b36d06bb98f83f.jpg

Cô Victoria (thứ hai bên trái) và các bạn cùng lớp

Cô Victoria, đến từ Tây Úc, đang đi tham quan Canberra với các bạn cùng lớp của cô. Cô cho hay trước đây, cô chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công nhưng cô cho rằng ĐCSTQ đã sai khi bức hại các học viên của pháp môn này. Cô nói nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công rất tuyệt vời và mọi người đều nên chiểu theo nguyên lý này mà hành xử.

Anh John, một sinh viên khác đang đi thăm Tòa nhà Quốc hội Úc, cho rằng rất cần có các hoạt động để thông tin cho mọi người về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Anh hứa sẽ kể với bạn bè mình về cuộc bức hại này và nói anh sẽ tra cứu trên mạng để biết thêm thông tin.

Sinh viên: “Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là vô cùng quan trọng mà mọi người nên tuân theo”

9b8b17a5b6a8f7f165a05600d8bb018d.jpg

Cô Hannah và anh Jaxon, sinh viên Đại học Quốc gia Úc, ký tên vào bản kiến nghị để chấm dứt cuộc bức hại

Cô Hannah và anh Jaxon là hai sinh viên của Đại học Quốc gia Úc. Họ nói với một phóng viên báo Minh Huệ rằng các học viên Pháp Luân Công cần có quyền theo đuổi đức tin mà không bị ngăn cản.

Cô Hannah nói: “Tôi ủng hộ những nỗ lực của họ nhằm chấm dứt cuộc bức hại này. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là vô cùng quan trọng mà mọi người nên tuân theo. Những phẩm chất này sẽ nâng cao chuẩn mực đạo đức và làm cho các mối quan hệ trở nên gần gũi hơn. Tôi hy vọng các chính trị gia của chúng ta có thể làm gì đó để chấm dứt sự việc này.”

Cô Nicole là một chuyên gia Công nghệ Thông tin đang làm việc trong ban cơ sở hạ tầng của chính phủ Canberra. Cô đã ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cô nhận xét các học viên đang làm một điều gì đó rất phi thường.

Cô Megar, một người nhập cư đến từ Iran, lần đầu tiên nghe nói đến Pháp Luân Công sau khi tình cờ đi ngang qua các hoạt động ở Canberra. Cô tìm hiểu thông tin về môn tu luyện thiền định này trên mạng và rất cảm kích trước sự ôn hòa của nó. Cô đã lấy ba bản kiến ​​nghị, bởi cô muốn trợ giúp nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại các trung tâm cộng đồng.

Cô Janet, đến từ Tây Úc, cũng đã ký bản kiến nghị. Cô và gia đình từng tham dự buổi chiếu phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia vào tối hôm trước. Cô hy vọng sẽ có thêm nhiều người dân Úc tìm hiểu về cuộc bức hại này và làm điều gì đó để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/24/393731.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/28/180092.html

Đăng ngày 30-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share