Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Thụy Điển

[MINH HUỆ 10-07-2019] Các học viên Pháp Luân Công đã tham gia “Tuần lễ Almedalen” thường niên, còn gọi là “Tuần lễ Chính trị gia” Almedalen, được tổ chức tại thành phố Visby, trên Đảo Gotland của Thụy Điển từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 năm 2019. Tuần lễ này bao gồm trên 4.000 sự kiện và có sự tham gia của vài chục ngàn người đến từ các đảng chính trị, phương tiện truyền thông tin tức, tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội và dân sự.

Trong sự kiện này, các học viên đã trò chuyện với những người tham gia về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc. Các học viên đã được phương tiện truyền thông phỏng vấn và họ cũng nói chuyện với các nhân vật chính trị và đại diện các nhóm dân sự để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại kéo dài gần 20 năm ở Trung Quốc. Do vậy, rất nhiều người đã biết được sự tàn bạo vẫn đang diễn ra ở đất nước này.

61cb638ac9a9532944b943edb48a5fe5.jpg

cad04b1051ef79e9baefa902c8501070.jpg

Hàng ngày, các hc viên Pháp Luân Công trình din năm bài công pháp và t chc diễn đàn thảo luận v các vấn đề ca Trung Quc trong tun lễ sự kiện

Mít tinh vào bui trưa để nâng cao nhn thc v cuc bc hi

Các học viên đã tổ chức lễ mít tinh diễn ra trong một giờ mỗi ngày vào buổi trưa tại Donners Plats để giúp những người tham gia sự kiện hiểu được lịch sử vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Họ cũng trình chiếu bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia”, bộ phim đã thu hút hơn 200 người xem. Nhiều người đã bị xúc động bởi lòng tốt và sự kiên cường của các học viên trong cuộc bức hại tàn khốc này.

1612f2b05e7ad5afca5fb218158864eb.jpg

Bà Lotta Johnsson Fornarve (bên phi), Nghị sỹ Thụy Điển, phát biu ti lễ mít tinh của Pháp Luân Công

Bà Lotta Johnsson Fornarve, Phó Chủ tịch thứ hai của Quốc hội Thụy Điển, đã đến lễ mít tinh để lên tiếng cho Pháp Luân Công vào ngày 5 tháng 7 năm 2019. Bà Fornarve đã mang theo báo cáo do Toà án Trung Quốc, một tòa án nhân dân độc lập, công bố vào ngày 17 tháng 6 năm 2019. Báo cáo nêu rõ rằng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng khi còn đang sống mà không có sự cho phép của họ để phục vụ cho việc cấy ghép tạng.

Bà cũng nói rằng tất cả các đại diện phía Trung Quốc mà bà từng thảo luận đều phủ nhận những cáo buộc này. Bà đã theo dõi sự tàn bạo của nạn thu hoạch nội tạng từ những tù nhân lương tâm còn sống. Bà cũng đã gặp các nhà điều tra, bác sỹ, nhà hoạt động nhân quyền và luật sư, họ đã cung cấp rất nhiều bằng chứng chứng minh việc buôn bán tạng bất hợp pháp đang diễn ra ở Trung Quốc. Bà đã đệ trình kiến ​​nghị lên Quốc hội Thụy Điển để lên án các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và kêu gọi Bắc Kinh cho phép các nhà điều tra độc lập tới và tiến hành điều tra ở Trung Quốc.

a04c47227f7fde53ffaa8adaf577a057.jpg

Bà Ann-Sofie Alm, Nghị sỹ Thụy Điển

Nghị sỹ Ann-Sofie Alm đã đến quầy thông tin Pháp Luân Công để thể hiện sự ủng hộ của bà. Bà cho biết bà đã đọc Phán quyết Cuối cùng của Tòa án Trung Quốc và nhiều người nên chú ý đến nó. Nhiều nhân chứng đã làm chứng trong phiên tòa này rằng thời gian chờ đợi cho cấy ghép tạng ở Trung Quốc là quá ngắn đến mức không thể giải thích nổi. Họ còn nói rằng các bệnh viện cấy ghép tạng nằm rất gần các nhà tù lớn, nơi có nhiều tù nhân lương tâm bị giam giữ. Bà Alm nhận xét đây chắc chắn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là một tội ác kinh hoàng. Bà tin rằng chính phủ Thụy Điển nên sắp xếp một cuộc đối thoại với Bắc Kinh về vấn đề này vì tội ác như vậy hoàn toàn không thể chấp nhận.

Bà Alm đã đăng bài về cuộc bức hại trên trang mạng xã hội của mình và viết rằng những tội ác xấu xa như vậy không nên bị bỏ qua.

N lc ca ĐCSTQ đ ngăn chn các hc viên lên tiếng

Trong Tuần lễ Chính trị gia, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Ngày Trung Quốc để quảng bá tuyên bố của chính quyền này, rằng hồ sơ nhân quyền của quốc gia này là tốt đẹp hơn bao giờ hết. Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc kháng nghị trong thời gian diễn ra khai mạc sự kiện và dựng các áp phích miêu tả chi tiết về sự tra tấn mà các học viên phải chịu đựng trong cuộc bức hại. Nhiều vị khách rời khỏi sự kiện của đại sứ quán và tìm gặp các học viên để hỏi thêm thông tin về cuộc bức hại.

e9e95c12c5cea9dac55aa87414b4a0bc.jpg

8dda8fcf886a507d63eaa15c89ab572d.jpg

Cuc kháng nghị ca các hc viên Pháp Luân Công trước s kin Ngày Trung Quc, do Đại s quán Trung Quc t chc

Đại sứ quán Trung Quốc đã yêu cầu cảnh sát Thụy Điển giải tán các học viên đang tham gia kháng nghị. Cảnh sát đã từ chối, nói rằng đây là tuần lễ dân chủ và mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình.

Những người xem phim tài liu cảm động đến rơi lệ

91acf324908e6cfb1a9d4ba4251b720e.jpg

Mt bài báo trên tờ Svenska Dagbladet đưa tin v b phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia

Bộ phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia đã được trình chiếu trong sự kiện kéo dài một tuần, trong đó các chuyên gia về nhân quyền tại Trung Quốc đã có mặt để trả lời câu hỏi. Cả bà Fornarve và bà Alm đều đến xem câu chuyện về một học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức chỉ vì không chịu từ bỏ đức tin của mình. Nhiều khán giả đã khóc trong suốt bộ phim. Cuộc thảo luận sau đó đã diễn ra sôi nổi và các chủ đề bao gồm thúc đẩy quyền tự do thông tin ở Trung Quốc và ngăn chặn sự xâm nhập của Bắc Kinh vào Thụy Điển.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/10/389844.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/14/178429.html

Đăng ngày 16-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share