Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 29-06-2019]

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Dusseldorf, Đức vào ngày 26 tháng 6 năm 2019 nhân Ngày Quốc tế Liên Hợp Quốc Hỗ trợ Nạn nhân bị Tra tấn. Ngày 26 tháng 6 là ngày lễ kỷ niệm hàng năm nhằm lên tiếng cho các nạn nhân và những người sống sót sau khi bị tra tấn trên toàn thế giới.

Bằng cách trưng bày áp phích, phát tờ rơi và đọc một bức thư ngỏ gửi nhân viên lãnh sự quán, các học viên đã phổ biến thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 20 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho người qua đường. Họ cũng trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công.

d1a93127adaaef6251dedab2fc17a65e.jpg

Trình din các bài công pháp Pháp Luân Công trước Lãnh s quán Trung Quc

af260d52d544b0b8764e872b6e7cee98.jpg

Nhng tm áp phích ln kêu gi mi người thoái ĐCSTQ trưng bày phía bên đường đối diện Lãnh s quán Trung Quc.

Trong bức thư ngỏ gửi nhân viên Lãnh sự quán có viết: “Nhân quyền là một giá trị phổ quát. Chúng tôi khuyên các vị không nên trở thành đồng phạm trong cuộc bức hại của ĐCSTQ.”

Các học viên khuyến khích nhân viên lãnh sự quán lựa chọn thiện lương và công lý để có một tương lai tốt đẹp.

70d44e4bbba711863eb91fb63971febd.jpg

Hc viên Hứa trưng bày hình minh ha về các hình thức tra tấn mà cô đã trải qua.

Các học viên nói với một số cảnh sát đang làm nhiệm vụ bên kia đường rằng: “Mỗi câu trong bức thư đều là sự thật.”

Một trong những cảnh sát này cho hay: “Những người sống ở Đông Đức có thể hiểu điều này. Tôi nghĩ tôi đã không trở thành cảnh sát nếu tôi sống ở Đông Đức cũ.”

Sau đó, tại trung tâm thành phố, các học viên ở Dusseldorf đã dựng một quầy thông tin để thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Người dân địa phương đã ký tên để bày tỏ sự ủng hộ sau khi nghe về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ.

1664f2faefd8002aafeb5d4ba128d2b3.jpg

Trình din các bài công pháp Pháp Luân Công

516e7437588226bec9e27d88de5440a5.jpg

Nói chuyện vi mt người qua đường v Pháp Luân Công

Các học viên đã nói chuyện với một người đàn ông yêu cầu được giấu tên. Ông cho hay, ông đã có hơn 300 chuyến công du sang Trung Quốc, và cũng đã đến thăm Trung Quốc cùng Bộ trưởng Tài chính Liên bang Đức đương nhiệm, ông Peter Altmaier và thảo luận về các vấn đề nhân quyền khi ở đó. Ông tin rằng ĐCSTQ là một chế độ độc tài.

Do nhiệt độ cao, một số trường học ở Dusseldorf đã đóng cửa ngày hôm đó. Mặc dù thời tiết nắng nóng, các học viên vẫn trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Công. Nhiều người cho biết họ bị cuốn hút trước các bài công pháp bởi họ như được bầu không khí an hòa bao quanh. Họ muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.

Bối cảnh

Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền xuất vào năm 1992. Không lâu sau, Trung Quốc đã có gần 100 triệu người trên cả nước bước vào tu luyện sau khi trải nghiệm được sự cải thiện về sức khỏe và tâm tính.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho rằng sự phổ biến ngày càng lớn của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ nên đã ban hành lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công do cuộc bức hại suốt 20 năm qua. Con số thực tế được cho là cao hơn nhiều, nhưng rất khó để lấy thông tin từ Trung Quốc. Nhiều người đã bị cầm tù và bị tra tấn vì đức tin của họ.

Đã có nhiều bằng chứng cụ thể xác minh rằng ĐCSTQ ra lệnh thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng. Các học viên bị giết trong quá trình này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên hệ thống an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/29/389347.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/2/178297.html

Đăng ngày 05-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share