Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại New York

[MINH HUỆ 18-05-2019] Ngày 16 tháng 5 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào môn tu luyện này. Họ đã tới đó ngay sau khi kết thúc đại lễ diễu hành kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Manhattan.

2019-5-17-minghui-ny-consulate-01--ss.jpg

2019-5-17-minghui-ny-consulate-02--ss.jpg

2019-5-17-minghui-ny-consulate-03--ss.jpg

2019-5-17-minghui-ny-consulate-04--ss.jpg

Kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ

Các học viên bày tỏ hy vọng rằng hết thảy người dân trên toàn thế giới đều biết đến Pháp Luân Công và hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ. Họ rất mong có thể kết nối mọi người cùng nhau nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại.

Cuộc kháng nghị bắt đầu lúc 4 giờ 30 chiều. Các học viên mặc áo phông màu vàng và xếp hàng bên cạnh sông Hudson. Họ giương cao các biểu ngữ với dòng chữ “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công” và “Đưa Giang Trạch Dân ra công lý” bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Các học viên đã trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và họ đã nhận tờ rơi thông tin. Một số người hỏi về Giang Trach Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã khởi xướng cuộc bức hại).

Cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ thật sự gây sốc

2019-5-17-minghui-ny-consulate-05--ss.jpg

Học viên Trì Lệ Hoa

Cô Trì Lệ Hoa là một trong những học viên tham gia sự kiện này. Chồng cô, anh Từ Đại Vy, đã thiệt mạng vì bị tra tấn trong một nhà tù của ĐCSTQ. Anh bị bắt chỉ vì in tài liệu thông tin Pháp Luân Công và bị kết án tám năm tù.

Khi ở trong tù, anh Từ bị tiêm những loại thuốc độc không rõ nguồn gốc. Trước khi bị bắt, anh rất trẻ và khỏe mạnh, nhưng anh đã nhanh chóng trở nên hốc hác, gầy yếu sau khi bị tra tấn và cuối cùng rơi vào tình trạng nguy kịch. Vết tích do bị đánh đập và chấn thương do sốc điện đầy khắp cơ thể anh. Anh đã qua đời chỉ 13 ngày sau khi ra tù.

Người dân ở quê nhà của anh Từ hết sức phẫn nộ trước cuộc bức hại. Trong vòng ba ngày vào năm 2009, 361 người đã ký tên thật vào đơn thỉnh nguyện về trường hợp của anh. Cô Trì cho biết, trong suốt quá trình thỉnh nguyện, một số luật sư và cảnh sát đã giúp đỡ họ.

Nỗ lực chung của các học viên trên toàn thế giới

Để giúp chấm dứt cuộc bức hại càng sớm càng tốt, các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ trước các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại nhiều quốc gia.

2019-5-17-minghui-ny-consulate-06--ss.jpg

Học viên Katja Hausmann đến từ Áo

Cô Katja Hausmann đến từ Vienna, Áo đã tham gia kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York. Cô đã tu luyện Pháp Luân Công được sáu năm. Cô nói rằng tại Áo, hàng tuần các học viên Pháp Luân Công đều tổ chức kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Vienna.

Nhờ có kiến thức về y tế, cô Katja Hausmann hiểu rất rõ về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống do nhà nước hậu thuẫn của ĐCSTQ. Cô hy vọng có thể giúp chấm dứt những tội ác vô nhân đạo đó càng sớm càng tốt.

Người đi bộ ủng hộ những nỗ lực kháng nghị trước cuộc bức hại của các học viên

Buổi kháng nghị đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người đi bộ. Nhiều người đã thể hiện sự ủng hộ của họ.

2019-5-17-minghui-ny-consulate-07--ss.jpg

Một người đi bộ quay video buổi kháng nghị

2019-5-17-minghui-ny-consulate-08--ss.jpg

Một cặp vợ chồng người Đức theo dõi buổi kháng nghị và lắng nghe một học viên giải thích về bản chất tà ác của ĐCSTQ

2019-5-17-minghui-ny-consulate-09--ss.jpg

Hai khách du lịch đến từ Pháp cũng đồng thuận rằng, cần phải để cho nhiều người hơn nữa biết đến cuộc bức hại này

2019-5-17-minghui-ny-consulate-10--ss.jpg

Carlos, một du khách đến từ Mexico, cho hay ông đã xem đại lễ diễu hành ở Manhattan và bị sốc khi biết đến cuộc bức hại tàn bạo


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/18/387492.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/19/177680.html

Đăng ngày 20-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share