Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-11-2009] Cuối tháng Sáu năm 2009, cảnh sát đã đến lục soát nhà tôi trong lúc tôi đi vắng. Tôi cũng in tài liệu giảng chân tướng ở đó. Họ lấy đã lấy đi của tôi máy tính, máy in, đĩa và các vật liệu in ấn khác; họ còn lấy các sách Đại Pháp của tôi và bức tranh Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý Hồng Chí, một máy nghe Mp3 và máy cassette. Trở về nhà và phát hiện ra căn nhà bị lục soát, tôi quyết định phát chính niệm suốt đêm và rời nhà lúc 5 giờ 30 sáng hôm sau để tránh bị bắt. Tôi phát chính niệm và cầu xin Sư phụ gia trì cho tôi. Tôi nhìn thấy xe cảnh sát đậu ở cửa chính khu nhà và người gác cổng khu nhà đang tán gẫu với cảnh sát. Tôi chỉ có một niệm rằng mình là chân chính nhất và không sợ cảnh sát. Tôi bước ra khỏi tòa nhà, thẳng tiến ngang qua họ và đi tới cổng chính của khu nhà. Một chiếc taxi lặng lẽ tiến đến và dừng cạnh tôi. Tôi nhanh chóng lên xe và rời đi. Tôi đến một thành phố khác vào lúc 8 giờ sáng, nhưng không có thẻ căn cước, tôi sẽ đi về đâu? Để tránh bị bức hại thêm nữa, tôi đã trở thành một người không nhà.

Lúc đó là gần đến ngày kỷ niệm “01 tháng 7”, một ngày nhạy cảm đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và họ rất bất an. Họ thuê một nhóm những người thất nghiệp có nhiệm vụ ngày đêm theo dõi các khu dân cư. Trách nhiệm của những người này là “bắt kẻ trộm và bắt học viên Pháp Luân Công,” nhưng chính những người được thuê này lại là những kẻ đầu trộm đuôi cướp. Không còn cách nào khác, tôi phải ở lại nhà của họ hàng và bạn bè.

Tôi sẽ ở lại một nơi trong vài ngày và sau đó sẽ chuyển đi. Sau hơn một tháng lang thang, tôi có thể nhận thấy rõ ràng rằng mọi người đều sợ ĐCSTQ, vì có một số người không dám cho tôi ở nhờ. Tôi cố gắng giảng chân tướng ở những nơi tôi đến và đã giúp được hai gia đình minh bạch chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Trong thời gian này, đã có ba người bắt đầu luyện công. Sau đó tôi chuyển đến một khu du lịch tại vùng nông thôn để cố gắng liên lạc với các đồng tu và làm ba việc. Tôi thu xếp thuê được một chỗ ở trọ trong một gia đình nông dân. Khi viết bài chia sẻ này, tôi đã rời khỏi nhà hơn 70 ngày, nhưng tôi vẫn không ngừng học Pháp và học thuộc Pháp. Tôi đã vượt qua nhiều ma nạn và có thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp.

1. Bài học khi điểm sản xuất tài liệu bị buộc đóng cửa

Sau khi được thả ra từ trại tạm giam năm 2003, tôi không đọc được bất kỳ tài liệu Đại Pháp nào trong hơn hai năm và cũng khó gặp được đồng tu. Tôi cũng bị cảnh sát theo dõi. Vì thế tôi quyết định chuyển đến một thành phố khác, ở đó tôi đã quen được một đồng tu. Cuối cùng thì tôi đã có thể chia sẻ thể ngộ và trải nghiệm của mình với đồng tu và lại được đọc các tài liệu Đại Pháp. Nhóm học Pháp có bảy học viên, nhưng chúng tôi phải đi xe buýt khá xa để nhận được tài liệu. Khi Sư phụ yêu cầu chúng ta xây dựng nhiều điểm sản xuất tài liệu ở khắp nơi, tôi mong muốn mình sẽ tinh tấn và thực hiện việc này. Tôi đã gần 70 tuổi, và thậm chí cho đến gần đây tôi còn chưa biết sử dụng điện thoại. Nhưng tôi biết rằng mình cần phải làm theo lời Sư phụ dạy.

Tháng 3 năm 2008, tôi mua một chiếc máy tính và nhờ cháu trai dạy cách sử dụng nhưng cháu không kiên nhẫn với tôi. Sau đó tôi nhờ một cậu sinh viên đại học hướng dẫn, nhưng cậu ấy nói rằng công nghệ máy tính không dễ để dạy cho người thuộc thế hệ của tôi. Cuối cùng tôi tìm được một đồng tu có một số kiến thức về máy tính có thể dạy tôi. Tôi học cách sử dụng chuột và kết nối được Internet, nhưng tôi không biết cài phần mềm. Tháng 6 năm 2008, tôi gặp một học viên trẻ đến từ thành phố khác. Cậu ấy đã dạy tôi cài phần mềm, cách sử dụng Internet và tải tài liệu về thẻ nhớ. Sau đó tôi chuyển thẻ nhớ này cho hai học viên khác để họ in ra. Sau này, các học viên khác cũng kết nối được Internet và không còn phải đến chỗ tôi lấy tài liệu từ internet nữa. Tháng 2 năm 2009, tôi đã mua một chiếc máy in và tìm được người dạy tôi cách vận hành. Tiếp đó, tôi mua một máy ghi đĩa CD để hỗ trợ sản xuất tài liệu, đáp ứng nhu cầu của nhóm học Pháp chúng tôi. Tuy nhiên chỉ sau ba tháng thì điểm sản xuất tài liệu này cũng bị dừng lại. Tôi cảm thấy rất buồn.

Sau khi bị cảnh sát lục soát nhà, tôi nhanh chóng hướng nội và phát hiện ra tâm hiển thị và thích thể hiện của mình. Tôi cũng không chú ý đến an toàn hoặc tu khẩu, vì nhà tôi được dùng để học Pháp nhóm và tất cả học viên đều lấy tài liệu ở đó mang đi phân phát. Chúng tôi cũng thường xuyên liên lạc từng người với nhau. Tháng 10 năm 2008, tôi đã giảng chân tướng cho đồn cảnh sát địa phương và kể từ đó họ ngừng theo dõi tôi. Tôi nghĩ rằng họ đã minh chân tướng và không còn quấy rầy tôi nữa, nhưng tôi nhận ra rằng tôi đã quên giảng chân tướng cho những phụ nữ ngày nào cũng chơi mạt chượt ở tầng trệt. Tôi không muốn dính dáng đến họ và vì thế tôi đã không nỗ lực cứu họ. Đây là một sơ hở hết sức lớn. Tất cả chúng sinh trên thế giới này đều là người nhà của Sư phụ và tất cả họ đều đáng được cứu. Cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở này của tôi và đã bức hại tôi.

Vài ngày sau, một học viên ở nơi ở mới của tôi mang đến cho tôi Tuần báo Minh Huệ số 396. Bài viết đầu tiên tôi đọc là “Hướng nội khi có vấn đề tại điểm sản xuất tài liệu.” Có ba điểm được liệt kê trong đó hoàn toàn liên quan tới tôi. Bài báo viết: “Hiển thị và không chú ý đến an toàn là một nhân tố quan trọng gây ra vấn đề ở điểm sản xuất tài liệu. Một số người vẫn còn không thể làm theo thông báo của Minh Huệ – vận hành độc lập, liên lạc một chiều, tu khẩu. Một số điểm sản xuất tài liệu, đặc biệt là điểm có nhiều người là người trong cùng gia đình, đã trở thành nơi giao lưu tâm đắc thể hội và trở thành trung tâm giao lưu gặp gỡ. Thậm chí người khác còn biết một số thông tin về điểm sản xuất tài liệu. Điều này liên quan đến chính những học viên đó và những học viên chung quanh.” Sau khi trầm tĩnh suy xét, tôi nhận ra rằng một học viên không nên hấp tấp mà đầu tiên nên là tu luyện cá nhân tốt và đề cao bản thân. Đây là bài học lớn cho tôi!

2. Tu luyện trong khi bị lưu lạc

Tôi ngộ ra từ Pháp rằng, học viên Đại Pháp không cần thiết phải đề cao thông qua việc bị bắt vào trại cưỡng bức lao động để chịu khổ nạn, và Sư phụ cũng không sẵn lòng để cho học viên rơi vào cảnh không nhà. Bởi vì tôi đã trượt ngã trong tu luyện và trở thành kẻ không nhà, tôi biết rằng mình cần phải quy chính lại và đối mặt với hoàn cảnh do mình tạo ra. Tôi tìm kiếm cơ hội để sinh sống và tu luyện tinh tấn. Tăng nhân thời xưa đi vân du không chỉ để chịu khổ mà còn để gặp những người hữu duyên. Vì thế tôi xem tình huống lang bạt này là một hoàn cảnh tu luyện đặc biệt. Đầu tiên, tôi nỗ lực trầm tĩnh và bình hòa, tìm kiếm những người hữu duyên một cách tự nhiên nhất. Sau đó tôi sẽ thực hiện những việc tôi nên làm và giảng chân tướng cho họ. Sau một tháng đi đây đi đó, tôi nhớ lại số điện thoại của một học viên và tôi đã gọi cho cô ấy. Cô ấy đã giúp tôi liên lạc với một học viên khác đang sống ở rất xa và nói rằng tôi có thể đến ở cùng họ. Khi tôi đến trạm xe buýt, tôi được đón tiếp hết sức ấm áp và được mời về sống ở nhà họ.

Trước đây tôi đã từng nghe nói rằng những học viên ở vùng này tu luyện tinh tấn như một chỉnh thể. Khi tôi đối chiếu bản thân với họ, tôi nhận ra rằng mình đã tụt lại khá xa trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

Chân tu Đại Pháp

Duy thử vi đại

Diễn nghĩa:

Chân tu Đại Pháp

Chỉ có cái đó là lớn

(Đắc Pháp – Hồng Ngâm)

Cuộc sống của họ dường như chỉ dành cho tu luyện, bởi vì bất kể sự việc gì không thuộc về tu luyện đều được họ để sang một bên. Vì thời gian rất hạn hẹp, họ sinh hoạt rất thanh đạm và thu xếp thời gian để làm ba việc. Đây là điều rất hiếm thấy với tôi. Đồng tu tôi ở cùng chỉ nấu ăn một lần mỗi ngày cho cả bữa trưa và bữa chiều, và trong đồ ăn không có thịt. Họ giữ cho mọi việc giản đơn để dành từng phút làm tốt ba việc. Họ luyện công theo giờ toàn cầu, phát chính niệm bốn lần, và sau 6 giờ tối, họ đọc Hồng Ngâm và Hồng Ngâm II. Sau khi ăn sáng, họ ra ngoài để giảng thanh chân tướng. Họ siêng năng học thuộc Pháp, đọc những tài liệu Đại Pháp vào buổi chiều, và chia sẻ tâm đắc thể hội cho tới 10 giờ đêm. Các đồng tu chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ, và dành ít hơn ba tiếng cho việc ăn uống và tắm rửa. Toàn bộ thời gian còn lại đều được dùng để làm ba việc.

Họ cũng tổ chức những buổi giao lưu tâm đắc thể hội, nhưng không thường xuyên, và thường có khoảng tám mươi học viên tham gia. Xe cảnh sát tuần tra các con đường cả ngày, nhưng không thể thấy những học viên đang làm những việc chân chính nhất. Trước đó không lâu, một số biểu ngữ vu khống Đại Pháp xuất hiện trên đường, nhưng sau 10 giờ tối, những biểu ngữ vu khống đã bị những biểu ngữ với dòng chữ “Đảng Cộng sản Trung Quốc là tà giáo lớn nhất” dán đè lên. Sau đó, chính quyền phải tự tháo dỡ hết những tấm biểu ngữ. Khi ngân hàng đưa ra thông báo rằng họ phản đối việc viết chân tướng vào những tờ tiền, các học viên đã nhanh chóng viết thư giảng chân tướng cho các quản lý của ngân hàng.

Trong những phản ứng tức thì này, tôi đã thấy sức mạnh tinh thần của “đề cao toàn bộ, thăng hoa toàn bộ” (Chuyển Pháp Luân) mà Sư phụ đã yêu cầu từ các học viên! Với trường năng lượng lớn mạnh như thế, làm sao mà tà ác lại không tan rã và môi trường không còn bị can nhiễu nữa?

Tôi cảm thấy những đồng tu ở chung với tôi đã rất có trách nhiệm với tôi và chăm sóc tôi nghiêm khắc, phù hợp với tiêu chuẩn của một học viên trên mọi phương diện. Nếu tôi có lời nói hoặc hành động không phù hợp với Pháp, tôi sẽ ngay lập tức được chỉnh lại. Khi tôi nói những từ mang theo khái niệm người thường, như “lạnh” hay “nhức đầu”, tôi cũng được họ nhắc nhở về tu khẩu và ý. Những động tác luyện công không chính xác của tôi cũng được chỉnh sửa. Trong mười phút ngồi thiền cuối cùng, tay của tôi di chuyển xung quanh vì chân tôi quá đau, nhưng vị học viên đó nói rằng: “Hai bàn tay của bác đang giữ Pháp Luân, tại sao bác lại di chuyển chúng xung quanh?” Tôi thậm chí còn được chỉnh sửa lại dáng đi, đứng, ngồi hay nằm mà không phải của một học viên. Khi tôi mới chuyển tới nhà của cô ấy, tôi thường cần ngủ một lúc sau khi phát chính niệm vào lúc 6 giờ sáng, nhưng việc đó là không được phép. Tôi phải thức dậy và đọc Hồng Ngâm và chỉ được phép đi ngủ vào 10 giờ tối. Khi chúng tôi học Pháp, chúng tôi cầm sách Chuyển Pháp Luân một cách trang nghiêm và phải ngồi thẳng lưng. Đồng tu này đã chép lại quyển Chuyển Pháp Luân ba lần mà không có một vết đen nào trên tờ giấy. Cô ấy đã hơn 50 tuổi, nhưng trông như chỉ khoảng 40 tuổi, và đã chịu đựng rất nhiều khổ nạn trong tu luyện. Bất kể khi cô ấy đến một thành phố lớn hay một làng quê ở ngoại ô, đi bộ hay ngồi xe, cô luôn tìm được cách để nói với mọi người về chân tướng Đại Pháp, phân phát tài liệu giảng chân tướng, treo biểu ngữ, khuyên thoái Đảng và những tổ chức liên đới của nó. Đôi khi chúng tôi đi giảng chân tướng ở miền quê. Cô ấy đã chỉ cho tôi cách treo biểu ngữ, và khi chúng tôi gặp người khác, cô ấy sẽ yêu cầu tôi giảng chân tướng cho họ trước để cô có thể xem và giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót và đề cao.

Vì môi trường tu luyện của tôi trở nên nghiêm khắc hơn, tôi trở nên lo lắng và không thể đề cao tâm tính. Tôi sụt ký, không ăn nhiều và bắt đầu bị sốt và nhức đầu. Đồng tu đó đã rất lo lắng cho tôi và nấu cho tôi món vịt và bánh rán. Tuy nhiên, tôi ăn rất ít. Đồng tu ấy đã nói: “Một học viên không ăn cái này cái kia. Cơn sốt và đau đầu của bác không phải bệnh đâu”. Tôi nhận thức được rằng đây là Sư phụ an bài cho cô ấy để giúp tôi đề cao, nhưng tôi vẫn không vượt quan tốt. Khi tôi biết rằng con trai của cô ấy đang đến để bán tài sản, tôi nghĩ rằng đó là lúc tôi phải rời đi, và tìm một nơi để bình tĩnh học Pháp và ngẫm nghĩ về việc tu luyện của bản thân.

Sư phụ đã nói:

“Nghỉ ngơi một hồi tự xét mình sẽ thêm chính niệm

Phân tích rõ rệt những thiếu sót rồi tinh tấn lên”

(“Lý Trí Tỉnh Giác” trong Hồng Ngâm II)

Vì thế, tôi tới một thành phố khác, thuê một căn phòng ở đó, và tạm thời kết thúc đoạn kinh nghiệm tu luyện không thể nào quên này.

Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến một vấn đề tôi mắc phải trong việc nhận thức và ngộ Pháp. Sư phụ đã điểm hóa cho tôi để tôi có thể lập tức chép lại bài viết “Nói về Pháp.” Làm thế nào để tôi có thể chính Pháp bằng chân ngã của mình? Làm sao tôi có thể nhìn nhận những khổ nạn bằng chân ngã? Trước đây, tôi đã không hiểu được những điều này, và dĩ nhiên, tôi đã không thể làm tốt. Sau biến cố khiến tôi trở nên vô gia cư, Sư phụ đã gia cường cho tôi để tôi có thể thoát khỏi những cảnh sát tà ác, và hết lần này đến lần khác, Sư phụ đã có những an bài đặc biệt trên con đường tu luyện của tôi. Những điều bí ẩn đã xảy ra trong suốt quá trình tiêu nghiệp, nhưng tất cả những điều này giúp cho tôi hiểu được hàm nghĩa sâu sắc những lời dạy của Sư phụ:

“Thần tại thế gian, chứng thực Pháp” (Sợ chi – Hồng Ngâm II)

Tôi thể ngộ sâu hơn về “chính niệm chính hành,” và “tín Sư tín Pháp” là như thế nào. Vì thế, khi tôi đọc bài “Nói về Pháp” lại lần nữa, tôi có thể hiểu được Pháp lý của tầng thứ này rõ hơn, điều mà Sư phụ đã khai mở cho tôi.

Đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Nếu có điều gì chưa đúng tôi mong được các đồng tu từ bi chỉnh lại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/5/211397.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/20/112499.html

Đăng ngày 13-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share