Bài viết của một học viên ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 11-12-2009] Tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 11 năm 1995. Trước khi cuộc đàn áp xảy ra vào năm 1999, môi trường tu luyện của tôi thật thoải mái. Tôi làm theo như Sư Phụ giảng. Tôi học Pháp nhiều, và tham gia nhóm tập công cùng các hoạt động Đại Pháp. Các bạn đồng tu so sánh việc học và việc tu và thăng tiến cùng nhau, điều đó đã xây dựng được một nền tảng chắc chắn cho sự tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp sau này.

Trong hoàn cảnh ác nghiệt của cuộc đàn áp, tôi đã đến Bắc Kinh vài lần để tìm sự công bằng cho Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã giảng chân tướng, viết thư và chuyển các tờ rơi tới những người dân và rất nhiều các cấp chính quyền. Thời gian đầu của cuộc đàn áp, tôi bị giam giữ trong các trung tâm ba lần, và một lần phải ở trong trại tẩy não. Bằng chính niệm, tôi đã bước ngay ra khỏi những nơi tà ác.

Tuy vậy, con đường tu luyện của tôi không bằng phẳng. Chồng tôi đột nhiên qua đời. Gánh nặng gia đình dồn hết lên vai tôi. Con tôi chuẩn bị đi học đại học năm đó và cần có nhiều tiền. Tôi đã phụ thuộc nhiều thứ vào chồng mình. Mặc dù anh ấy không tu luyện, nhưng anh luôn cho tôi những gợi ý nếu tôi nói với anh về những khó khăn tôi gặp phải. Tôi không hề lo lắng cho dù nó có khó khăn đến đâu và tôi có phải mệt mỏi thế nào. Nhưng sự qua đời đột ngột của anh ấy, đặc biệt là lại trong sự đàn áp điên cuồng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã gây cho tôi những khó khăn phi thường. Tôi đã phải đối mặt với một khảo nghiệm quan trọng trong sự tu luyện.

Từ đó trở đi, con đường chứng thực Pháp của tôi càng khó khăn hơn. Trong thời gian đó, khi tôi nói với người khác về Đại Pháp, đặc biệt là với bạn bè và người thân, một số người thường nói: “Chị làm sao cứu được chúng tôi? Chị trước tiên nên tự cứu mình….” Tôi cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương. Lời tôi nói không có chút tác dụng nào. Nhiều người đã lảng tránh tôi hoặc là cười nhạo tôi.

Phong tục của vùng chúng tôi là một góa phụ không được đến nhà người khác nói chuyện trong vòng một năm sau khi một người thân trong gia đình qua đời. Những người khác cũng không muốn tới nhà tôi. Hơn nữa, ĐCSTQ giám sát tôi. Các học viên hiếm khi gặp gỡ. Tôi đã phải chịu đựng sự cô đơn và biệt lập, điều mà tôi chưa từng trải qua trước đó, đặc biệt là đúng vào lúc tôi đang bị nghiệp bệnh. Cảm giác bất lực là không thể tưởng tượng được khi tôi nằm trên giường. Nó thật sự đúng là,

“Trăm khổ cùng giáng xuống. Xem sống nổi ra sao?” (“Khổ kỳ tâm chí,” Hồng Ngâm)

Nhiều người đã hỏi tôi rằng tại sao tôi vẫn còn tu luyện trong khi tôi ở trong tình trạng tồi tệ như vậy. Họ gợi ý tôi nên lấy chồng khác và hưởng cuộc sống tốt. Tâm tôi nặng trĩu. Tôi nên tiếp tục tu luyện hay trở thành người thường?

Tôi bắt đầu học và ghi nhớ Pháp một cách bình thản. Sau khi đã suy nghẫm sâu sắc và hướng nội tìm, tôi thấy rằng mình có nhiều chấp trước như là tình cảm, phụ thuộc, và hoan hỷ. Sau đó, tôi đã vượt qua được sự hoảng loạn bằng chính niệm. Sư Phụ giảng:

“Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (“Lộ,” Tinh tấn yếu chỉ II)

Phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, tôi bắt đầu tự vực mình dậy. Tôi phát chính niệm nhiều hơn để diệt trừ can nhiễu của cựu thế lực. Tôi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng tu và lập ra một nhóm học Pháp. Tôi bắt đầu học cách sử dụng máy tính. Tôi tiết kiệm tiền để xây dựng một trung tâm sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác mà lần đầu tiên tôi truy cập vào trang web Minh Huệ. Tôi thật phấn khích. Tôi thường bị cảm động bởi các bài chia sẻ kinh nghiệm trên Minh Huệ, điều đó đã giúp tôi rất nhiều.

Có ít người biết dùng máy tính trong vùng của chúng tôi. Một vài học viên đã bị bắt giữ. Mặc dù tôi đã già, bị viễn thị và phải trải qua một thời gian khó khăn để học máy tính nhưng Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi. Bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn, tôi nhớ đến lời Sư Phụ giảng “Nan hành năng hành.” Tôi nhớ rằng khi lần đầu tiên tôi học đánh máy, tôi đã phải mất bốn tiếng để đánh xong ba dòng. Tôi đã không lưu lại và những chữ đột nhiên bị mất. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy hài lòng. Sau khi tôi học máy tính, tôi đã dạy cho những người khác. Bây giờ có rất nhiều trung tâm tài liệu giảng chân tướng tại gia đình trong vùng chúng tôi.

Trong mọi bài giảng, Sư Phụ yêu cầu chúng ta cứu nhiều người hơn nữa. Tôi đã làm như Sư Phụ giảng:

“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thể nhân.(“Lý tính”, Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi đã nói trực tiếp đối mặt với nhiều người, và giúp hơn một nghìn người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Bây giờ, môi trường của tôi đã tốt hơn. Thái độ của bạn bè và họ hàng đối với tôi đã thay đổi. Bất cứ nơi nào tôi đến, hàng xóm đồng nghiệp đều chào đón tôi nồng nhiệt. Họ nói: “Tất cả những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều tuyệt vời.” Tôi thấy rằng môi trường là do học viên Đại Pháp tạo ra. Tu luyện là nghiêm túc. Tà ác sợ các đệ tử Đại Pháp hợp thành chỉnh thể. Chúng ta không thể coi nhẹ điều này. Khi có mâu thuẫn giữa các học viên, chúng ta cần hướng nội tìm. Tu luyện bản thân mình có thể đột phá được sự chia rẽ của cựu thế lực.

Sư Phụ yêu cầu chúng ta cứu nhiều người hơn. Khi tôi nhìn vô số người, tôi có cảm giác tội lỗi khi không thể hoàn thành sứ mệnh. Sư Phụ giảng rằng thời gian bây giờ là

“quý giá nghìn vàng, quý giá vô cùng.” (“Giảng Pháp tại thành phố Chicago”)

Từ nay trở đi, tôi sẽ tinh tấn hơn, làm tốt hơn, và hoàn tất phần cuối cùng của con đường tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/11/212240.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/22/113281.html
Đăng ngày 24-12-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share