Bài viết của học viên Đại Pháp ở Trung Quốc
[Minh Huệ 26-03-2019] Lật mở cuốn Chuyển Pháp Luân ra, hai chữ “Đại Pháp” đập vào mắt, trong tâm tôi hai lần thốt lên: Đại Pháp, Đại Pháp. Suy nghĩ một hồi về chữ Đại, tôi dường như ngộ thêm một lớp nội hàm đằng sau nó.
Sư phụ giảng:
“Bộ công pháp chúng tôi luyện được rất lớn; không giống như nhiều công pháp mô phỏng theo động vật mà luyện. Bộ công pháp này luyện được quả là hết sức lớn. [Pháp] lý mà Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử đương thời giảng, đều là [Pháp] lý nội trong phạm vi hệ Ngân Hà của chúng ta. Pháp Luân Đại Pháp chúng ta luyện gì? Chúng ta là tu luyện chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ, tu luyện chiểu theo tiêu chuẩn chỉ đạo của đặc tính tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn. Chúng ta luyện một điều rất to lớn, tương đương với luyện vũ trụ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tại sao Sư phụ giảng xuất lai một Pháp to lớn như vậy? Để khuếch đại dung lượng của người tu luyện, để chúng ta biết rằng ‘thiên ngoại hữu thiên’ (ngoài trời còn có trời nữa) chăng? Để đẩy chúng ta từ nơi tầng thấp đến cảnh giới cao hơn, hồng đại hơn chăng?
Kỳ thực một đời người khổ cực cũng chỉ như là ‘tham bát bỏ mâm’, bởi vì con người chính là tại cảnh giới đó. Như con kiến kia, tại cảnh giới của nó mà nhìn thì vụn của bánh bột đã là to lớn nhất rồi. Có thể vì đó mà dốc hết sức lực, thậm chí kết thành đoàn để cắn chết đồng loại, nếu không chẳng chịu yên lòng. Con người chẳng phải cũng giống như vậy sao? Vì lãnh địa mà phát động chiến tranh; vì chủ quyền mà sống chết một phen, vì chút lợi nhỏ mà kết liễu đời mình. Một đời tranh đấu, một đời khổ cực, đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng chỉ là hai bàn tay trắng, nghiệp lực đầy thân. Thế gian mấy ai mà không như vậy.
Kỳ thật làm người mà ôm chí lớn, thì mới vì đó lao tâm khổ tứ. Sư phụ giảng:
“Điều đó đã chứng tỏ rằng Hàn Tín có tâm Đại Nhẫn thật phi thường. Ông ta không giống như người bình thường khác, vậy nên ông mới làm được những việc to lớn.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Hàn Tín lòng ôm chí lớn, không so đo kẻ thất phu, có thể chịu nhục chui háng, mới thành tựu nên nghiệp lớn. Có thể nhẫn đến mức độ đó là một loại cảnh giới, không có cái ý chí kia thì chẳng thể làm được. Đây là nói về danh nhân, anh hùng mô phạm nơi thế gian.
Bàn về tu luyện, năm đó Phật Thích Ca Mâu Ni là vương tử, là bậc tôn quý nhất, có cả thiên hạ. Tại cảnh giới người thường, ông không cần tu hành cũng đã chí cao vô thượng (không ai sánh bằng) rồi. Nhưng ông còn có chí hướng to lớn hơn, phi thường hơn. Nhìn thấy một đời người sinh lão bệnh tử, lục đạo luân hồi, ông phát nguyện muốn cứu độ chúng sinh, mới xông pha trùng trùng trở lực, buông bỏ hết thảy danh lợi nơi thế gian, thậm chí cả quyền uy vương vị, nhất tâm đi theo con đường tu luyện, khổ sở tu hành, cuối cùng tu thành chính quả.
Nói đến tu luyện của đệ tử Đại Pháp ngày nay, cả địa cầu này chính là ngôi chùa để tu luyện. Vậy thì Pháp này phải to lớn đến nhường nào? Uy đức hồng đại bao nhiêu? Cảnh giới cao thâm đến nhường nào? Quả là bất khả tư nghị! Trái Đất to lớn như vậy, nhưng trong mắt Sư phụ:
“…trái đất cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ..” (Cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Sư phụ giảng:
Tâm tính chư vị tu lên rồi; chẳng hạn như tại nơi người thường, người khác [nhục] mạ chư vị một câu, chư vị chẳng nói gì, tâm chư vị thật thản nhiên; đánh chư vị một đấm, chư vị cũng chẳng nói chi, chỉ mỉm cười, bỏ qua; [đó là] tâm tính chư vị đã lên rất cao. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Bao nhiêu năm nay, tà ác vẫn luôn chui lủi khắp nơi để lăng mạ Sư phụ. Nhưng Sư phụ giảng:
“Tôi biết rằng chúng sẽ mạ lỵ tôi, nhưng mạ lỵ những gì thì tôi không muốn biết.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)
Chính vậy, toàn thể vũ trụ đang trải qua Chính Pháp. Trăm công nghìn việc, bận rộn tới lui, đâu cần để tâm đến những lời lăng mạ của những tên hề xấu xí kia.
Ngộ được đến nội hàm này của chữ Đại, tôi cảm thấy hết thảy những gì trước mắt đều trở nên nhỏ bé: khổ cực, mệt mỏi, danh lợi tình, tâm tranh đấu, tật đố, đều không tồn tại nữa. Tâm nhìn thế nhân, tôi thấy lòng mình như bao dung hết thảy, tựa như nhìn những đứa con của mình, người lớn làm sao lại toan tính với trẻ con được nữa!
Cái ngộ ấy, tôi cảm thấy như là kẹt xe ở trên đường, đường đi rất hẹp, nhưng một khi ngộ ra [Pháp lý], thì đường đi rộng ra, bao nhiêu xe đều có thể đi qua, lộ thông vô trở. Có lẽ các đồng tu cũng đã sớm ngộ đến điều này. Tôi vốn nhận thức nông cạn, có thể có thể hội như hôm nay là nhờ Sư phụ dùng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu để giảng xuất lai những Pháp lý thâm sâu.
Hiện nay, tôi lấy ba việc mà Sư phụ giảng làm then chốt nhất: Học Pháp, luyện công; phát chính niệm; giảng chân tướng cứu người.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/26/384348.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/26/177779.html
Đăng ngày 24-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.