Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2019] Đã nhiều lần tôi trải qua việc giúp đồng tu vượt qua những khảo nghiệm lớn. Qua những việc này, tôi nhận ra rằng giúp đỡ người khác cũng là một cơ hội để tìm ra chấp trước và tu luyện chính bản thân mình.

Phân biệt tự ngã với phối hợp chỉnh thể

Một học viên bị mắc bệnh mù không lâu trước khi chuyển đến khu vực của chúng tôi. Trước khi anh ấy chuyển đến đây, các học viên khác đã đến giúp phát chính niệm cho anh. Điều này đã phát huy tác dụng: trong một khoảng thời gian, anh ấy đã nhìn thấy lại được. Nhưng sau một thời gian, anh ấy lại mắc bệnh trở lại.

Khi tôi nói chuyện với anh ấy, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy nghĩ mình bị lại là do mọi người không tiếp tục phát chính niệm cho anh ấy nữa.

Trong một lần học Pháp nhóm mà người học viên mắc nghiệp bệnh kia không tham gia thì mọi người đều nói rằng học viên này có chấp trước này hay chấp trước khác và mắt không nhìn thấy được là vì những chấp trước này. Việc này trở thành một thói quen của nhóm và tôi cũng thường tham gia vào. Qua thời gian, tôi cảm thấy việc này không đúng.

Sư phụ nói rằng cần phải tự xem mình là người tu luyện và luôn hướng nội khi chúng ta có mâu thuẫn. Chúng ta nên hướng nội khi nhìn thấy hai người đang có mâu thuẫn. Vì thế làm sao chúng ta có thể ngồi đó và nói về về người học viên đang mắc nghiệp bệnh kia?

Tôi bắt đầu nghĩ về những lời của người học viên nọ: thực tâm hỗ trợ nhau như một chỉnh thể và phát chính niệm cho những học viên khác. Thực ra Sư phụ đã dùng miệng của anh ấy để chỉ ra lỗi lầm của tôi.

Tôi là con một trong gia đình và tôi thường làm việc Đại Pháp đơn độc. Vì thế tôi không có tinh thần hỗ trợ nhóm. Tôi không biết làm sao để quan tâm đến những người khác. Thay vào đó, tôi thường cảm thấy rằng đây không phải việc của tôi và thường không phát chính niệm để hỗ trợ những học viên khác khi họ đang phải vượt quan nạn. Tôi cũng thường dùng Pháp đê đo lường người khác thay vì để soi chiếu chính mình.

Sau khi tôi nhận ra tâm lý tự tư và tật đố của mình, tôi ngừng chê bai anh ấy.

Giúp đỡ các học viên khác

Một đồng tu trong khu vực bị mắc triệu chứng giống như tai biến mạch máu não. Khi tôi mới chuyển đến khu vực này, cô ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều, vì thế tôi đã rất lo lắng cho cô ấy khi cô ấy vướng quan nghiệp bệnh và đã chủ động phát chính niệm cho cô.

Tôi đã nhận ra rằng thì ra tôi cũng có thể quan tâm đến người khác. Tôi đã nhận ra rằng chăm sóc cho học viên khác cũng là nhiệm vụ của mỗi người. Dù tôi chưa khởi được tâm từ bi nhưng tôi đã nhận ra rằng trước đây tôi đã ích kỷ như thế nào.

Việc nhóm tôi phát chính niệm cho người điều phối địa phương kia đã đạt hiệu quả. Cô ấy đã hồi phục rất nhanh. Nhưng gia đình cô ấy không tu luyện nên đã bắt cô ấy đi bệnh viện vì họ không hiểu được các nguyên lý cao tầng về nghiệp bệnh, ví dụ như việc hoàn trả nghiệp hay các khảo nghiệm đề cao tâm tính.

Tôi đã cùng một số đồng tu đi đến nhà của người điều phối và phát chính niệm cho cô ấy. Sau khi hoàn thành, một học viên bắt đầu bình luận về việc người điều phối này đã có chấp trước gì.

Tôi nói với họ: “Cho dù cô ấy có chấp trước gì, chúng ta chỉ nên có một niệm đầu: Chúng ta sẽ không cho phép cựu thế lực dùng chấp trước của học viên để làm cái cớ bức hại họ. Sư phụ đang an bài con đường cho chúng ta và Pháp sẽ chính lại hết thảy. Đệ tử của Sư phụ cần sớm trở về nhà và tiếp tục giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh“.

Những đồng tu khác đều đồng ý và tôi cảm thấy một nguồn năng lượng mạnh mẽ xung quanh chúng tôi – sức mạnh của chỉnh thể. Kết quả xét nghiệm ở bệnh viện đều rất tốt. Người điều phối đã hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh “tai biến” và tiếp tục làm các việc Đại Pháp.

Tín Sư tín Pháp vô điều kiện

Bà tôi hiện đang ở tuổi bát tuần. Bà mù chữ từ nhỏ nhưng sau khi đắc Pháp thì kỳ diệu thay bà lại có thể đọc được sách Chuyển Pháp Luân. Nhưng gần đây, mắt bà mờ đi và bà chỉ có thể đọc được sách Chuyển Pháp Luân một cách chậm chạp. Phải mất đến vài ngày bà mới đọc xong một bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, trong khi trước đó, bà có thể hoàn thành nó trong vòng một ngày.

Bà lo lắng nhưng bà đã không nhìn nhận việc này theo góc độ của Pháp. Mẹ của tôi – cũng là một học viên, cùng với những học viên khác đều nghĩ rằng nên đưa bà đến bệnh viện.

Nhưng đồng tu mắc nghiệp bệnh về mắt lại không đồng ý với điều này. Là người tu luyện, vì sao chúng ta không cố gắng đối chiếu tình huống này với Pháp? Vấn đề về việc mắt không nhìn thấy rõ chỉ là một quan nạn hoặc là một khảo nghiệm. Chúng ta không nên dùng cách của người thường để giải quyết nó.

Sư phụ từng giảng nhiều lần trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Là một người tu luyện” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân); “Là người tu luyện chân chính”(Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân); “Người nào có thể thực sự hạ quyết tâm tu luyện” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta có thật sự đối đãi với chính mình như “người thực sự hạ quyết tâm tu luyện?” Chẳng phải đây là vấn đề chúng ta có tín Sư tín Pháp hay sao? Nếu chúng ta tín Sư tín Pháp một cách vô điều kiện thì sẽ không có vấn đề gì có thể xảy ra.

Sư phụ giảng:

“Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn!”(Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Học thuộc Pháp

Tôi cũng nhận ra những thay đổi của tôi là kết quả của việc tôi học thuộc Pháp.

Trước kia người học viên mù đã từng học thuộc bài giảng thứ nhất của Chuyển Pháp Luân. Sau khi anh ấy trở thành hàng xóm của tôi, chúng tôi bắt đầu học thuộc nốt phần còn lại của quyển sách. Tôi đọc một câu và anh ấy đọc lại. Thường anh mất khoảng vài tiếng để học thuộc và trong một buổi sáng thì anh có thể học thuộc được khoảng 12 dòng.

Vì tôi còn có con nhỏ cần chăm sóc và cả những việc khác nữa, chúng tôi đã mất 16 tháng để học thuộc bài hai và bài ba. Bây giờ trong nhóm học Pháp, người học viên mù này có thể tự nhẩm đọc lại trong khi mọi người đọc bằng mắt, ít nhất là trong vòng ba bài giảng đầu tiên.

Học thuộc Pháp rất có lợi ích cho tôi. Khi tôi học bài giảng thứ hai, tôi thường cảm thấy rất buồn ngủ, cảm giác như tất cả các tế bào trong cơ thể tôi đều tê liệt. Khi tôi chuyển sang bài giảng thứ ba thì đầu óc đột nhiên minh bạch ra.

Chúng tôi có thể học thuộc một đoạn rất nhanh. Sau đó, chúng tôi sẽ nhẩm lại đoạn đã học vào ngày tiếp theo. Người học viên mù nói rằng: “Đã học đoạn nào thì mình nên học thuộc luôn cho chắc. Nếu sau này chúng ta quên nó thì chúng ta đang lãng phí thời gian”.

Tôi rất biết ơn sự an bài của Sư phụ. Tôi có hai con nhỏ nên tôi cũng ít ra ngoài. Tôi rất kiên nhẫn nhưng tôi thường phát sinh tâm an dật. Việc giúp anh ấy học thuộc Pháp cũng chính là đang giúp tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/25/382574.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/15/176500.html

Đăng ngày 13-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share