Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 03-02-2019] Gần đây tôi nhìn thấy trong đồng tu tồn tại một số hiện tượng trộm Pháp và không kính Sư kính Pháp. Điều này khiến tôi cảnh giác, đồng thời tôi cũng tìm thấy bản thân mình vẫn tồn tại một số vấn đề về phương diện kính Sư kính Pháp. Tôi viết ra đây hy vọng có thể nhắc nhở các đồng tu còn tồn tại những tình huống tương tự về phương diện này, nhưng chưa ý thức ra, nhanh chóng quy chính lại, thực sự làm được kính Sư kính Pháp.

Dùng Pháp đặt tên cho cửa tiệm của mình

Một đồng tu mở tiệm cắt tóc đã dùng câu từ trong kinh văn của Sư phụ để đặt tên cho cửa tiệm, hơn nữa tên này còn được dùng suốt vài năm. Tên cửa tiệm của cô do hai vợ chồng đồng tu khác đặt cho. Rất nhiều đồng tu đến chỗ cô, mọi người đều không ý thức ra được tính nghiêm trọng của hành vi trộm Pháp và không kính Sư không kính Pháp.

Dùng Pháp đặt tên nickname của mình trên mạng internet

Có đồng tu dùng ba chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” đặt tên cho mình trên mạng internet, tất nhiên là dùng ký tự tiếng Anh “zsr”, khi cài đặt mạng internet cho đồng tu khác họ cũng dùng chữ “zsr”. Dùng Đại Pháp của vũ trụ đặt tên cho mình trên mạng internet, cũng là trộm Pháp và bất kính với Sư phụ, với Pháp một cách nghiêm trọng.

Mang Pháp Luân trong tác phẩm của bản thân

Có đồng tu tự chọn vài bức tranh thêu chữ thập rất đẹp, đồng thời cũng thêu thêm cả Pháp Luân lên trên đó. Kỳ thực đây cũng là hành vi trộm Pháp mà bản thân không ý thức được.

Không thể bình luận về Sư phụ và định nghĩa về Sư phụ

Tôi còn đọc được một số bài chia sẻ, bình luận về Sư phụ về Pháp và đưa ra định nghĩa về Sư phụ. Khi sử dụng nhạc luyện công mới, rất nhiều đồng tu đã nói về cảm nhận bản thân mình. Trong đó có bài chia sẻ đề cập đến âm thanh vang vọng của Sư phụ, nhạc luyện công mới cũng ngắn gọn, v.v. Cá nhân tôi cho rằng, là đệ tử chúng ta không nên tùy tiện bình luận về Sư phụ, như vậy cũng là bất kính với Sư, với Pháp. Chúng ta chỉ có thể nói về cảm nhận của mình khi luyện công. Có bài chia sẻ còn đề cập đến biện pháp cuối cùng mà Sư phụ sử dụng: Xẻo thịt máu rơi. Cách nói này cũng rất không nghiêm túc. Năng lực và Pháp lực của Sư phụ, uy đức của Sư phụ, không phải người làm đệ tử chúng ta có thể biết được, sao lại có thể định nghĩa về cách làm cuối cùng của Sư phụ như vậy được đây?

Quan nghiệp bệnh trường kỳ không qua khỏi hoặc lìa đời của một số đồng tu cũng có liên quan tới việc không kính Sư, kính Pháp.

Một nữ đồng tu cao tuổi rất kiên định với Pháp, hơn nữa bà còn dành một phòng cho mọi người học Pháp, bà cũng không quản ngại mưa gió giảng chân tướng cứu người. Vì bị tà ác nhiều lần lục soát nhà, nên trong tâm sinh ra sợ hãi, bà không dám để sách Đại Pháp trong phòng học Pháp, mà cất hết trong phòng ngủ của mình, mà còn đặt dưới chân bà; tài liệu và đĩa giảng chân tướng v.v. đều đặt dưới chân. Đồng tu đã nhiều lần chỉ ra cho bà, bà ấy không chỉ không cảnh giác, ngược lại còn ngụy biện rằng mình đặt ở trên cao. Đồng tu cao tuổi này thường xuyên đau lưng, đau chân, cuối cùng bà còn không bước xuống lầu được. Sau khi bà qua đời, đồng tu đến thu dọn đồ đạc của bà thì phát hiện ra rằng bà đem những đồ và bùa hộ mệnh của Đại Pháp, v.v. để lẫn lộn trong các đồ vật khác.

Một đồng tu khác chân thường bị đau, đồng tu đến nhà anh ấy, phát hiện rằng anh đem sách Đại Pháp cất trong tủ đầu giường, tủ đầu giường lại thấp hơn giường. Đồng tu chỉ cho anh ấy rằng như vậy là không kính Sư, kính Pháp. Anh vẫn ngụy biện rằng nhà không có chỗ để.

Có đồng tu sau khi đọc sách Đại Pháp xong, tùy tiện úp sách Đại Pháp lên giường, lên ghế sofa, lên bàn trà. Cũng có đồng tu cao tuổi, đọc sách xong liền đặt mắt kính lên sách Đại Pháp. Một số đồng tu nhà cửa dọn dẹp sạch đẹp, đồ đạc của người thường đều có chỗ đặt, nhưng sách Đại Pháp đặt ở nơi chẳng ra sao, hoặc không có nơi cất giữ.

Đều là đệ tử Đại Pháp lâu năm, bản thân mình nên đối đãi với Pháp như thế nào, đối đãi với sự từ bi của Sư phụ như thế nào, thực sự nên suy nghĩ sâu hơn, nên tỉnh táo hơn.

Trên đây là một số hiện tượng về trộm Pháp và không kính Sư, kính Pháp mà chúng tôi nhìn thấy. Những chỗ sai lệch mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/3/381673.html

Đăng ngày 07-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share