Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-01-2019]
Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã giảng,
“…ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu”(Tồn tại vì ai?- Tinh tấn yếu chỉ)
Trong ba tình huống dưới đây, quan niệm hậu thiên và tâm chấp trước dễ bị dẫn động và biểu hiện.
1. Học Pháp
Sư phụ nhiều lần yêu cầu chúng ta học Pháp phải chú tâm, tư tưởng không được suy nghĩ lung tung.
Khi học Pháp, những tư tưởng phản ánh ra bất cứ dự định nào khiến tư tưởng chúng ta chạy lung tung đều không phải là chúng ta, đều phải lập tức bài xích nó, vứt bỏ nó. Nó chính là quan niệm, nó chính là tâm chấp trước, tuyệt không thể để nó diễn hóa, bất kể nhìn nó có vẻ “mỹ diệu” biết bao nhiêu, “giải quyết” vấn đề trong người thường được bao nhiêu. Lập tức thanh lý tư tưởng, tập trung tinh lực học Pháp, chính là đang bài xích nó. Có khi đang ở trong ma nạn, khi đọc thầm khó tập trung tinh lực, chúng ta có thể đọc Pháp lớn tiếng lên.
Cố gắng “kiến tạo” môi trường học Pháp tốt cho bản thân. Sư phụ có một bức tranh trong “Hồng Ngâm III” bản giản thể, bài “Càn Khôn tái tạo”: dưới ánh đèn như quả trứng, người tu một tay cầm sách, một tay bưng đèn, nhìn thấy trong tầm mắt toàn là kinh văn. Đây chính là môi trường học Pháp tốt nhất. Hiện nay đã rất khó có môi trường như thế này, nhưng bức tranh cũng đủ gợi ý cho chúng ta, chẳng hạn như: ngồi trước bàn, đưa tay dựa nhẹ vào má, chắn ánh sáng từ bên ngoài, như thế cũng có thể đạt được trong tầm mắt toàn là kinh văn.
2. Luyện tĩnh công
Sư tôn trong giảng Pháp thời kỳ đầu đã nhiều lần giảng, khi luyện tĩnh công, tư tưởng mà không tĩnh xuống được ấy không phải là chúng ta. Đặc biệt là nhập tĩnh khi luyện bộ công pháp thứ năm, cái tư tưởng làm chúng ta không tĩnh xuống được ấy không phải bản thân chúng ta.
Khi tập trung vào nghe nhạc luyện công, kỳ thực chính là chúng ta cũng đang thanh lý những ý niệm bất hảo từ bên ngoài.
Sư phụ giảng,
“Ông là trụ trì ở chùa, bề bộn các việc, nhưng hễ ông ngồi xuống đả toạ thì là cắt đứt khỏi chúng, bảo đảm là không nghĩ, đó cũng là công.” (Pháp Luân Công)
3. Xung đột mâu thuẫn
Sư tôn yêu cầu chúng ta, trong bất kể tình huống nào cũng đều phải giữ vững tâm tính, đặc biệt là trong xung đột mâu thuẫn, nhất định sẽ động chạm đến tâm chấp trước và quan niệm hậu thiên. Chúng ta có thể giữ vững tâm tính mới có thể đề cao tâm tính và chuyển hóa nghiệp lực.
Sư phụ đã chỉ rõ,
“Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)
Chúng ta cũng phải chú ý tu thiện và nghĩ đến người khác trước. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần bảo trì tâm thanh tĩnh và không cho phép tất cả những quan niệm hậu thiên thao túng ý nghĩ và phóng đại những ý nghĩ của chúng ta.
Sư phụ giảng,
“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa!” (Phật tính vô lậu – Tinh tấn yếu chỉ)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/9/380180.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/30/174814.html
Đăng ngày 28-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.