Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng,

“Thần mà nhìn, thì trong dòng chảy cuồn cuộn ấy, ai có thể không góp sóng theo dòng, ai có thể đứng vững bất động, thì người ấy đã là rất giỏi rồi! Không bị dẫn động, người ấy quá xuất sắc rồi! Nhưng đệ tử Đại Pháp ấy, không chỉ không bị dẫn động theo, mà còn ngược dòng mà lên! ” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Sư phụ giảng không chỉ cho đệ tử Đại Pháp hải ngoại mà còn cho cả đệ tử tại Đại Lục. Có Sư phụ và có Pháp trong tâm, đệ tử Đại Pháp có thể chống lại cám dỗ, bảo trì tâm thái thuần tịnh trong một môi trường đã bại hoại. Uy lực của Sư phụ và Đại Pháp đã đưa gần 100 triệu đệ tử Đại Pháp đến thế giới này và vô lượng vũ trụ và chúng sinh sẽ được cứu.

Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục đối diện với cuộc bức hại do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động, với vô số cám dỗ vật chất, với đạo đức xã hội suy đồi và trượt dốc mỗi ngày. Nhưng họ vẫn tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Họ chống lại và loại bỏ những cám dỗ vật chất, liên tục bài trừ những cạm bẫy, tu luyện tinh tấn và trợ giúp Sư phụ cứu người.

Tại Bắc Kinh, cám dỗ, cạm bẫy và sự hủ bại là mạnh mẽ và sâu sắc hơn những nơi khác ở Trung Quốc. Tôi sẽ kể lại những sự việc mà tôi đã trải qua.

Chống lại cám dỗ ra nước ngoài định cư

Viễn cảnh ra nước ngoài định cư trong nhiều năm qua là một cám dỗ lớn với người Trung Quốc. Đủ loại hoàn cảnh, truy cầu và nhân tâm đã đẩy mọi người bất kể giàu nghèo – đi ra nước ngoài định cư hễ khi họ có cơ hội.

Tôi cũng đã có mong muốn đi ra nước ngoài nhằm thoát khỏi môi trường phức tạp này và để cho bản thân được giải tỏa. Người con đang sống ở nước ngoài liên tục giục tôi sang định cư. Con tôi khá giàu có và sống trong một biệt thự ba tầng có sân rộng, hai chiếc ô tô và một căn nhà di dộng. Tôi được cháu dành hẳn cho tầng một của ngôi nhà để sinh hoạt.

Tôi đã bình tĩnh cân nhắc kỹ càng lời đề nghị này và quyết định không đi vì những lý do sau:

Tôi không hiểu ngôn ngữ ở đó, cũng không biết lái xe. Con tôi lại sống quá xa trung tâm. Ở đó cũng không có điểm du lịch, và vì thế ở đó cũng hiếm gặp người Trung Quốc.

Sống với gia đình con tôi, tôi có thể tận hưởng cuộc sống, luyện công và học Pháp ở nhà. Nhưng với sự tách biệt như thế, tôi có thể sẽ không thể tham gia vào một nhóm những người tu luyện và chứng thực Pháp cũng như không thể cứu được người Trung Quốc. Thệ ước của tôi sẽ không được hoàn thành.

Vì thế, tôi đã từ chối lời mời với lý do rằng tôi đã lớn tuổi và khó có thể thích nghi với lối sống mới. Con tôi không thích lời từ chối này, và bạn bè họ hàng thì không hiểu được phản ứng của tôi. Thậm chí những học viên còn nói tôi ngốc nghếch, nhưng tôi cũng không muốn giải thích. Tôi hiểu được tôi đang sống vì điều gì, vậy là đủ.

Chống lại sự hấp dẫn của những chuyến du lịch

Xu hướng đi du lịch trong nước Trung Quốc cũng như ra nước ngoài đang tăng nhanh ngoài mức tưởng tượng. Hàng xóm, đồng nghiệp và họ hàng của tôi tất cả đều kể về những chuyến du lịch của họ một cách rất tự hào.

Ngược lại, tôi chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài. Từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, tôi thậm chí cũng không đi du lịch trong nước. Không phải là chúng tôi thiếu thốn về phương diện tài chính; mười năm trước, chồng tôi đã tiết kiệm được 150 nghìn tệ chỉ để dành cho việc du lịch. Gia đình con tôi thì khuyến khích tôi đi du lịch với chi phí do chúng trang trải. Tôi từ chối.

Thông qua học Pháp, tôi biết được tôi đang ở đây là vì điều gì. Cho dù thế giới nhân loại có tốt đẹp đến đâu đi nữa cũng không thể sánh bằng thiên thượng. Sư phụ đã gánh chịu cho những đệ tử của Ngài và chúng sinh, vậy mà những đệ tử ấy lại dành thời gian trong đời để đi du lịch. Chỉ nghĩ đến đây thôi tôi đã thấy lo lắng.

Dĩ nhiên là nếu học viên nhân chuyến du lịch mà chứng thực Pháp và thức tỉnh mọi người, đó là một câu chuyện khác. Tôi không thể chịu được việc phung phí thời gian được kéo dài bởi sự gánh chịu to lớn của Sư phụ. Thời gian được kéo dài ra là dành cho đệ tử của Ngài tu luyện tinh tấn và cứu độ chúng sinh.

Hơn nữa, ĐCSTQ đã theo dõi thẻ căn cước của đệ tử Đại Pháp nếu thẻ được kết nối với một số ứng dụng trên điện thoại và mạng Internet, sẽ phát sinh vấn đề về an toàn. Những trường hợp bức hại do nguyên nhân như vậy đã được báo cáo trên Minh Huệ Net. Khi học viên bị bức hại trong lúc đi vui chơi du lịch, đó là một tổn thất lớn. Lãng phí nguồn tài chính có hạn của chúng ta vào việc du lịch để cho tà đảng ĐCSTQ thu lợi không phải là điều đúng đắn.

Chống lại chấp trước vào đồ ăn

Trong lịch sử, nếu ai đó có thể ăn thịt gà, cá hoặc thịt và nhấm nháp một ít rượu hoặc hút thuốc lá, họ được xem là người có phúc được ăn uống. Với các lựa chọn thực phẩm hiện có sẵn, nhiều người Trung Quốc trung lưu, bao gồm cả chồng của tôi, đã hình thành thói quen ăn vặt bất cứ khi nào họ muốn.

Người tu luyện phải cắt đứt mọi chấp trước vào đồ ăn ngon. Tôi không hề có chấp trước này. Tôi hiếm khi ăn đồ ăn vặt. Mà tôi không có thời gian để ăn vặt. Tôi đã tránh xa thuốc lá, rượu và thịt, và tôi cũng không ăn hành, gừng và tỏi.

Một ngày tôi ăn ba bữa ăn đạm bạc. Nếu chồng tôi muốn ăn thứ gì đó, tôi sẽ ra ngoài mua về. Khi con chúng tôi về thăm, chúng tôi ra nhà hàng ăn uống và trò chuyện. Khi kết thúc thì ai về nhà nấy.

Chống lại cuộc sống xa hoa

Tôi đã không mua sắm quần áo giày dép mới trong nhiều năm qua. Tôi chỉ mặc mấy bộ đồ lỗi mốt mà con tôi để lại. Tôi phân chúng thành hai loại: đồ mặc đi ra ngoài và đồ mặc ở nhà. Tôi không bao giờ dùng mỹ phẩm. Khi rửa mặt, tôi chỉ rửa bằng nước và không dùng xà phòng. Tôi đã sống như thế này trong hơn 20 năm nay.

Những sản phẩm dưỡng da đắt tiền mà con tôi gửi tặng – tôi chưa bao giờ dùng đến, tôi vứt chúng đi. Vậy mà da mặt tôi vẫn trắng sáng và sạch sẽ hầu như không có nếp nhăn. Vì tôi tu luyện Đại Pháp, là môn tu luyện cả tâm lẫn thân, tôi trông trẻ hơn tuổi thật của mình.

Phần lớn quần áo giày dép mà con tôi để lại cho tôi đều còn mới, và có một số chưa bao giờ mặc đến. Mỗi hai ba năm chúng lại làm mới tủ quần áo một lần. Đa số giới trẻ hiện giờ đều làm như thế. Phung phí, với tôi, gần như là có tội.

Tôi hỏi xin con tôi những thứ mà chúng không muốn dùng đến và biến nhà tôi thành trung tâm chứa đồ cũ. Tôi đem những thứ này cho những học viên có tài chính hạn hẹp và những người nông dân mà tôi đã giảng chân tướng.

Con tôi thường bảo tôi cùng đi mua sắm ở siêu thị và trung tâm thương mại với chúng để sắm sửa cho tôi. Tôi chưa bao giờ đồng ý với những đề nghị như vậy nhằm mục đích tiết kiệm tiền cho các con. Tôi cũng không quan tâm đến thời trang cho người lớn tuổi hoặc thời trang hiện đại.

Có lần một đứa con của tôi đã lừa tôi bước vào một khách sạn năm sao để tận hưởng những dịch vụ đắt đỏ tại đó. Khách sạn này rất nổi tiếng và phục vụ mọi thứ cho giới nhà giàu. Thậm chí là người ngoài cuộc, chứng kiến cảnh tượng tiêu xài vô tội vạ, tôi cảm giác như thể tôi đang phạm tội. Tôi đã nghe nói rằng những người giàu có hoặc những ngôi sao tiêu xài hàng chục nghìn tệ một ngày ở đó. Tôi đã từng tự hỏi rằng làm cách nào mà họ có thể tiêu tiền nhiều như thế. Hôm đến khách sạn ấy, tôi đã hiểu.

Tôi từ chối sử dụng những dịch vụ đặc biệt của khách sạn mà nằm trên ghế dài nhẩm Pháp. Nhưng tôi cảm thấy nhẩm Pháp ở một nơi dơ bẩn như thế là xúc phạm đến Đại Pháp, nên tôi ngừng lại và định ngủ một lát.

Người con đã đưa tôi tới đây đi đến và dẫn tôi ra ngoài ăn. Nhìn thấy bộ dạng của tôi cháu hối hận vì đã đưa tôi đến đó để “tận hưởng cuộc sống”. Cháu nói rằng cháu sẽ không đưa tôi đến những nơi như vậy nữa. Đây là điều mà tôi muốn nghe.

Chống lại sự cám dỗ về tiền bạc

Mọi người đã nói, “Tại Trung Quốc Đại lục, ngoại trừ không khí ô nhiễm, tất cả mọi thứ đều quy ra tiền.” Người dân Trung Quốc Đại lục đã biến mong ước kiếm tiền thành hành động: tâm trí của họ bị tiền xâm chiếm, hy vọng phát tài sau một đêm mà không xem xét đến hậu quả về đạo đức.

Tôi có thể chống lại cám dỗ về tiền – nó là một trong những lợi ích mà tôi có được từ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Sư phụ giảng cho chúng ta,

Hán Việt:

“Nhân gian tái hảo dã tỉ bất liễu thiên đường” (Hồng Ngâm IV – Cơ Nhân Tỉnh)

Tạm dịch:

“Thế gian con người có tốt đẹp đến thế nào đi nữa cũng không sánh được với Thiên đường” (Hồng Ngâm IV – Có bao nhiêu người tỉnh ngộ)

“Chấp trước vào tiền, sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp, uổng phí trăm năm đời người chứ không tu Phật.” (Người tu cần tránh – Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi đã có cơ hội kiếm tiền, nhưng tôi đã từ bỏ chúng. Vì tôi là người tu luyện, tôi không muốn đổi đức thành tiền, tôi cần có đức để chuyển hóa thành công. Sư phụ đã ban cho tôi đủ tiền để sống, do đó tôi không nên phung phí thời gian vào việc kiếm nhiều tiền hơn.

Ngày nay những người Trung Quốc trung lưu thì tính toán với người khác và hoang phí với chính mình. Nếu anh ta lợi dụng được người khác, anh ta sẽ cảm thấy vui mừng. Tôi thì ngược lại. Tôi nghiêm khắc ước chế bản thân nhưng đối đãi với người khác một cách rộng lượng. Tôi sẽ giúp đỡ bất kỳ ai gặp khó khăn.

Để sản xuất tài liệu giảng chân tướng và lịch để bàn, tôi có thể tiêu hàng nghìn tệ hay hàng chục nghìn tệ trong thoáng chốc. Khi những học viên, họ hàng hay bạn bè đến thăm tôi, tôi tiếp đón họ nồng nhiệt nhất.

Lúc ở nhà một mình, tôi chỉ ăn một bát cháo rau củ thừa để tiết kiệm thời gian. Thỉnh thoảng tôi ăn một bát mì ăn liền hoặc một bát súp bột, với tôi như thế là quá tốt. Là do tôi biết rằng tu luyện Đại Pháp có thể bổ sung những gì khiếm khuyết, vì thế cá nhân ấy không cần phải làm gì để bổ sung thêm. Tôi sẽ tu bỏ tự ngã thành vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, đạt đến tiêu chuẩn của những bậc giác giả.

Từ Pháp lý, tôi dần thể ngộ rằng xã hội nhân loại vận hành dựa trên những mối quan hệ nhân duyên – mọi thứ được cân bằng bởi nguyên lý được và mất. Một người tu luyện phải thuận theo tự nhiên. Người thường thì coi trọng tài sản, nhưng chúng ta trân quý những mối quan hệ tiền duyên nhằm mục đích cứu được nhiều người hơn. Nguyên lý tu luyện của đệ tử Đại Pháp theo Chân –Thiện – Nhẫn nên được tuân thủ trong mỗi từng phương diện của đời sống xã hội chúng ta và trong tu luyện thời kỳ Chính Pháp.

Các đồng tu thân mến, xin chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp với Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/38/371929.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/28/171683.html

Đăng ngày 10-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share