Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-5-2018] Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 5 năm 1996. Trong hơn 20 năm trên con đường tu luyện, tôi đã trải qua nhiều thăng trầm và Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã luôn ở bên tôi bất cứ khi nào tôi cần. Không cách nào có thể bày tỏ được hết cảm ân của tôi đối với Sư phụ.

Tôi đã luôn sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhờ vậy mà nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người.

Nhà thầu cửa sổ thép: Người tu luyện không nhận quà

Trước khi đắc Pháp, tôi từng công tác tại phòng tổ chức của Cục Nông nghiệp. Năm 1997, tôi được điều đi làm công tác của thường vụ cục trưởng. Sau đó, vào mùa xuân năm 1998, tôi được bổ nhiệm làm tổ trưởng lãnh đạo nhóm xây dựng nhà ở. Công việc của tôi là giám sát các hợp đồng và phân bổ kinh phí cho dự án xây dựng tòa nhà đa dụng. Trưởng bộ phận công khai tuyên bố rằng ông rất tin tưởng tôi trong việc quản lý dự án vì tôi là người tu luyện có các tiêu chuẩn đạo đức cao và luôn coi trọng quyền lợi của mọi người.

Ông Trương, nhà thầu cửa sổ thép đã hỏi địa chỉ nhà tôi qua ông Trần, một đồng nghiệp của tôi. Ông Trần nói: “Đừng lãng phí thời gian – ông ấy sẽ không nhận quà biếu đâu.”

Ông Trương trả lời rằng ông ấy muốn cảm ơn tôi vì đã dành cho ông ấy một hợp đồng lớn. Để đảm bảo rằng ông Trương hiểu thông điệp, ông Trần nói: “Ông ấy là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông ấy không nhận quà của bất cứ ai đâu.” Ông Trương không tin điều này và nói: “Tôi không tin. Tôi chưa bao giờ thấy ai từ chối quà.”

Khi ông Trương đến thăm tôi, ông đưa cho tôi một phong bì đầy tiền. Ông đặt phong bì lên bàn và nói: “Tôi thay mặt quản lý nhà máy đến cảm ơn ông vì bản hợp đồng.”

Tôi đẩy tay ông ra và bỏ tiền lại vào túi ông trước khi ông rời nhà tôi. Tôi nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ của chúng tôi dạy chúng tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Các học viên luôn nghĩ đến lợi ích của người khác trước. Tôi không nhận quà. Ông kiếm được tiền cũng không dễ. Hãy cất khoản tiền mà ông khó khăn mới kiếm được đi.”

Ông Trương năn nỉ: “Nếu ông không nhận, tôi không thể báo cáo lại cho quản lý của tôi.”

Để giảm bớt căng thẳng, tôi gợi ý ông sử dụng số tiền này để cải thiện chất lượng vật tư cho dự án.

Ông Trương nói: “Quả thật, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không nhận quà! Tôi chưa từng gặp bất cứ ai giống ông!”

Tuy nhiên, ông Trương không bằng lòng và tìm cách tiếp cận vợ tôi. Bà ấy cũng từ chối, vì bà cũng là một học viên. Cuối cùng, ông đã mời hai vợ chồng tôi cùng ăn tối, và chúng tôi đã đồng ý.

Khi ông Trương chuẩn bị thanh toán hóa đơn, ông được thông báo rằng hóa đơn đã được thanh toán rồi. Tôi đã rời bàn trước một phút và thanh toán.

Chủ nhiệm văn phòng: Những học viên Pháp Luân Đại Pháp không tham ô tiền công quỹ dù chỉ một hào

Tôi chịu trách nhiệm quản lý công việc tài vụ của đơn vị. Tôi duyệt và ký tất cả các hóa đơn chi phí cho bộ phận mình. Người thân, bạn bè và đồng nghiệp của tôi bao gồm cả các lãnh đạo luôn nghĩ rằng việc tôi mời họ đi ăn một bữa dễ như trở bàn tay. Cho nên họ thường đến văn phòng của tôi ngồi một chút, chờ tôi mời họ đi ăn nhà hàng, ăn xong tôi ký tên thanh toán là chuyện đương nhiên.

Một ngày, bí thư xã, nơi tôi từng làm việc, đến thăm văn phòng của tôi cùng một nhóm người lúc gần trưa và muốn tôi thanh toán bữa trưa cho họ. Tôi dẫn họ đi ăn và lấy tiền túi của mình để trả. Bí thư xã hỏi chủ nhiệm văn phòng của tôi tại sao tôi không lấy hóa đơn. Chủ nhiệm văn phòng nói: “Không cần hóa đơn. Trưởng phòng của chúng tôi luôn trả bằng tiền của ông ấy. Ông ấy không bao giờ lợi dụng vị trí của mình và sẽ không dùng tiền công quỹ để thanh toán.”

Sau khi dự án xây dựng hoàn thành, nhà thầu thường lát gạch sàn cho các căn hộ của mấy vị lãnh đạo. Tôi đã tính tổng chi phí cho đơn vị của mình là khoảng 2.800 nhân dân tệ. Do đó tôi đã bù lại cho ông ta 3.000 nhân dân tệ.

Vài ngày sau, nhà thầu xây dựng đến thăm văn phòng của tôi. Ông nói: “Tôi chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình. Học viên Pháp Luân Đại Pháp không nhận quà tặng. Thậm chí, ông thậm chí còn trả thêm cho tôi 200 nhân dân tệ. Tôi có thể nói gì đây! Đất nước chúng ta sẽ tốt hơn nhiều nếu mọi lãnh đạo đều như ông.”

Bộ phận của tôi có ngân sách hơn 100.000 nhân dân tệ cho giải trí và tiếp đón khách mỗi năm. Để giữ mối quan hệ tốt với chúng tôi, chủ khách sạn luôn bổ sung thêm khoản chi vào hóa đơn như thông lệ, nhưng tôi chỉ yêu cầu thanh toán số tiền thực tế chúng tôi đã chi trả.

Tôi cũng từ chối tất cả những món quà mà đồng nghiệp tặng trong những dịp lễ. Là đệ tử Đại Pháp, tôi phải sống theo các nguyên lý của Đại Pháp.

Trưởng phòng công an: Ông mới thực sự là một người tốt

Tháng 6 năm 2000, tôi bị giam tại Trại tạm giam số 1 của huyện vì đức tin của mình. Một ngày nọ, trưởng phòng hành chính của phòng công an đưa tôi đến văn phòng của ông. Ông nói: “Ông hãy nghe tôi! Bí thư huyện ủy, Phòng 610, phòng công an và các lãnh đạo ban ngành liên quan đã quyết định tiến hành điều tra các công tác của ông trước đây. Nếu tìm được bất kỳ vi phạm nào, ông sẽ bị phạt nặng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc và gia đình ông. Nếu ông hứa không tu luyện nữa, ông có thể về nhà và tôi có thể bảo đảm cho ông.”

Tôi nói: “Tôi chưa bao giờ làm bất cứ điều gì phi pháp.” Cuối cùng, ông lắc đầu và đưa tôi trở lại trại tạm giam.

Vài ngày sau, một cán bộ từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật đã đến trung tâm giam giữ để xác minh với tôi một phiếu chi có mệnh giá 3.000 nhân dân tệ mà tôi từng ký. Tôi nói rằng tôi đã xử lý nó theo yêu cầu của ủy ban huyện. Số tiền dùng để chi trả cho các hoạt động của tòa án.

Cuối cùng, tòa án đã làm minh bạch mọi chuyện. Sau đó, cựu chánh án tòa án gọi cho tôi và nói: “Người anh em, tôi đã xác minh số tiền ông đã chi trả và có cán bộ xác minh thanh toán. Nhưng tôi không thể đưa ông ra khỏi trại giam vì ông tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông hãy bảo trọng.”

Khoảng hai tuần sau, trưởng phòng hành chính lại gọi tôi vào văn phòng của ông. Ông ta đưa cho tôi một ly nước và nói: “Sau khi điều tra, chúng tôi thấy rằng ông không vi phạm bất kỳ điều luật nào ở bất kỳ vị trí nào mà ông nắm giữ. Ông không đi đến những nơi ăn chơi giải trí như những người khác. Chỉ có học viên Pháp Luân Đại Pháp các ông mới làm được điều này. Ông thực sự là một người tốt!“

Cục trưởng nói: Tặng cho mỗi người một cuốn Chuyển Pháp Luân

Tôi luôn đọc sách Chuyển Pháp Luân trong lúc rảnh rỗi tại nơi làm việc, đồng thời tạo một môi trường làm việc thoải mái và yên tĩnh cho mọi người. Tôi cũng thay lãnh đạo gánh vác một số trách nhiệm và giúp mọi người giải quyết các vấn đề.

Một buổi sáng, tôi nghe thấy tiếng ồn lớn bên ngoài văn phòng. Vị bí thư tại đơn vị đang làm ầm lên vì lãnh đạo của tôi từ chối nhận người thân của ông vào làm việc trong bộ phận chúng tôi. Tôi nói với ông ấy: “Hãy vào văn phòng của tôi nói chuyện.”

Ông ấy không chỉ chỉ trích trưởng phòng mà còn quát vào mặt và ném sách báo vào đầu tôi. Ông còn đập vỡ cả thùng rác và cửa văn phòng. Nhưng tôi vẫn bình tĩnh. Cuối cùng, mọi người kéo ông ấy ra khỏi văn phòng tôi.

Ông quay trở lại xin lỗi vào buổi chiều vì tôi vốn chẳng liên quan gì đến vụ việc ban đầu. Ông hỏi: “Sao ông không tức giận? Ông thậm chí còn mỉm cười khi tôi mắng ông. Ông đang coi thường tôi phải không? Và tại sao ông không cãi lại? Ông sợ tôi à?”

Tôi nói rằng tôi khỏe hơn ông ấy. Ông không bằng lòng và khăng khăng rằng chúng tôi phải thử vật tay – tất nhiên, ông ấy đã thua.

Ông nói: “Không giống như những người khác, các học viên Pháp Luân Đại Pháp không tranh đấu lại khi bị đánh hay sỉ nhục. Thật tuyệt vời!”

Cục trưởng đánh giá cao việc tôi đã can thiệp giúp giải quyết vấn đề cho ông ấy. Sau đó ông nói: “Tôi có thể mua cuốn Chuyển Pháp Luân ở đâu? Tôi muốn tặng cho tất cả mọi người trong bộ phận của chúng ta một cuốn.” Nhờ giúp đỡ của ông, tôi đã tặng được hơn sáu cuốn Chuyển Pháp Luân cho các đồng nghiệp. Sau đó, ông cũng trở thành một học viên Đại Pháp.

Nhân viên giám sát tại trung tâm giam giữ: Tôi phản đối việc bắt giữ một cán bộ tốt

Tháng 10 năm 1999, bí thư huyện ủy và những người ủng hộ ông ấy đã cho tôi tạm thôi công việc hành chính và đưa tôi đến trại tạm giam số 1 của quận. Vào buổi sáng ngày thứ hai ở đó, nhân viên giám sát từ Viện kiểm sát huyện, người được chỉ định đến trại tạm giam, đã đến gặp tôi. Qua cửa sổ phòng giam, anh hỏi tôi: “Ai đã đưa ông đến đây và tại sao?”

Tôi trả lời: “Bí thư huyện.”

Nhân viên giám sát nói: “Ông nghe này, ông chỉ cần nói với họ rằng ông sẽ không tu luyện nữa. Một khi được thả, ông vẫn có thể tu luyện ở nhà.”

Tôi nói: “Không được. Học viên Đại Pháp không nói dối.”

Anh ấy bắt đầu mắng vị bí thư huyện: “Người này là cán bộ giỏi duy nhất trong huyện, vậy mà ông lại giam ông ấy ở đây. Ông ấy giải quyết mọi vấn đề mà người khác không làm được. Tôi sẽ đi tìm ông!”

Nhân viên giám sát trở lại vào buổi chiều. Anh nói rằng anh đã đi tìm gặp bí thư huyện nhưng không gặp được ông ấy. Sau đó, anh nói với các lính canh rằng tôi là một người tốt và họ không nên làm hại tôi.

Tôi đã bị giam giữ chín tháng, trong thời gian đó tôi không làm theo các quy tắc của nhà tù. Tôi vẫn luyện công và học Pháp mỗi ngày. Khi các lính canh than phiền, quản ngục nói rằng tôi chịu giám sát của Ủy ban huyện.

(Bài viết nhân dịp “Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới” 2018 trên Minh Huệ Net)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/8/365145.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/16/170425.html

Đăng ngày 11-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share