Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-4-2018] Trong bài “Đối thoại với Thời gian”, Sư phụ viết:

“Thần: Tôi thấy rằng với những ai không thể làm Thần thì không cần kéo dài đợi họ, thực ra họ chỉ có thể là con người.

Sư phụ: (tự nói với mình) Tại thế giới con người, họ quả thực mê quá sâu rồi, cuối cùng chỉ có thể là như vậy thôi, chính là e rằng cuối cùng ngay cả làm con người cũng không nổi!

Thần: Kỳ thực, có thể làm con người ở thế giới mới cũng là tốt lắm rồi, đem so sánh với vô số sinh mệnh cao tầng trong vũ trụ bị lịch sử đào thải mà nói, ấy là vô vàn may mắn đó.

Sư phụ: Tôi vẫn muốn đợi thêm nữa, xem xem khi những vật chất ở vi quan hơn mà phá hoại nhân loại bị thanh lý kiền tịnh rồi, thì lại xem xem sẽ như thế nào, rồi mới quyết định. Rốt cuộc thì họ cũng là đến để đắc Pháp.” (Đối thoại với Thời gian, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ viết bài kinh văn này vào ngày 3 tháng 7 năm 1997. Trong bài viết, vị Thần quản lý thời gian đã xin Sư phụ kết thúc sứ mệnh cứu độ của Ngài sớm hơn, không trì hoãn nữa. Tuy nhiên, Sư phụ tiếp tục trì hoãn để nhiều đệ tử hơn có thể trở về, nhiều sinh mệnh hơn nữa được cứu.

Thời gian mà Sư phụ kéo dài cho chúng ta tuyệt đối là để chúng ta tu luyện và cứu người. Điều đó cũng tương tự như việc Sư phụ kéo dài sinh mệnh cho các học viên lớn tuổi, đó là dành để họ tu luyện chứ không phải dành để hưởng thụ cuộc sống người thường. Họ phải sử dụng toàn bộ thời gian đó cho tu luyện. Nói cách khác, khoảng thời gian được kéo dài thêm này không thuộc về chúng ta mà nó là tài nguyên của Đại Pháp. Trân quý khoảng thời gian kéo dài thêm cũng là trân quý một nguồn tài nguyên của Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Sau [Pháp] hội hãy thuận tiện nhắn với những [ai] chưa tinh tấn rằng, các vị hết thời gian, thì các vị muốn làm sao đây?”

“Thời gian này cấp bách như vậy, những người tu chưa tốt thì sẽ làm sao? Có người còn có cơ hội, có người đã thậm chí ngay cả cơ hội cũng chẳng có; có người vẫn tới kịp, đối với một số người mà giảng thì chư vị chỉ có thể chạy [mới kịp]”

(Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tất cả chúng ta nên nhận thức được rằng thời gian hiện rất cấp bách. Một số học viên vẫn đang trong trạng thái không tốt và một số trong tình trạng tê liệt trong giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp. Những nhân tố tà ác còn sót lại của cựu thế lực đã bức hại nghiêm trọng các học viên thông qua nghiệp bệnh. Tất cả chúng ta nên phải trưởng thành hơn qua những bài học đó.

Mọi người đều cảm thấy thời gian đang trôi đi quá nhanh; một ngày trôi qua mà chưa làm được nhiều việc. Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều để kéo dài thời gian cho các học viên chúng ta. Nếu chiểu theo an bài của cựu thế lực, hẳn là Chính Pháp đã kết thúc rồi.

Trong tình huống đó, nhiều người có lẽ đã không còn trên thế giới này và con đường tu luyện của các học viên cũng kết thúc ngay ở đó. Khoảng thời gian được kéo dài thêm này không phải để cho chúng ta hưởng thụ mà là để chúng ta cứu nhiều người hơn nữa. Nếu lãng phí thời gian, chẳng phải chúng ta đang lãng phí tài nguyên Đại Pháp và phạm tội ác hay sao?

Một khoảng thời gian trước, tôi đã chia sẻ với một học viên về việc tu luyện. Anh ấy nói với tôi rằng anh không có thời gian ra ngoài cứu người vì quá bận rộn với công việc.

Tôi tin rằng thiếu thời gian không phải là vấn đề khó khăn đối với các học viên. Quan trọng là bạn có nhảy ra khỏi trạng thái của người thường hay không. Tôi làm việc cho một công ty thời trang đã bốn năm rưỡi. Tôi làm công việc quản lý và chỉ có 13 ngày nghỉ trong suốt bốn năm rưỡi ấy. Tôi dành 12 giờ một ngày cho công việc gồm cả thời gian đi lại, thậm chí đôi khi lên tới 14 giờ. Tuy như vậy, tôi vẫn có thời gian học Pháp và làm các việc Chính Pháp.

Năm ngoái, tôi làm việc cho một công ty của học viên. Mỗi ngày, học viên này thức dậy lúc 3 giờ 40 phút sáng và luyện năm bài công pháp; anh ấy phát chính niệm lúc 6 giờ. Anh đi xe máy ra khỏi nhà lúc 6 giờ 30 phút và mang theo tài liệu Đại Pháp để cứu người. Sau đó, anh đến công ty lúc 7 giờ 20 phút, ăn sáng và bắt đầu công việc lúc 8 giờ.

Thời gian không phải là vấn đề đối với mỗi từng học viên. Có 24 giờ đồng hồ một ngày, trừ ra bảy tiếng để ngủ và ăn uống, còn lại 17 tiếng đồng hồ. Ngoài công việc, liệu chúng ta đã dành tất cả thời gian còn lại cho tu luyện chưa?

Sư phụ giảng:

“Việc tu luyện chính là một việc lớn nhất trong vũ trụ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 1997)

Chúng ta đã đặt tu luyện lên hàng đầu chưa? Bận rộn không nhất định mâu thuẫn với tu luyện.

Đối với một học sinh phổ thông đang đối mặt với kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cậu ấy có thể được xem là học viên tinh tấn nếu mỗi ngày dành 30 phút để học Pháp. Tuy nhiên, đối với một người đã nghỉ hưu, nếu ông học ba bài giảng một ngày nhưng lại dùng thời gian còn lại để xem TV hoặc mua sắm, thì chính là đang lãng phí thời gian.

Sau nhiều năm tu luyện trong Chính Pháp, tất cả chúng ta nên minh bạch rằng mình cần nắm chặt thời gian. Chúng ta không nên tìm lý do để biện hộ cho chấp trước và sự lười biếng của mình. Việc đó sẽ tạo sơ hở để cựu thế lực lợi dụng.

Thời gian bây giờ thật vô cùng trân quý. Mặc dù Sư phụ đang liên tục kéo dài thời gian Chính Pháp, nhưng thời điểm kết thúc có thể sẽ đến bất cứ lúc nào. Chúng ta nên sử dụng toàn bộ thời gian Sư phụ cấp cho để tu luyện và làm việc Chính Pháp, không để Sư phụ phải thất vọng.

Trên đây là nhận thức của tôi trong quá trình tu luyện, có hữu hạn về tầng thứ, có điểm nào không đúng với Pháp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/4/363729.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/18/169411.html

Đăng ngày 14-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share